Mê Linh (Hà Nội): Rộn ràng chào đón Lễ hội đền Hai Bà Trưng Mê Linh (Hà Nội): Rộn ràng chào đón Lễ hội đền Hai Bà Trưng Sau 2 năm không tổ chức do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, năm 2023, Lễ hội đền thờ Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh, Hà Nội) tiếp tục được tổ chức theo nghi thức truyền thống địa phương gồm phần Lễ và phần Hội, diễn ra vào các ngày 27, 28, 29/01/2023 (tức các ngày mùng 6, mùng 7, mùng 8 tháng Giêng năm Quý Mão). Năm 2022, đền thờ Hai Bà Trưng được công nhận là điểm du lịch di tích Quốc gia đặc biệt. Theo ông Nguyễn Thành Phẩm – Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Mê Linh, công tác chuẩn bị cho Lễ hội đền Hai Bà Trưng đến nay đã cơ bản hoàn tất. UBND huyện Mê Linh chỉ đạo Trung tâm Văn hóa – Thông tin và thể thao, Ban quản lý di tích đền thờ Hai Bà Trưng phối hợp với các cơ quan ban, ngành và nhân dân địa phương tích cực chuẩn bị kỹ lưỡng mọi điểu kiện nhằm đảm bảo Lễ hội diễn ra vui tươi, lành mạnh, phù hợp với thuần phong mỹ tục phục. Lễ hội đền Hai Bà Trưng thường đường nhân dân địa phương gọi là lễ hội Hạ Lôi. Hàng năm khu di tích quốc gia đặc biệt Đền Hai Bà Trưng huyện Mê Linh mở hội chính từ ngày mùng 6 đến ngày mùng 10 tháng Giêng. Đây là ngày Hai Bà tế cờ khởi nghĩa. Lễ hội được tổ chức theo nghi thức Nhà nước và truyền thống địa phương. Cũng theo Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa- Thông tin và Thể thao huyện Mê Linh Nguyễn Thành Phẩm, sáng mồng 4 tháng Giêng âm lịch, sau khi làm lễ “Tế trình”, đoàn rước hai cỗ kiệu của Hai Bà Trưng đi từ Đền về Đình làng (đình Hạ Lôi). Đi hộ giá Hai Bà có các đội nghi trương gồm: Cờ lệnh, đội cờ ngũ hành, đội cờ tứ linh, đội cờ thần tàn lọng, đội gươm trường bát bửu, đội nữ binh hộ giá, hai voi trắng, ngựa hồng, ngựa bạch… cùng các đội múa xênh tiền, múa lân vừa đi vừa múa trong tiếng nhạc lễ cung đình của dàn nhạc bát âm, hòa quện trong tiếng trống, tiếng chiêng, rộn rã, linh thiêng. Tổng duyệt các tiết mục trong chương trình Lễ hội Từ trong sân đền, kiệu Bà Trưng Trắc đi trước, nhưng khi ra khỏi cổng đền, kiệu Bà Trưng Trắc dừng lại bên phải đường để kiệu bà Trưng Nhị đi trước (với ý nghĩa: Nội gia tỷ muội, ngoại quốc quân thần). Việc đổi vị trí kiệu gọi là “giao kiệu”. Cùng thời điểm này, từ Đình làng Hạ Lôi, đoàn rước kiệu Thành Hoàng làng và kiệu Thánh Cốt Tung đi đến ngã tư cổng Đền để nghênh đón kiệu Hai Bà về Đình làng (với ý nghĩa: Hai Bà Trưng đi kinh lý về thăm quê hương). Đoàn rước kiệu về đến cổng Đình làng thì kiệu bà Trưng Nhị dừng lại sang bên phải đường để kiệu bà Trưng Trắc đi vào sân Đình trước (giao kiệu lần hai). Sau khi đoàn rước kiệu đã tề tựu theo thứ tự tại sân Đình làng, ảnh Hai Bà Trưng, bài vị của bốn vị Thành hoàng làng và bài vị Thánh Cốt Tung được rước đặt trên nhang án trong đình làng. Sau đó, dân làng tổ chức tế lễ tại đình làng từ chiều ngày mùng 4 đến hết ngày mùng 5 tháng giêng với ý nghĩa là để chào đón Hai Bà Trưng về thăm quê hương. Sáng mùng 6 tháng Giêng âm lịch, đoàn rước kiệu tiếp tục rước bốn cỗ kiệu từ đình làng về đền Hai Bà Trưng. Từ trong Đình làng, đội nghi trương dẫn đầu đoàn, tiếp đền là kiệu bà Trưng Trắc đi trước. Khi đoàn rước kiệu ra khỏi cổng Đình làng, kiệu bà Trưng Trắc dừng lại để kiệu bà Trưng Nhị đi trước (giao kiệu lần thứ nhất trong ngày mùng 6). Trong quá trình lễ rước kiệu, nhiều lần đội hình rước kiệu dừng lại, thực hiện động tác đổi vai nâng kiệu qua đầu ba lần cả bốn cỗ kiệu. Động tác đổi vai nâng kiệu qua đầu của bốn cỗ kiệu được thực hiện không đồng thời mà tiếp nối nhau, nên nếu nhìn tổng thể sẽ thấy hình ảnh các cỗ kiệu nhấp nhô giữa đội hình cờ súy, tựa như thân hình một con rồng đang uốn lượn, hòa quyện trong tiếng trống, tiếng chiêng của dàn nhạc bát âm cung đình rộn rã và uy linh. Khi đoàn rước kiệu về đến cổng Đền, kiệu bà Trưng Nhị dừng lại để kiệu bà Trưng Trắc vào sân Đền trước (giao kiệu lần thứ hai trong ngày mùng 6). Việc “giao kiệu” trong lễ rước kiệu là một nghi thức độc đáo, đặc sắc chỉ riêng có tại Lễ hội Đền Hai Bà Trưng ở làng Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh. Rước kiệu trong sân đền Hai Bà Trưng. Cùng với đó, phần Hội diễn ra từ ngày 27/01 đến hết ngày 29/01 (từ ngày mùng 6 đến hết ngày mùng 8 tháng Giêng). Tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống, thi đấu thể thao để Nhân dân và du khách được vui hội. Lễ hội Đền Hai Bà Trưng vốn có sức sống mãnh liệt trong trái tim, tình cảm, văn hoá truyền thống của người dân Mê Linh nói riêng và Nhân dân của mọi miền Tổ quốc nói chung, gợi lên âm hưởng của quá khứ hào hùng, mãnh liệt, làm nên phong cách con người nơi đây, như một sự giáo dục truyền thống, biểu thị lòng tôn kính của các thế hệ người dân quê hương đối với Hai Bà Trưng Hiện Đền Hai Bà Trưng còn lưu giữ 23 đạo sắc phong của các triều đại phong kiến Việt Nam. Phượng Nguyễn Nguồn: Báo Xây Dựng Sau 2 năm không tổ chức do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, năm 2023, Lễ hội đền thờ Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh, Hà Nội) tiếp tục được tổ chức theo nghi thức truyền thống địa phương gồm phần Lễ và phần Hội, diễn ra vào các ngày 27, 28, 29/01/2023 (tức các ngày mùng 6, mùng 7, mùng 8 tháng Giêng năm Quý Mão). Năm 2022, đền thờ Hai Bà Trưng được công nhận là điểm du lịch di tích Quốc gia đặc biệt.Theo ông Nguyễn Thành Phẩm – Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Mê Linh, công tác chuẩn bị cho Lễ hội đền Hai Bà Trưng đến nay đã cơ bản hoàn tất. UBND huyện Mê Linh chỉ đạo Trung tâm Văn hóa – Thông tin và thể thao, Ban quản lý di tích đền thờ Hai Bà Trưng phối hợp với các cơ quan ban, ngành và nhân dân địa phương tích cực chuẩn bị kỹ lưỡng mọi điểu kiện nhằm đảm bảo Lễ hội diễn ra vui tươi, lành mạnh, phù hợp với thuần phong mỹ tục phục.Lễ hội đền Hai Bà Trưng thường đường nhân dân địa phương gọi là lễ hội Hạ Lôi. Hàng năm khu di tích quốc gia đặc biệt Đền Hai Bà Trưng huyện Mê Linh mở hội chính từ ngày mùng 6 đến ngày mùng 10 tháng Giêng. Đây là ngày Hai Bà tế cờ khởi nghĩa. Lễ hội được tổ chức theo nghi thức Nhà nước và truyền thống địa phương.Cũng theo Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa- Thông tin và Thể thao huyện Mê Linh Nguyễn Thành Phẩm, sáng mồng 4 tháng Giêng âm lịch, sau khi làm lễ “Tế trình”, đoàn rước hai cỗ kiệu của Hai Bà Trưng đi từ Đền về Đình làng (đình Hạ Lôi). Đi hộ giá Hai Bà có các đội nghi trương gồm: Cờ lệnh, đội cờ ngũ hành, đội cờ tứ linh, đội cờ thần tàn lọng, đội gươm trường bát bửu, đội nữ binh hộ giá, hai voi trắng, ngựa hồng, ngựa bạch… cùng các đội múa xênh tiền, múa lân vừa đi vừa múa trong tiếng nhạc lễ cung đình của dàn nhạc bát âm, hòa quện trong tiếng trống, tiếng chiêng, rộn rã, linh thiêng. Tổng duyệt các tiết mục trong chương trình Lễ hộiTừ trong sân đền, kiệu Bà Trưng Trắc đi trước, nhưng khi ra khỏi cổng đền, kiệu Bà Trưng Trắc dừng lại bên phải đường để kiệu bà Trưng Nhị đi trước (với ý nghĩa: Nội gia tỷ muội, ngoại quốc quân thần). Việc đổi vị trí kiệu gọi là “giao kiệu”. Cùng thời điểm này, từ Đình làng Hạ Lôi, đoàn rước kiệu Thành Hoàng làng và kiệu Thánh Cốt Tung đi đến ngã tư cổng Đền để nghênh đón kiệu Hai Bà về Đình làng (với ý nghĩa: Hai Bà Trưng đi kinh lý về thăm quê hương). Đoàn rước kiệu về đến cổng Đình làng thì kiệu bà Trưng Nhị dừng lại sang bên phải đường để kiệu bà Trưng Trắc đi vào sân Đình trước (giao kiệu lần hai).Sau khi đoàn rước kiệu đã tề tựu theo thứ tự tại sân Đình làng, ảnh Hai Bà Trưng, bài vị của bốn vị Thành hoàng làng và bài vị Thánh Cốt Tung được rước đặt trên nhang án trong đình làng. Sau đó, dân làng tổ chức tế lễ tại đình làng từ chiều ngày mùng 4 đến hết ngày mùng 5 tháng giêng với ý nghĩa là để chào đón Hai Bà Trưng về thăm quê hương.Sáng mùng 6 tháng Giêng âm lịch, đoàn rước kiệu tiếp tục rước bốn cỗ kiệu từ đình làng về đền Hai Bà Trưng. Từ trong Đình làng, đội nghi trương dẫn đầu đoàn, tiếp đền là kiệu bà Trưng Trắc đi trước. Khi đoàn rước kiệu ra khỏi cổng Đình làng, kiệu bà Trưng Trắc dừng lại để kiệu bà Trưng Nhị đi trước (giao kiệu lần thứ nhất trong ngày mùng 6). Trong quá trình lễ rước kiệu, nhiều lần đội hình rước kiệu dừng lại, thực hiện động tác đổi vai nâng kiệu qua đầu ba lần cả bốn cỗ kiệu. Động tác đổi vai nâng kiệu qua đầu của bốn cỗ kiệu được thực hiện không đồng thời mà tiếp nối nhau, nên nếu nhìn tổng thể sẽ thấy hình ảnh các cỗ kiệu nhấp nhô giữa đội hình cờ súy, tựa như thân hình một con rồng đang uốn lượn, hòa quyện trong tiếng trống, tiếng chiêng của dàn nhạc bát âm cung đình rộn rã và uy linh. Khi đoàn rước kiệu về đến cổng Đền, kiệu bà Trưng Nhị dừng lại để kiệu bà Trưng Trắc vào sân Đền trước (giao kiệu lần thứ hai trong ngày mùng 6). Việc “giao kiệu” trong lễ rước kiệu là một nghi thức độc đáo, đặc sắc chỉ riêng có tại Lễ hội Đền Hai Bà Trưng ở làng Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh. Rước kiệu trong sân đền Hai Bà Trưng.Cùng với đó, phần Hội diễn ra từ ngày 27/01 đến hết ngày 29/01 (từ ngày mùng 6 đến hết ngày mùng 8 tháng Giêng). Tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống, thi đấu thể thao để Nhân dân và du khách được vui hội.Lễ hội Đền Hai Bà Trưng vốn có sức sống mãnh liệt trong trái tim, tình cảm, văn hoá truyền thống của người dân Mê Linh nói riêng và Nhân dân của mọi miền Tổ quốc nói chung, gợi lên âm hưởng của quá khứ hào hùng, mãnh liệt, làm nên phong cách con người nơi đây, như một sự giáo dục truyền thống, biểu thị lòng tôn kính của các thế hệ người dân quê hương đối với Hai Bà TrưngHiện Đền Hai Bà Trưng còn lưu giữ 23 đạo sắc phong của các triều đại phong kiến Việt Nam.Phượng Nguyễn Nguồn: Báo Xây Dựng Trở về đầu trang Đền Hai Bà Trưng Lễ hội triều đại phong kiến Mê Linh Vĩnh Phúc 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10