Một danh thắng quốc gia ở Thanh Hóa bị xâm hại: Trả lại nguyên trạng cho di tích Một danh thắng quốc gia ở Thanh Hóa bị xâm hại: Trả lại nguyên trạng cho di tích Với sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy Thanh Hóa, ngay trong chiều ngày 16-3, toàn bộ tượng, các bệ đá được xây dựng trái phép bên trong danh thắng quốc gia động Hồ Công đã được di dời, trả lại nguyên trạng cho di tích Sáng ngày 17-3, tin từ UBND xã Ninh Khang, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho biết toàn bộ tượng, bệ đá xây trái phép và các vật liệu xây dựng trong động Hồ Công - di tích danh thắng cấp quốc gia trên địa bàn xã - đã được vận chuyển, di dời ra khỏi động. Động Hồ Công thời điểm xây dựng trái phép được người dân phát hiện hôm 24-2 "Sau khi có chỉ đạo trực tiếp của Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa và lãnh đạo Sở VH-TT-DL, chúng tôi đã cho người di dời 9 pho tượng, tháo dỡ toàn bộ bệ đá, sắt thép, xi-măng, gạch… ra khỏi động Hồ Công, dọn dẹp vệ sinh toàn bộ động, trả lại nguyên trạng di tích như ban đầu"- một lãnh đạo xã Ninh Khang thông tin. Trước đó, như Báo Người Lao Động đã thông tin, thời gian gần đây trên động Hồ Công diễn ra tình trạng nhiều người tự ý đưa vật liệu vào động xây dựng, tu sửa và đưa nhiều bức tượng không rõ từ đâu vào trong động thờ cúng trái phép. Việc làm trên chưa được sự cho phép của bất cứ cơ quan có thẩm quyền nào, đã xâm hại nghiêm trọng đến danh thắng quốc gia này. Ngay sau khi phát hiện sự việc, ngay trong sáng 16-3, lãnh đạo Tỉnh ủy Thanh Hóa, Sở VH-TT-DL và huyện Vĩnh Lộc đã tới hiện trường chỉ đạo di dời tượng, tháo dỡ các bệ bê-tông xây dựng trái phép ra khỏi động Nắm bắt được thông tin trên, ông Đào Xuân Yên, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa, đã trực tiếp tới động Hồ Công chỉ đạo ngành văn hóa, huyện Vĩnh Lộc nhanh chóng di chuyển các pho tượng, tháo dỡ các công trình xây dựng trái phép bên trong động Hồ Công, trả lại nguyên trạng cho di tích. Theo báo cáo của UBND huyện Vĩnh Lộc, qua kiểm tra thì bên trong động có 9 pho tượng, 6 bệ được xây dựng bằng bê tông, bên trong vật liệu xây dựng như xi-măng, sắt thép, gạch hoa… Cơ quan chức năng xác định người đã tự ý đưa tượng, chỉ đạo xây các bệ bê tông trong động là sư trụ trì chùa Thông (còn gọi là chùa Du Anh). Tháo dỡ các bệ bê tông xây trái phép trong động Hồ Công Tại buổi làm việc với huyện Vĩnh Lộc, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa Đào Xuân Yên cho biết dù các ngành chức năng có nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thế nhưng thi thoảng đâu đó vẫn để xảy ra tình trạng này. Vì thế, ông Yên yêu cầu ngành văn hóa và huyện Vĩnh Lộc cần phải nhìn lại cách quản lý văn hóa, di tích và phải rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc. Đồng thời, phải cách làm quyết liệt, đồng bộ, trách nhiệm từ tỉnh đến cơ sở để không xảy ra trường hợp tương tự. "Việc trùng tu, tôn tạo là cần thiết nhưng nó phải tuân thủ quy định, phải đúng bài, đúng sách, chứ không thể tùy tiện, tùy ý được, thậm chí có động cơ không trong sáng. Với khối lượng xi-măng, gạch, đất đá như thế không thể nói họ làm thấm, làm trộm được mà chúng ta giờ mới phát hiện thì vẫn chậm, chưa sâu sát"- ông Yên nói. Hình ảnh động Hồ Công sau khi được di dời toàn bộ tượng, tháo dỡ bệ bê-tông Ngoài yêu cầu di dời toàn bộ tượng, bệ bê-tông ra khỏi động Hồ Công, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa yêu cầu làm rõ trách nhiệm và có hình thức xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có liên quan trực tiếp đến việc tự ý xây dựng, đưa tượng, di vật... vào động Hồ Công khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép. Động Hồ Công nằm giữa ngọn núi Xuân Đài, thuộc xã Vĩnh Ninh (nay là xã Ninh Khang, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa), cách Di sản văn hóa thế giới thành nhà Hồ khoảng 5 km về hướng Đông Nam. Động dài khoảng 45 m, rộng 23 m, cửa hình vòm. Từ cửa động, du khách có thể phóng tầm mắt tứ phía để ngắm núi sông, ruộng đồng, làng mạc… và có thể dễ dàng nhìn thấy núi Tiến Sĩ với hình dáng một nhà nho áo mũ chỉnh tề đang ngồi suy tư đọc sách. Với cảnh tiên làm say đắm lòng người, động Hồ Công đã khiến bao tao nhân, mặc khách, danh nho và đặc biệt là vua Lê, chúa Trịnh… khi qua đây phải thốt lên trầm trồ ca ngợi và để lại nhiều bút tích trên vách đá. Với những giá trị to lớn về phương diện nghiên cứu, lịch sử, địa lý, văn hóa, tôn giáo, năm 2009 động Hồ Công được xếp hạng di tích cấp quốc gia. Nguồn: Người Lao Động Với sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy Thanh Hóa, ngay trong chiều ngày 16-3, toàn bộ tượng, các bệ đá được xây dựng trái phép bên trong danh thắng quốc gia động Hồ Công đã được di dời, trả lại nguyên trạng cho di tích Sáng ngày 17-3, tin từ UBND xã Ninh Khang, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho biết toàn bộ tượng, bệ đá xây trái phép và các vật liệu xây dựng trong động Hồ Công - di tích danh thắng cấp quốc gia trên địa bàn xã - đã được vận chuyển, di dời ra khỏi động. Động Hồ Công thời điểm xây dựng trái phép được người dân phát hiện hôm 24-2"Sau khi có chỉ đạo trực tiếp của Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa và lãnh đạo Sở VH-TT-DL, chúng tôi đã cho người di dời 9 pho tượng, tháo dỡ toàn bộ bệ đá, sắt thép, xi-măng, gạch… ra khỏi động Hồ Công, dọn dẹp vệ sinh toàn bộ động, trả lại nguyên trạng di tích như ban đầu"- một lãnh đạo xã Ninh Khang thông tin.Trước đó, như Báo Người Lao Động đã thông tin, thời gian gần đây trên động Hồ Công diễn ra tình trạng nhiều người tự ý đưa vật liệu vào động xây dựng, tu sửa và đưa nhiều bức tượng không rõ từ đâu vào trong động thờ cúng trái phép. Việc làm trên chưa được sự cho phép của bất cứ cơ quan có thẩm quyền nào, đã xâm hại nghiêm trọng đến danh thắng quốc gia này. Ngay sau khi phát hiện sự việc, ngay trong sáng 16-3, lãnh đạo Tỉnh ủy Thanh Hóa, Sở VH-TT-DL và huyện Vĩnh Lộc đã tới hiện trường chỉ đạo di dời tượng, tháo dỡ các bệ bê-tông xây dựng trái phép ra khỏi độngNắm bắt được thông tin trên, ông Đào Xuân Yên, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa, đã trực tiếp tới động Hồ Công chỉ đạo ngành văn hóa, huyện Vĩnh Lộc nhanh chóng di chuyển các pho tượng, tháo dỡ các công trình xây dựng trái phép bên trong động Hồ Công, trả lại nguyên trạng cho di tích.Theo báo cáo của UBND huyện Vĩnh Lộc, qua kiểm tra thì bên trong động có 9 pho tượng, 6 bệ được xây dựng bằng bê tông, bên trong vật liệu xây dựng như xi-măng, sắt thép, gạch hoa… Cơ quan chức năng xác định người đã tự ý đưa tượng, chỉ đạo xây các bệ bê tông trong động là sư trụ trì chùa Thông (còn gọi là chùa Du Anh). Tháo dỡ các bệ bê tông xây trái phép trong động Hồ CôngTại buổi làm việc với huyện Vĩnh Lộc, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa Đào Xuân Yên cho biết dù các ngành chức năng có nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thế nhưng thi thoảng đâu đó vẫn để xảy ra tình trạng này. Vì thế, ông Yên yêu cầu ngành văn hóa và huyện Vĩnh Lộc cần phải nhìn lại cách quản lý văn hóa, di tích và phải rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc. Đồng thời, phải cách làm quyết liệt, đồng bộ, trách nhiệm từ tỉnh đến cơ sở để không xảy ra trường hợp tương tự."Việc trùng tu, tôn tạo là cần thiết nhưng nó phải tuân thủ quy định, phải đúng bài, đúng sách, chứ không thể tùy tiện, tùy ý được, thậm chí có động cơ không trong sáng. Với khối lượng xi-măng, gạch, đất đá như thế không thể nói họ làm thấm, làm trộm được mà chúng ta giờ mới phát hiện thì vẫn chậm, chưa sâu sát"- ông Yên nói. Hình ảnh động Hồ Công sau khi được di dời toàn bộ tượng, tháo dỡ bệ bê-tôngNgoài yêu cầu di dời toàn bộ tượng, bệ bê-tông ra khỏi động Hồ Công, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa yêu cầu làm rõ trách nhiệm và có hình thức xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có liên quan trực tiếp đến việc tự ý xây dựng, đưa tượng, di vật... vào động Hồ Công khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép.Động Hồ Công nằm giữa ngọn núi Xuân Đài, thuộc xã Vĩnh Ninh (nay là xã Ninh Khang, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa), cách Di sản văn hóa thế giới thành nhà Hồ khoảng 5 km về hướng Đông Nam. Động dài khoảng 45 m, rộng 23 m, cửa hình vòm. Từ cửa động, du khách có thể phóng tầm mắt tứ phía để ngắm núi sông, ruộng đồng, làng mạc… và có thể dễ dàng nhìn thấy núi Tiến Sĩ với hình dáng một nhà nho áo mũ chỉnh tề đang ngồi suy tư đọc sách.Với cảnh tiên làm say đắm lòng người, động Hồ Công đã khiến bao tao nhân, mặc khách, danh nho và đặc biệt là vua Lê, chúa Trịnh… khi qua đây phải thốt lên trầm trồ ca ngợi và để lại nhiều bút tích trên vách đá. Với những giá trị to lớn về phương diện nghiên cứu, lịch sử, địa lý, văn hóa, tôn giáo, năm 2009 động Hồ Công được xếp hạng di tích cấp quốc gia. Nguồn: Người Lao Động Trở về đầu trang Động Hồ Công trả lại nguyên trạng di tích 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10