Lễ hội với phát triển kinh tế du lịch – Góc nhìn từ quốc tế Lễ hội với phát triển kinh tế du lịch – Góc nhìn từ quốc tế Cinet- Lễ hội là hoạt động văn hóa truyền thống tốt đẹp của mỗi dân tộc có hàng ngàn năm lịch sử. Lễ hội thể hiện lòng tri ân, uống nước nhớ nguồn, là dịp để ôn lại lịch sử và ghi nhận công đức của các bậc tiền nhân đã có công dựng nước, giữ nước và bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Lễ hội Carnival ở thành phố Rio De Janeiro, Brazil được đánh giá là lễ hội ấn tượng nhất với sự tham gia diễu hành của hàng triệu người trong điệu nhạc samba truyền thống. Ảnh: Carnaval.Rio Mang truyền thống đặc trưng của mỗi dân tộc, vùng miền, lễ hội phản ánh những nét đẹp văn hoá truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng, tính nhân văn riêng có. Đến với lễ hội ngoài việc tham dự phần lễ, thì phần hội cũng không kém phần đặc sắc và phong phú với sự tham gia của cộng đồng cùng các diễn xướng, trò chơi dân gian ... Vì vậy lễ hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng, chính trị, gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc trong mỗi người. Giá trị của lễ hội chính là giá trị cộng cảm và cộng mệnh. Ngày lễ hội là thời gian cư dân tụ họp để tưởng nhớ người có công với cộng đồng. Đây là sinh hoạt cộng đồng diễn ra long trọng, đem lại sự phấn chấn cho tất cả mọi người. Lễ hội cũng chính là một bảo tàng văn hóa nơi lưu giữ các giá trị văn hóa và các sinh hoạt văn hóa qua các thời kì lịch sử được tái hiện lại ở nhịp sống đương thời. Hiện nay, lễ hội đang được tổ chức với quy mô ngày càng lớn và nhiều lễ hội đã trở thành biểu tượng của một quốc gia. Chính điều đó khiến một thành phố ban đầu là bình thường có thể trở thành “thành phố lễ hội”. Nhìn ra thế giới, có thể kể đến thành phố Edmonton của Canada, mỗi năm nơi đây diễn ra tới 30 cuộc hội hè hoành tráng, sôi động với hàng triệu người tham gia. Lễ hội hóa trang Carnaval của các tín đồ Ky tô giáo luôn nổi tiếng toàn thế giới nhân dịp Mardi Gras (ngày thứ ba trước tuần chay). Và lễ hội Carnaval tại thành phố Rio De Janeiro, Brazil được đánh giá là lễ hội ấn tượng nhất với sự tham gia diễu hành của hàng triệu người trong điệu nhạc samba truyền thống đan xen các đoàn xe hoa rực rỡ và các nghệ sĩ hóa trang nghệ thuật...đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới. Sức hấp dẫn của các lễ hội đang trở thành tiềm năng lớn để các nhà kinh doanh du lịch quan tâm đầu tư và khai thác. Du lịch lễ hội trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng được ví như một mỏ vàng vẫn còn hoang sơ. Ở Việt Nam, mỗi năm có hơn 8000 lễ hội nhưng chưa được khai thác hiệu quả và thu hút mạnh mẽ khách du lịch. Hiện nay, du lịch lễ hội ở nhiều quốc gia trên thế giới đã có bước tiến mới và đem lại những lợi ích kinh tế không nhỏ. Có thể điểm qua một số lễ hội như: Lễ hội Carnival ở Rio de Janeiro (Brazil, gọi tắt là lễ hội Rio Carnival) lừng danh thế giới chính thức khai mạc vào ngày 9-2 hàng năm và mang lại doanh thu khoảng 1 tỷ USD với hơn 1,5 triệu khách du lịch về cho thành phố này. Lễ hội bia Oktoberfes nổi tiếng ở Munich kéo dài từ 16/9 đến 3/10 thu hút trung bình khoảng 6 triệu lượt khách tham dự để thưởng thức các loại bia tươi nổi tiếng và những món ăn đặc sản của Đức với doanh thu từ lễ hội này ước tính khoảng gần 8 tỷ USD. Tết cổ truyền Songkran tại Thái Lan. Ảnh: Phuket Ở khu vực Châu Á có lễ hội té nước trong dịp lễ Tết cổ truyền Songkran tại Thái Lan. Mặc dù vào một số năm, Thái Lan gặp hạn hán nhưng lễ té nước truyền thống vẫn được diễn ra bởi đây là cơ hội để người Thái xúc tiến phát triển du lịch. Tổng cục Du lịch Thái Lan cho biết, sự kiện này luôn thu hút khoảng 500.000 khách du lịch và đóng góp khoảng hơn 15 tỉ bath tương đương 427 triệu USD trong mỗi mùa lễ hội. Phải chăng tầm ảnh hưởng của các lễ hội đã đem lại những lợi ích không nhỏ về kinh tế và việc quảng bá điểm đến du lịch cho các Quốc gia có Lễ hội được chú ý. Các sự kiện lễ hội phần nào được coi là đòn bẩy phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm ( mang tính thời vụ) . Tuy nhiên không chỉ vì kinh tế được quan tâm mà bỏ qua những ảnh hưởng từ môi trường xã hội. Khi quản lý các lễ hội, cần phải chú trọng tới việc lập kế hoạch, tiếp thị để đảm bảo cho sự kiện thành công. Để lập được kế hoạch một cách hiệu quả, cần phải dựa vào những mục tiêu có tính khả thi. Nếu không đánh giá được kết quả lễ hội thì khó có thể đánh giá được thành công quản lý đạt được tới đâu. Nguồn nhân lực và lãnh đạo cũng rất quan trọng nếu muốn có được sự quản lý “lễ hội lấy khách hàng làm trọng tâm”. Ngoài ra, sự tâm huyết của những người tình nguyện cũng giúp các nhà quản lý có được đội ngũ làm việc hiệu quả. Kỹ năng của các cán bộ quản lý cũng cần được chú ý. Nguồn tài trợ, cơ chế kiểm soát tài chính và ngân sách, khả năng đàm phán, thuế, bảo hiểm, những vấn đề hành chính cũng đóng vai trò quan trọng trong cơ chế quản lý. Quản lý rủi ro, kỹ năng xác định, đánh giá và kiểm soát rủi ro cũng phải được xem xét. Quản lý hậu cần, quản lý và đánh giá sân khấu (ánh sáng, âm thanh) cũng là những phần quan trọng của quản lý. Dự đoán những nhu cầu phát sinh cũng không nằm ngoài cơ chế quản lý. Lễ hội ở bất kể quốc gia nào cũng mang giá trị di sản văn hóa riêng của quốc gia đó. Mỗi quốc gia đều có những biện pháp quản lý nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội. Hầu hết những thành công của các lễ hội nổi tiếng thế giới đã và đang thu hút mạnh mẽ khách du lịch đều có chính sách quản lý riêng biệt. Chúng ta sẽ phải đúc kết kinh nghiệm ra sao trước bao lễ hội trên thế giới đã được tổ chức thành công rực rỡ về quảng bá văn hóa đồng thời có doanh thu hàng tỷ USD từ nguồn du lịch lễ hội hàng năm? Quản lý lễ hội sẽ là thuật ngữ khó tìm khi nghiên cứu về lễ hội ở các quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy để tìm ra kinh nghiệm quản lý lễ hội quốc tế để làm bài học cụ thể cho Việt Nam sẽ là điều không tưởng. Tuy nhiên, nhìn một cách toàn diện chúng ta có thể đưa ra mẫu số chung nhất đối với việc quản lý lễ hội ở nước ta hiện nay đó là: Thứ nhất, các nước trên thế giới đã thực sự coi một “lễ hội” như là một “sự kiện”. Từ đó thuật ngữ "quản lý lễ hội" mà chúng ta hay dùng sẽ được chuyển thể thành “quản lý sự kiện”. “Quản lý sự kiện” lúc này có thể giải quyết cả về mặt ý nghĩa và vai trò của nó trong xã hội hiện đại. Từ thực tế này, quản lý sự kiện là một hoạt động phổ biến, nhằm mục đích thông báo và kết nối mọi người. Thứ hai, động cơ gắn kết chặt chẽ “sự kiện” và du lịch” luôn được các quốc gia thúc đẩy mạnh mẽ. Hiện nay, du lịch có thể được chia thành nhiều loại mục tiêu khác nhau như: đi bộ đường dài, du lịch mua sắm, tham quan, du lịch spa, du lịch thực phẩm, du lịch mạo hiểm… và nhiều lựa chọn khác. Mặc dù quản lý sự kiện và du lịch là các khái niệm khác nhau nhưng chúng đã được liên kết chặt chẽ với nhau. Thực tế đã minh chứng, bất kể loại hình du lịch được khách chọn thì quản lý sự kiện sẽ đi kèm với nó trong suốt thời gian hoạt động. Rõ ràng “sự kiện” - “du lịch” như cặp đôi hoàn hảo tạo doanh thu đóng góp đối với kinh tế. Kinh tế du lịch - kết quả tốt đẹp là mắt xích khép lại một vòng tuần hoàn có khuynh hướng phát triển đang được thịnh hành trên thế giới hiện nay. Những lễ hội trên là ví dụ cụ thể về mối quan hệ biện chứng của sự kiện - du lịch và kinh tế. Ở Việt Nam, các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu văn hóa cũng đã bước đầu nhìn nhận rất tích cực về mối quan hệ biện chứng này. Điều đầu tiên, có lẽ phải nói tới việc xác định giá trị văn hóa của di sản văn hóa trước khi tiến tới quảng bá hình ảnh và khai thác tiềm năng của nó. Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó với con người, làng quê Việt Nam. Khoảng thời gian nông nhàn là dịp để người dân hưởng thụ thành quả lao động và thể hiện lòng thành của mình tới những đấng siêu nhiên nhằm cầu xin cho mùa màng sắp tới bội thu. Đó là giá trị đặc sắc trong di sản văn hóa của chúng ta. Các di sản văn hóa là những giá trị của cha ông sáng tạo, chắt lọc, kết tinh và lưu truyền tạo nên các sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng của từng vùng. Trong xu thế phát triển hiện nay, hưởng thụ các sản phẩm du lịch văn hóa nói chung cũng như sản phẩm du lịch lễ hội nói riêng là nhu cầu ngày càng tăng của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt du lịch tâm linh đang rất hấp dẫn và thu hút lượng lớn du khách nhất ở Việt Nam. Chúng ta đều biết rằng kinh tế và văn hóa có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Kinh tế có ảnh hưởng lớn trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa; ngược lại, văn hóa lại có khả năng kích thích tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, không phải lúc nào, mối quan hệ này cũng thuận chiều và đạt hiệu quả cho cả đôi bên. Nhìn từ kinh nghiệm quốc tế cho thấy di sản văn hóa luôn là nguồn lực kích thích phát triển kinh tế địa phương, đặc biệt thông qua hoạt động du lịch. Với tiềm năng và lợi thế của Việt Nam, điều này hoàn toàn có thể trở thành hiện thực. Vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để vừa có thể bảo tồn được di sản nói chung, lễ hội nói riêng lại vừa có thể khai thác những giá trị di sản văn hóa phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trở thành một vấn đề cấp bách trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trước mắt, chúng ta cần có cái nhìn tổng quát để mở rộng con đường “phát triển kinh tế du lịch Việt Nam” trong tương lai như sau: Cần dự báo về tác động của bối cảnh trong nước và quốc tế tới việc bảo tồn di sản văn hóa nói chung và lễ hội nói riêng đối với phát triển kinh tế du lịch. Chính sách mở cửa, giao lưu, hợp tác du lịch Việt Nam trong thời gian đã có những bước tăng trưởng đáng kể về nguồn khách và lợi ích từ du lịch đem lại. Dự báo trong những năm tới, chính trị - kinh tế thế giới sẽ có diễn biến phức tạp. Thế giới trong bối cảnh có nhiều biến động sẽ vừa là thời cơ vừa là thách thức trên mọi lĩnh vực đối với Việt Nam, đặc biệt là tác động trực tiếp đến văn hóa và du lịch. Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, lôi cuốn các nước, các vùng lãnh thổ vừa thúc đẩy hợp tác vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính phụ thuộc lẫn nhau. Quan hệ song phương, đa phương ngày càng mở rộng trong các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường. Du lịch thế giới liên tục tăng trưởng và có khả năng phục hồi nhanh nhất sau các cuộc khủng hoảng. Nhu cầu du lịch thế giới có nhiều thay đổi, hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hóa truyền thống (tính độc đáo, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, hoãng dã). Du lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch hướng về cội nguồn... là những xu hướng nổi trội trong tương lai. Du lịch lễ hội nằm trong loại hình du lịch di sản – một loại hình có tốc độ phát triển cao. Khách du lịch di sản có những đặc điểm khác biệt với khách du lịch nói chung. Họ có xu hướng lưu lại lâu hơn, tiêu dùng nhiều hơn cho mỗi ngày tham gia tại một địa điểm. Do đó, tác động kinh tế của mỗi khách du lịch di sản có thể lớn hơn . Chính vì điều này, Nhà nước cần xây dựng các chính sách bảo tồn di sản văn hóa nói chung và lễ hội nói riêng trong cuộc song hành với phát triển kinh tế du lịch. Du lịch là một ngành công nghiệp không khói, lễ hội được các nước trên thế giới coi như là một mặt hàng của ngành công nghiệp đó. Một mặt hàng chất lượng phải có thương hiệu. Thương hiệu đó thể hiện bằng: “việc xác định ý nghĩa biểu tượng riêng để xây dựng thương hiệu. Quá trình xây dựng thương hiệu này là do cách chúng ta giới thuyết về di sản và cách thức chúng ta quản lý nó…Để tạo ra một thương hiệu cho một di sản văn hoá trước hết phải có sự đúc kết về mọi giá trị liên quan tới di sản đó. Chính vì vậy, thương hiệu được hiểu như là một đặc trưng của di sản”. [1] Craig – Smith và French nhìn thấy tầm quan trọng của du lịch trong việc kích thích tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở Hội An. “Du lịch có thể tạo ra điều kiện lợi cả đôi đường cho du khách và cộng đồng địa phương. Du khách thì có lợi ở kỳ nghỉ của họ, song họ cần đi lại, ăn, ở, mà những nhu cầu đó sẽ đem lại lợi nhuận kinh doanh cho cộng đồng địa phương. Sự hiện diện của du khách ở những khu vực kém phát triển được xem như là một tác nhân thúc đẩy đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ và cơ sở hạ tầng: điện nước sinh hoạt, các điều kiện về chăm sóc sức khỏe, an ninh, phòng cháy,… vì thế cũng có thể được cải thiện đáng kể. Những thu nhập từ dịch vụ du lịch cũng có thể được dùng để tái đầu tư, hỗ trợ các chi phí dịch vụ cho cộng đồng. [2] “Du lịch cũng được xem như là cứu tinh cho việc quảng bá về văn hóa bản địa và nghề thủ công truyền thống. Thực tế cho thấy, sức hút về cảnh quan thiên nhiên hay nhân tạo luôn làm động lực thu hút lựa chọn điểm đến của khách du lịch. Tuy nhiên, lôi cuốn mạnh mẽ nhất đối với du khách lại chính là sự khám phá về những nền văn hóa khác nhau đã và đang tồn tại ra sao trên thế giới”. [3] Phải thấy rằng văn hóa phi vật thể, trong đó có lễ hội luôn là linh hồn của các di sản văn hóa vật thể. Sự sống động của mỗi di tích chỉ có thể được tạo nên bằng các hình thức sinh hoạt văn hóa cổ truyền gắn liền với nó, đây là điều mà các du khách mong muốn được tìm hiểu. Như vậy, rõ ràng du lịch lễ hội có thể đem lại những lợi ích lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội và văn hóa nếu một quốc gia có tầm nhìn và chính sách tốt. Đó là những nghiên cứu từ kinh nghiệm thực tế từ nhiều quốc gia trên thế giới. Để áp dụng vào hầu hết trong việc quản lý tại các lễ hội của Việt Nam các nhà hoạch định chính sách cần cân nhắc kỹ lưỡng kế hoạch để thực hiện những hoạt động cụ thể phù hợp chứ không thể rập khuôn theo sách vở./. Tài liệu tham khảo: 1. Intangible Heritage in conservation management planning: the case of Robben Island, Harriet Deacon International Journal of Heritage Studies, 2004. 2. Craig – Smith, S., and French, C (1995), Learning to live with Tourism, Melburne, Longman House 3. Phạm Đăng Nhật (2000), Du lịch hội lễ tiềm năng và hiện thực khả thi, Du lịch Việt Nam, Số 3, tr.28 4.Bùi Hoài Sơn (2007), Quản lý lễ hội truyền thống của người Việt ở châu thổ Bắc Bộ từ 1945 đến nay – Luận án Tiến sĩ văn hóa học – Viện Văn hóa Thông tin. 5.Pierre Nora (1997), “Một khái niệm tiến triển”, Tình trạng di sản thế giới, Người đưa tin UNESCO, số 9, tr. 14-15 [1] Intangible Heritage in conservation management planning: the case of Robben Island, Harriet Deacon International Journal of Heritage Studies, 2004 [2] Craig– Smith, S., and French, C (1995), Learning to live with Tourism, Melburne, Longman House, tr. 36. <span style="font-size:14.0pt;11.0pt;107%; font-family:"Times New Roman","serif";Arial; minor-latin;minor-bidi;VI; EN-US;AR-SA">[3] Craig – Smith, S., and French, C (1995), Learning to live with Tourism, Melburne, Longman House, tr. 39. Cinet- Lễ hội là hoạt động văn hóa truyền thống tốt đẹp của mỗi dân tộc có hàng ngàn năm lịch sử. Lễ hội thể hiện lòng tri ân, uống nước nhớ nguồn, là dịp để ôn lại lịch sử và ghi nhận công đức của các bậc tiền nhân đã có công dựng nước, giữ nước và bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Lễ hội Carnival ở thành phố Rio De Janeiro, Brazil được đánh giá là lễ hội ấn tượng nhất với sự tham gia diễu hành của hàng triệu người trong điệu nhạc samba truyền thống. Ảnh: Carnaval.Rio Mang truyền thống đặc trưng của mỗi dân tộc, vùng miền, lễ hội phản ánh những nét đẹp văn hoá truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng, tính nhân văn riêng có. Đến với lễ hội ngoài việc tham dự phần lễ, thì phần hội cũng không kém phần đặc sắc và phong phú với sự tham gia của cộng đồng cùng các diễn xướng, trò chơi dân gian ... Vì vậy lễ hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng, chính trị, gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc trong mỗi người. Giá trị của lễ hội chính là giá trị cộng cảm và cộng mệnh. Ngày lễ hội là thời gian cư dân tụ họp để tưởng nhớ người có công với cộng đồng. Đây là sinh hoạt cộng đồng diễn ra long trọng, đem lại sự phấn chấn cho tất cả mọi người. Lễ hội cũng chính là một bảo tàng văn hóa nơi lưu giữ các giá trị văn hóa và các sinh hoạt văn hóa qua các thời kì lịch sử được tái hiện lại ở nhịp sống đương thời. Hiện nay, lễ hội đang được tổ chức với quy mô ngày càng lớn và nhiều lễ hội đã trở thành biểu tượng của một quốc gia. Chính điều đó khiến một thành phố ban đầu là bình thường có thể trở thành “thành phố lễ hội”. Nhìn ra thế giới, có thể kể đến thành phố Edmonton của Canada, mỗi năm nơi đây diễn ra tới 30 cuộc hội hè hoành tráng, sôi động với hàng triệu người tham gia. Lễ hội hóa trang Carnaval của các tín đồ Ky tô giáo luôn nổi tiếng toàn thế giới nhân dịp Mardi Gras (ngày thứ ba trước tuần chay). Và lễ hội Carnaval tại thành phố Rio De Janeiro, Brazil được đánh giá là lễ hội ấn tượng nhất với sự tham gia diễu hành của hàng triệu người trong điệu nhạc samba truyền thống đan xen các đoàn xe hoa rực rỡ và các nghệ sĩ hóa trang nghệ thuật...đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới. Sức hấp dẫn của các lễ hội đang trở thành tiềm năng lớn để các nhà kinh doanh du lịch quan tâm đầu tư và khai thác. Du lịch lễ hội trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng được ví như một mỏ vàng vẫn còn hoang sơ. Ở Việt Nam, mỗi năm có hơn 8000 lễ hội nhưng chưa được khai thác hiệu quả và thu hút mạnh mẽ khách du lịch. Hiện nay, du lịch lễ hội ở nhiều quốc gia trên thế giới đã có bước tiến mới và đem lại những lợi ích kinh tế không nhỏ. Có thể điểm qua một số lễ hội như: Lễ hội Carnival ở Rio de Janeiro (Brazil, gọi tắt là lễ hội Rio Carnival) lừng danh thế giới chính thức khai mạc vào ngày 9-2 hàng năm và mang lại doanh thu khoảng 1 tỷ USD với hơn 1,5 triệu khách du lịch về cho thành phố này. Lễ hội bia Oktoberfes nổi tiếng ở Munich kéo dài từ 16/9 đến 3/10 thu hút trung bình khoảng 6 triệu lượt khách tham dự để thưởng thức các loại bia tươi nổi tiếng và những món ăn đặc sản của Đức với doanh thu từ lễ hội này ước tính khoảng gần 8 tỷ USD. Tết cổ truyền Songkran tại Thái Lan. Ảnh: Phuket Ở khu vực Châu Á có lễ hội té nước trong dịp lễ Tết cổ truyền Songkran tại Thái Lan. Mặc dù vào một số năm, Thái Lan gặp hạn hán nhưng lễ té nước truyền thống vẫn được diễn ra bởi đây là cơ hội để người Thái xúc tiến phát triển du lịch. Tổng cục Du lịch Thái Lan cho biết, sự kiện này luôn thu hút khoảng 500.000 khách du lịch và đóng góp khoảng hơn 15 tỉ bath tương đương 427 triệu USD trong mỗi mùa lễ hội. Phải chăng tầm ảnh hưởng của các lễ hội đã đem lại những lợi ích không nhỏ về kinh tế và việc quảng bá điểm đến du lịch cho các Quốc gia có Lễ hội được chú ý. Các sự kiện lễ hội phần nào được coi là đòn bẩy phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm ( mang tính thời vụ) . Tuy nhiên không chỉ vì kinh tế được quan tâm mà bỏ qua những ảnh hưởng từ môi trường xã hội. Khi quản lý các lễ hội, cần phải chú trọng tới việc lập kế hoạch, tiếp thị để đảm bảo cho sự kiện thành công. Để lập được kế hoạch một cách hiệu quả, cần phải dựa vào những mục tiêu có tính khả thi. Nếu không đánh giá được kết quả lễ hội thì khó có thể đánh giá được thành công quản lý đạt được tới đâu. Nguồn nhân lực và lãnh đạo cũng rất quan trọng nếu muốn có được sự quản lý “lễ hội lấy khách hàng làm trọng tâm”. Ngoài ra, sự tâm huyết của những người tình nguyện cũng giúp các nhà quản lý có được đội ngũ làm việc hiệu quả. Kỹ năng của các cán bộ quản lý cũng cần được chú ý. Nguồn tài trợ, cơ chế kiểm soát tài chính và ngân sách, khả năng đàm phán, thuế, bảo hiểm, những vấn đề hành chính cũng đóng vai trò quan trọng trong cơ chế quản lý. Quản lý rủi ro, kỹ năng xác định, đánh giá và kiểm soát rủi ro cũng phải được xem xét. Quản lý hậu cần, quản lý và đánh giá sân khấu (ánh sáng, âm thanh) cũng là những phần quan trọng của quản lý. Dự đoán những nhu cầu phát sinh cũng không nằm ngoài cơ chế quản lý. Lễ hội ở bất kể quốc gia nào cũng mang giá trị di sản văn hóa riêng của quốc gia đó. Mỗi quốc gia đều có những biện pháp quản lý nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội. Hầu hết những thành công của các lễ hội nổi tiếng thế giới đã và đang thu hút mạnh mẽ khách du lịch đều có chính sách quản lý riêng biệt. Chúng ta sẽ phải đúc kết kinh nghiệm ra sao trước bao lễ hội trên thế giới đã được tổ chức thành công rực rỡ về quảng bá văn hóa đồng thời có doanh thu hàng tỷ USD từ nguồn du lịch lễ hội hàng năm? Quản lý lễ hội sẽ là thuật ngữ khó tìm khi nghiên cứu về lễ hội ở các quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy để tìm ra kinh nghiệm quản lý lễ hội quốc tế để làm bài học cụ thể cho Việt Nam sẽ là điều không tưởng. Tuy nhiên, nhìn một cách toàn diện chúng ta có thể đưa ra mẫu số chung nhất đối với việc quản lý lễ hội ở nước ta hiện nay đó là: Thứ nhất, các nước trên thế giới đã thực sự coi một “lễ hội” như là một “sự kiện”. Từ đó thuật ngữ "quản lý lễ hội" mà chúng ta hay dùng sẽ được chuyển thể thành “quản lý sự kiện”. “Quản lý sự kiện” lúc này có thể giải quyết cả về mặt ý nghĩa và vai trò của nó trong xã hội hiện đại. Từ thực tế này, quản lý sự kiện là một hoạt động phổ biến, nhằm mục đích thông báo và kết nối mọi người. Thứ hai, động cơ gắn kết chặt chẽ “sự kiện” và du lịch” luôn được các quốc gia thúc đẩy mạnh mẽ. Hiện nay, du lịch có thể được chia thành nhiều loại mục tiêu khác nhau như: đi bộ đường dài, du lịch mua sắm, tham quan, du lịch spa, du lịch thực phẩm, du lịch mạo hiểm… và nhiều lựa chọn khác. Mặc dù quản lý sự kiện và du lịch là các khái niệm khác nhau nhưng chúng đã được liên kết chặt chẽ với nhau. Thực tế đã minh chứng, bất kể loại hình du lịch được khách chọn thì quản lý sự kiện sẽ đi kèm với nó trong suốt thời gian hoạt động. Rõ ràng “sự kiện” - “du lịch” như cặp đôi hoàn hảo tạo doanh thu đóng góp đối với kinh tế. Kinh tế du lịch - kết quả tốt đẹp là mắt xích khép lại một vòng tuần hoàn có khuynh hướng phát triển đang được thịnh hành trên thế giới hiện nay. Những lễ hội trên là ví dụ cụ thể về mối quan hệ biện chứng của sự kiện - du lịch và kinh tế. Ở Việt Nam, các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu văn hóa cũng đã bước đầu nhìn nhận rất tích cực về mối quan hệ biện chứng này. Điều đầu tiên, có lẽ phải nói tới việc xác định giá trị văn hóa của di sản văn hóa trước khi tiến tới quảng bá hình ảnh và khai thác tiềm năng của nó. Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó với con người, làng quê Việt Nam. Khoảng thời gian nông nhàn là dịp để người dân hưởng thụ thành quả lao động và thể hiện lòng thành của mình tới những đấng siêu nhiên nhằm cầu xin cho mùa màng sắp tới bội thu. Đó là giá trị đặc sắc trong di sản văn hóa của chúng ta. Các di sản văn hóa là những giá trị của cha ông sáng tạo, chắt lọc, kết tinh và lưu truyền tạo nên các sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng của từng vùng. Trong xu thế phát triển hiện nay, hưởng thụ các sản phẩm du lịch văn hóa nói chung cũng như sản phẩm du lịch lễ hội nói riêng là nhu cầu ngày càng tăng của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt du lịch tâm linh đang rất hấp dẫn và thu hút lượng lớn du khách nhất ở Việt Nam. Chúng ta đều biết rằng kinh tế và văn hóa có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Kinh tế có ảnh hưởng lớn trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa; ngược lại, văn hóa lại có khả năng kích thích tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, không phải lúc nào, mối quan hệ này cũng thuận chiều và đạt hiệu quả cho cả đôi bên. Nhìn từ kinh nghiệm quốc tế cho thấy di sản văn hóa luôn là nguồn lực kích thích phát triển kinh tế địa phương, đặc biệt thông qua hoạt động du lịch. Với tiềm năng và lợi thế của Việt Nam, điều này hoàn toàn có thể trở thành hiện thực. Vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để vừa có thể bảo tồn được di sản nói chung, lễ hội nói riêng lại vừa có thể khai thác những giá trị di sản văn hóa phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trở thành một vấn đề cấp bách trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trước mắt, chúng ta cần có cái nhìn tổng quát để mở rộng con đường “phát triển kinh tế du lịch Việt Nam” trong tương lai như sau: Cần dự báo về tác động của bối cảnh trong nước và quốc tế tới việc bảo tồn di sản văn hóa nói chung và lễ hội nói riêng đối với phát triển kinh tế du lịch. Chính sách mở cửa, giao lưu, hợp tác du lịch Việt Nam trong thời gian đã có những bước tăng trưởng đáng kể về nguồn khách và lợi ích từ du lịch đem lại. Dự báo trong những năm tới, chính trị - kinh tế thế giới sẽ có diễn biến phức tạp. Thế giới trong bối cảnh có nhiều biến động sẽ vừa là thời cơ vừa là thách thức trên mọi lĩnh vực đối với Việt Nam, đặc biệt là tác động trực tiếp đến văn hóa và du lịch. Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, lôi cuốn các nước, các vùng lãnh thổ vừa thúc đẩy hợp tác vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính phụ thuộc lẫn nhau. Quan hệ song phương, đa phương ngày càng mở rộng trong các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường. Du lịch thế giới liên tục tăng trưởng và có khả năng phục hồi nhanh nhất sau các cuộc khủng hoảng. Nhu cầu du lịch thế giới có nhiều thay đổi, hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hóa truyền thống (tính độc đáo, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, hoãng dã). Du lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch hướng về cội nguồn... là những xu hướng nổi trội trong tương lai. Du lịch lễ hội nằm trong loại hình du lịch di sản – một loại hình có tốc độ phát triển cao. Khách du lịch di sản có những đặc điểm khác biệt với khách du lịch nói chung. Họ có xu hướng lưu lại lâu hơn, tiêu dùng nhiều hơn cho mỗi ngày tham gia tại một địa điểm. Do đó, tác động kinh tế của mỗi khách du lịch di sản có thể lớn hơn . Chính vì điều này, Nhà nước cần xây dựng các chính sách bảo tồn di sản văn hóa nói chung và lễ hội nói riêng trong cuộc song hành với phát triển kinh tế du lịch. Du lịch là một ngành công nghiệp không khói, lễ hội được các nước trên thế giới coi như là một mặt hàng của ngành công nghiệp đó. Một mặt hàng chất lượng phải có thương hiệu. Thương hiệu đó thể hiện bằng: “việc xác định ý nghĩa biểu tượng riêng để xây dựng thương hiệu. Quá trình xây dựng thương hiệu này là do cách chúng ta giới thuyết về di sản và cách thức chúng ta quản lý nó…Để tạo ra một thương hiệu cho một di sản văn hoá trước hết phải có sự đúc kết về mọi giá trị liên quan tới di sản đó. Chính vì vậy, thương hiệu được hiểu như là một đặc trưng của di sản”. [1] Craig – Smith và French nhìn thấy tầm quan trọng của du lịch trong việc kích thích tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở Hội An. “Du lịch có thể tạo ra điều kiện lợi cả đôi đường cho du khách và cộng đồng địa phương. Du khách thì có lợi ở kỳ nghỉ của họ, song họ cần đi lại, ăn, ở, mà những nhu cầu đó sẽ đem lại lợi nhuận kinh doanh cho cộng đồng địa phương. Sự hiện diện của du khách ở những khu vực kém phát triển được xem như là một tác nhân thúc đẩy đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ và cơ sở hạ tầng: điện nước sinh hoạt, các điều kiện về chăm sóc sức khỏe, an ninh, phòng cháy,… vì thế cũng có thể được cải thiện đáng kể. Những thu nhập từ dịch vụ du lịch cũng có thể được dùng để tái đầu tư, hỗ trợ các chi phí dịch vụ cho cộng đồng. [2] “Du lịch cũng được xem như là cứu tinh cho việc quảng bá về văn hóa bản địa và nghề thủ công truyền thống. Thực tế cho thấy, sức hút về cảnh quan thiên nhiên hay nhân tạo luôn làm động lực thu hút lựa chọn điểm đến của khách du lịch. Tuy nhiên, lôi cuốn mạnh mẽ nhất đối với du khách lại chính là sự khám phá về những nền văn hóa khác nhau đã và đang tồn tại ra sao trên thế giới”. [3] Phải thấy rằng văn hóa phi vật thể, trong đó có lễ hội luôn là linh hồn của các di sản văn hóa vật thể. Sự sống động của mỗi di tích chỉ có thể được tạo nên bằng các hình thức sinh hoạt văn hóa cổ truyền gắn liền với nó, đây là điều mà các du khách mong muốn được tìm hiểu. Như vậy, rõ ràng du lịch lễ hội có thể đem lại những lợi ích lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội và văn hóa nếu một quốc gia có tầm nhìn và chính sách tốt. Đó là những nghiên cứu từ kinh nghiệm thực tế từ nhiều quốc gia trên thế giới. Để áp dụng vào hầu hết trong việc quản lý tại các lễ hội của Việt Nam các nhà hoạch định chính sách cần cân nhắc kỹ lưỡng kế hoạch để thực hiện những hoạt động cụ thể phù hợp chứ không thể rập khuôn theo sách vở./. Tài liệu tham khảo: 1. Intangible Heritage in conservation management planning: the case of Robben Island, Harriet Deacon International Journal of Heritage Studies, 2004. 2. Craig – Smith, S., and French, C (1995), Learning to live with Tourism, Melburne, Longman House 3. Phạm Đăng Nhật (2000), Du lịch hội lễ tiềm năng và hiện thực khả thi, Du lịch Việt Nam, Số 3, tr.28 4.Bùi Hoài Sơn (2007), Quản lý lễ hội truyền thống của người Việt ở châu thổ Bắc Bộ từ 1945 đến nay – Luận án Tiến sĩ văn hóa học – Viện Văn hóa Thông tin. 5.Pierre Nora (1997), “Một khái niệm tiến triển”, Tình trạng di sản thế giới, Người đưa tin UNESCO, số 9, tr. 14-15 [1] Intangible Heritage in conservation management planning: the case of Robben Island, Harriet Deacon International Journal of Heritage Studies, 2004 [2] Craig– Smith, S., and French, C (1995), Learning to live with Tourism, Melburne, Longman House, tr. 36. [3] Craig – Smith, S., and French, C (1995), Learning to live with Tourism, Melburne, Longman House, tr. 39. Trở về đầu trang Lễ Hội văn hóa dân tộc 9 Tổng số:3 lượt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10