Lễ hội Hoa tam giác mạch - Sản phẩm sáng tạo của du lịch Hà Giang Lễ hội Hoa tam giác mạch - Sản phẩm sáng tạo của du lịch Hà Giang Từ một cây lương thực lâu đời của đồng bào vùng cao tỉnh Hà Giang, với sự sáng tạo của các cấp chính quyền, giờ đây hoa tam giác mạch đã trở thành cây trồng thế mạnh, là sản phẩm du lịch độc đáo làm nên thương hiệu du lịch Hà Giang. Lễ hội hoa tam giác mạch hàng năm cũng là sự kiện không thể bỏ lỡ trong hành trình của nhiều du khách khi đến với Hà Giang. Hoa tam giác mạch mỏng manh biến không gian hùng vĩ của núi rừng trở nên tinh khôi, quyến rũ (Ảnh: TITC) Hoa tam giác mạch - sức hút cao nguyên đá Hoa tam giác mạch gần gũi và gắn bó với đời sống của đồng bào các dân tộc vùng núi cao từ bao đời nay. Thời điểm cuối thu, đầu đông, khi những cơn gió heo may mang hơi lạnh tràn về là lúc hoa tam giác mạch vào độ đẹp nhất. Từng bông hoa mỏng manh, đượm hương núi rừng nổi bật trên nền cao nguyên đá đã trở thành một thắng cảnh du lịch, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng và chụp ảnh. Nhận thấy sức hút đặc biệt của loài hoa này, năm 2015, lần đầu tiên tỉnh Hà Giang tổ chức lễ hội hoa tam giác mạch và cho đến nay, sau 7 mùa hoa, lễ hội hoa tam giác mạch là sự kiện thường niên hấp dẫn, được biết đến là sản phẩm du lịch sáng tạo, đặc trưng của vùng cực Bắc Tổ quốc. Du khách thích thú check-in tại vườn hoa tam giác mạch (Ảnh: TITC) Để chuẩn bị cho sự kiện lễ hội hoa tam giác mạch diễn ra hàng năm, chính quyền địa phương thường xuyên vận động, hướng dẫn người dân gieo trồng hoa tam giác mạch, bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 10 để kịp thời điểm hoa nở từ tháng 10 - 12. Trong đó tháng 11 là khoảng thời gian hoa nở rộ nhất diễn ra vào đúng mùa lễ hội. Vào mùa lễ hội hoa tam giác mạch năm 2022, 4 huyện cao nguyên đá Đồng Văn (gồm Yên Minh, Quản Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc) đã trồng gần 400ha hoa tam giác mạch. Đồng Văn là địa điểm trồng nhiều hoa tam giác mạch nhất với 250ha. Nơi tập trung cánh đồng hoa tam giác mạch là dọc quốc lộ 4C và cung đường Phố Là, Phố Bảng, Phố Cáo, Sủng Là, Thài Phìn Tủng, Lũng Táo, Ma Lé, Lũng Cú. Ở nơi địa đầu tổ quốc, hoa tam giác mạch hiện hữu trên mọi nẻo đường, lấp ló bên hiên nhà, hoa mọc trên đồi, lưng chừng núi, uốn lượn quanh những con đèo và mang cả sức sống mãnh liệt lên những vách đá tai mèo hiểm trở. Hoa tam giác mạch mới chớm nở mang màu trắng hiền dịu, sau đó chuyển dần sang đỏ và tím thẫm trước khi tạo hạt. Dưới ánh nắng rực rỡ của mùa đông, những cánh hoa tam giác mạch mỏng manh bung nở kết từng chùm, biến không gian bao la, hùng vỹ của núi rừng trở nên quyến rũ, tinh khôi với sắc hoa từ hồng đến tím. Ảnh: TITC Du khách đến với cao nguyên đá Đồng Văn không chỉ được thưởng thức vẻ đẹp thuần khiết của hoa tam giác mạch mà còn được nếm thử mùi vị thơm ngon của các sản phẩm được chế biến từ hoa tam giác mạch như bánh, kẹo, cháo tam giác mạch… Đặc biệt, loại rượu nấu từ bột tam giác mạch đã trở thành đặc sản của vùng cao nguyên đá. Phục dựng, bảo tồn các hoạt động văn hóa, du lịch đặc sắc Cùng với sự kiện lễ hội hoa tam giác mạch, nhiều ngành, nghề thủ công, lễ hội truyền thống ở địa phương đã được phục dựng và mở rộng về quy mô tổ chức, trở thành sự kiện văn hóa, du lịch quan trọng. Trong bức tranh thiên nhiên thơ mộng của những vạt hoa tam giác mạch lưng chừng núi, du khách được hòa mình vào không gian văn hóa đa sắc màu của đồng bào các dân tộc nơi địa đầu tổ quốc, tham quan gian hàng sản phẩm văn hóa, nông sản, ẩm thực và dược liệu địa phương, quan sát các nghệ nhân chế tác vật dụng sinh hoạt và nhạc cụ truyền thống (huyện Đồng Văn)… Khám phá hang Lùng Khúy, làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn Nặm Đăm và tham gia Lễ hội dệt lanh xã Lùng Tám, Cán Tỷ (huyện Quản Bạ) hay Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô (huyện Mèo Vạc)… Du khách được hòa mình vào không gian văn hóa của đồng bào các dân tộc vùng núi Hà Giang (Ảnh: TITC) Đặc biệt, các hoạt động sôi động tại phố cổ Đồng Văn thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Du khách được trải nghiệm đi trên con đường hoa tại Phố cổ Đồng Văn, cùng người dân địa phương chơi các trò chơi dân gian, thi đấu các môn thể thao truyền thống và thưởng thức những món ăn độc đáo, đặc sắc của đồng bào dân tộc nơi đây. Tất cả bừng lên một sức sống, sức thu hút mãnh liệt với tất cả du khách trong và ngoài nước, dù ở đâu cũng mong muốn tìm về vùng cao nguyên đá miền biên ải. Hoa tam giác mạch là món quà thiên nhiên quý giá của vùng cao nguyên đá Hà Giang. Lễ hội hoa tam giác mạch đã trở thành sự kiện hàng năm không chỉ quảng bá, lan tỏa hình ảnh, thương hiệu du lịch Hà Giang còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nâng cao đời sống, sinh kế của bà con đồng bào các dân tộc trên địa bàn. Cuộc sống dung dị của bà con tại chợ Đồng Văn (Ảnh: TITC) Thạch Sơn Thần - địa điểm lý tưởng ngắm hoa tam giác mạch ở Hà Giang (Ảnh: TITC) Trung tâm Thông tin du lịch Từ một cây lương thực lâu đời của đồng bào vùng cao tỉnh Hà Giang, với sự sáng tạo của các cấp chính quyền, giờ đây hoa tam giác mạch đã trở thành cây trồng thế mạnh, là sản phẩm du lịch độc đáo làm nên thương hiệu du lịch Hà Giang. Lễ hội hoa tam giác mạch hàng năm cũng là sự kiện không thể bỏ lỡ trong hành trình của nhiều du khách khi đến với Hà Giang. Hoa tam giác mạch mỏng manh biến không gian hùng vĩ của núi rừng trở nên tinh khôi, quyến rũ (Ảnh: TITC)Hoa tam giác mạch - sức hút cao nguyên đáHoa tam giác mạch gần gũi và gắn bó với đời sống của đồng bào các dân tộc vùng núi cao từ bao đời nay. Thời điểm cuối thu, đầu đông, khi những cơn gió heo may mang hơi lạnh tràn về là lúc hoa tam giác mạch vào độ đẹp nhất. Từng bông hoa mỏng manh, đượm hương núi rừng nổi bật trên nền cao nguyên đá đã trở thành một thắng cảnh du lịch, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng và chụp ảnh.Nhận thấy sức hút đặc biệt của loài hoa này, năm 2015, lần đầu tiên tỉnh Hà Giang tổ chức lễ hội hoa tam giác mạch và cho đến nay, sau 7 mùa hoa, lễ hội hoa tam giác mạch là sự kiện thường niên hấp dẫn, được biết đến là sản phẩm du lịch sáng tạo, đặc trưng của vùng cực Bắc Tổ quốc. Du khách thích thú check-in tại vườn hoa tam giác mạch (Ảnh: TITC) Để chuẩn bị cho sự kiện lễ hội hoa tam giác mạch diễn ra hàng năm, chính quyền địa phương thường xuyên vận động, hướng dẫn người dân gieo trồng hoa tam giác mạch, bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 10 để kịp thời điểm hoa nở từ tháng 10 - 12. Trong đó tháng 11 là khoảng thời gian hoa nở rộ nhất diễn ra vào đúng mùa lễ hội.Vào mùa lễ hội hoa tam giác mạch năm 2022, 4 huyện cao nguyên đá Đồng Văn (gồm Yên Minh, Quản Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc) đã trồng gần 400ha hoa tam giác mạch. Đồng Văn là địa điểm trồng nhiều hoa tam giác mạch nhất với 250ha. Nơi tập trung cánh đồng hoa tam giác mạch là dọc quốc lộ 4C và cung đường Phố Là, Phố Bảng, Phố Cáo, Sủng Là, Thài Phìn Tủng, Lũng Táo, Ma Lé, Lũng Cú.Ở nơi địa đầu tổ quốc, hoa tam giác mạch hiện hữu trên mọi nẻo đường, lấp ló bên hiên nhà, hoa mọc trên đồi, lưng chừng núi, uốn lượn quanh những con đèo và mang cả sức sống mãnh liệt lên những vách đá tai mèo hiểm trở. Hoa tam giác mạch mới chớm nở mang màu trắng hiền dịu, sau đó chuyển dần sang đỏ và tím thẫm trước khi tạo hạt. Dưới ánh nắng rực rỡ của mùa đông, những cánh hoa tam giác mạch mỏng manh bung nở kết từng chùm, biến không gian bao la, hùng vỹ của núi rừng trở nên quyến rũ, tinh khôi với sắc hoa từ hồng đến tím. Ảnh: TITCDu khách đến với cao nguyên đá Đồng Văn không chỉ được thưởng thức vẻ đẹp thuần khiết của hoa tam giác mạch mà còn được nếm thử mùi vị thơm ngon của các sản phẩm được chế biến từ hoa tam giác mạch như bánh, kẹo, cháo tam giác mạch… Đặc biệt, loại rượu nấu từ bột tam giác mạch đã trở thành đặc sản của vùng cao nguyên đá.Phục dựng, bảo tồn các hoạt động văn hóa, du lịch đặc sắcCùng với sự kiện lễ hội hoa tam giác mạch, nhiều ngành, nghề thủ công, lễ hội truyền thống ở địa phương đã được phục dựng và mở rộng về quy mô tổ chức, trở thành sự kiện văn hóa, du lịch quan trọng.Trong bức tranh thiên nhiên thơ mộng của những vạt hoa tam giác mạch lưng chừng núi, du khách được hòa mình vào không gian văn hóa đa sắc màu của đồng bào các dân tộc nơi địa đầu tổ quốc, tham quan gian hàng sản phẩm văn hóa, nông sản, ẩm thực và dược liệu địa phương, quan sát các nghệ nhân chế tác vật dụng sinh hoạt và nhạc cụ truyền thống (huyện Đồng Văn)… Khám phá hang Lùng Khúy, làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn Nặm Đăm và tham gia Lễ hội dệt lanh xã Lùng Tám, Cán Tỷ (huyện Quản Bạ) hay Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô (huyện Mèo Vạc)… Du khách được hòa mình vào không gian văn hóa của đồng bào các dân tộc vùng núi Hà Giang (Ảnh: TITC) Đặc biệt, các hoạt động sôi động tại phố cổ Đồng Văn thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Du khách được trải nghiệm đi trên con đường hoa tại Phố cổ Đồng Văn, cùng người dân địa phương chơi các trò chơi dân gian, thi đấu các môn thể thao truyền thống và thưởng thức những món ăn độc đáo, đặc sắc của đồng bào dân tộc nơi đây. Tất cả bừng lên một sức sống, sức thu hút mãnh liệt với tất cả du khách trong và ngoài nước, dù ở đâu cũng mong muốn tìm về vùng cao nguyên đá miền biên ải.Hoa tam giác mạch là món quà thiên nhiên quý giá của vùng cao nguyên đá Hà Giang. Lễ hội hoa tam giác mạch đã trở thành sự kiện hàng năm không chỉ quảng bá, lan tỏa hình ảnh, thương hiệu du lịch Hà Giang còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nâng cao đời sống, sinh kế của bà con đồng bào các dân tộc trên địa bàn. Cuộc sống dung dị của bà con tại chợ Đồng Văn (Ảnh: TITC) Thạch Sơn Thần - địa điểm lý tưởng ngắm hoa tam giác mạch ở Hà Giang (Ảnh: TITC) Trung tâm Thông tin du lịch Trở về đầu trang Hà Giang Du lịch Hoa Tam giác mạch 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10