Nhu cầu du lịch Văn hóa Tâm linh của du khách đến Thừa Thiên Huế Nhu cầu du lịch Văn hóa Tâm linh của du khách đến Thừa Thiên Huế Trong phạm vi bài nghiên cứu này, tác giả tập trung làm rõ nhu cầu du lịch văn hóa tâm linh của khách du lịch đến Huế thông qua một số số liệu thống kê khảo sát, phỏng vấn khách du lịch đến Thừa Thiên Huế trong thời gian qua. 1. Đặt vấn đề Hiện nay, du lịch văn hóa tâm linh là loại hình du lịch không còn xa lạ đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy vậy, ở Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng loại hình này chỉ mới manh mún, chưa được định hình một cách rõ ràng nhưng đã bắt đầu nhen nhóm phát triển. Với lợi thế là vùng đất truyền thống văn hóa, là nơi tọa lạc của nhiều địa điểm tâm linh lớn của miền Trung, Thừa Thiên Huế có đầy đủ điều kiện, tiềm năng để phát triển loại hình du lịch này. Tuy nhiên, để phát triển loại hình du lịch tâm linh thì bên cạnh tiềm năng vốn có thì việc xác định và định hướng nhu cầu du lịch tâm linh đóng vai trò không kém phần quan trọng. Trong phạm vi bài nghiên cứu này, chúng tôi tập trung làm rõ nhu cầu du lịch văn hóa tâm linh của khách du lịch đến Huế thông qua một số số liệu thống kê khảo sát, phỏng vấn khách du lịch đến Thừa Thiên Huế trong thời gian qua. Chùa Thiên Mụ - thành phố Huế 2. Thước đo nhu cầu du lịch văn hóa tâm linh của khách du lịch đến Thừa Thiên Huế Cũng như các loại hình du lịch khác, đối với loại hình du lịch văn hóa tâm linh, nhu cầu du lịch được đo bằng hàng loạt các đơn vị, bao gồm cả tiền tệ quốc gia, lượng khách, đêm ngày, quãng đường đi... Nhu cầu ấy được thể hiện tập trung trên 3 yếu tố: số lượt khách, thời gian lưu trú và mức độ chi trả cho hoạt động du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn. 2.1. Số lượt khách đã du lịch văn hóa tâm linh tại Huế và có nhu cầu du lịch tâm linh tại HuếHiện nay, chưa có số liệu thống kê hoàn chỉnh về số lượt khách đã du lịch văn hóa tâm linh ở Huế. Tuy <span style="font-size: 13.0pt;line-height:115%;font-family:" arial","sans-serif""="">nhiên, cuộc khảo sát có ghi nhận về nhu cầu và ý định viếng thăm các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng ở Huế. Từ trước đến nay, hình ảnh du lịch Huế thường gắn liền với những hình ảnh quen thuộc mang tính đặc trưng của Huế như Đại Nội, lăng tẩm vua chúa triều Nguyễn... hay hình ảnh dòng sông và cảnh quan thơ mộng. Chính vì vậy, theo phán đoán chung, các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo không phải là địa điểm thu hút, hích thú nhất của khách du lịch, cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, khi được hỏi về nhu cầu viếng thăm cơ sở tín ngưỡng tôn giáo tại Huế, kết quả cho thấy rằng nhu cầu này đối với khách là không nhỏ, dù họ có theo hay không theo tín ngưỡng, tôn giáo. Trong số những khách du lịch có theo tôn giáo, có 78,5% có nhu cầu viếng thăm các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo; và 21,5% không có nhu cầu viếng thăm các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng. Những con số này cũng tương tự đối với trường hợp những khách không theo tôn giáo, tín ngưỡng, với tỷ lệ 78,1% khách có nhu cầu viếng thăm các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng và 21,9% không có nhu cầu.Trong đó, đối với khách nội địa có theo tôn giáo, tín ngưỡng, nhu cầu viếng thăm các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo khác với tôn giáo, tín ngưỡng mà họ đang theo là 85,9%/năm. Họ đến với các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo này bên cạnh việc tham dự lễ thì còn để tham quan và tìm hiểu thêm về kiến trúc, tôn giáo khác, muốn xem cái hay của các tôn giáo khác. Trong khi đó, những khách không theo tôn giáo, tín ngưỡng nào thì nhu cầu viếng thăm của họ cũng đạt 87%/năm. Mặc dầu không theo tín ngưỡng, tôn giáo nhưng họ vẫn muốn viếng thăm các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng nhằm tăng thêm hiểu biết về cảnh vật, kiến trúc và nét văn hóa tại các cơ sở đó, và để thấy tâm hồn mình thanh thản hơn.Đối với khách nước ngoài, có 55,4% khách không theo một tôn giáo, tín ngưỡng nào có nhu cầu viếng thăm các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, và có 61,5% khách dù đã có theo một tôn giáo, tín ngưỡng nhưng vẫn có nhu cầu viếng thăm các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo khác không thuộc tôn giáo, tín ngưỡng mà họ đang theo. Những con số này có sự chênh lệch tương đối giữa khách nội địa với khách nước ngoài. Nhìn chung, đối với khách nội địa, dù có theo tôn giáo, tín ngưỡng hay không, đa số khách du lịch trong nước đều muốn viếng thăm các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng với mục đích tìm hiểu và cầu an cho gia đình. Khác với khách nội địa, mục đích viếng thăm các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo của khách quốc tế hướng đến sự thỏa mãn trí tò mò và tìm hiểu, khám phá các nền văn hóa mới lạ hoặc các kiến trúc đặc thù. 2.2. Thời gian dừng chânTheo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, ngày lưu trú bình quân của khách du lịch đến Huế là 2,06 ngày. Trong khi đó, thời gian lưu giữ, ở lại của du khách khi đến mỗi cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo nhiều nhất là từ một giờ đến một buổi (54,3%) và có đến 25,9% chỉ đến theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa” trong vòng chưa đến một giờ. Con số ở lại từ một buổi đến 1 ngày chỉ chiếm 14,5% và trên 1 ngày chỉ chiếm 5,2%. Điều khác biệt giữa du khách nước ngoài và du khách Việt là ở chỗ thời gian lưu lại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo từ một buổi đến một ngày khá cao, chiếm 23,5% so với du khách nội địa là 14,5%. Nhìn chung, thời gian lưu lại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo của du khách kể cả khách Việt và khách nước ngoài đều ngắn. Sở dĩ như vậy là vì một phần thời gian của du khách hạn hẹp, hoặc nếu có thời gian thì du khách cũng không biết làm gì trong một khoảng thời gian dài, khi mà tại cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng không hề có một dịch vụ liên quan đến ẩm thực hay lưu trú nào đảm bảo nhu cầu thiết yếu của du khách. 2.3. Chi trả cho các dịch vụ du lịch tâm linh Năm 2014, doanh thu du lịch ước đạt 2.707 tỷ đồng, tăng 14,41% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu quốc tế chiếm 60%. (2) Doanh thu thu được từ du lịch tâm linh của khách du lịch đến Huế ngoài các khoản chi trả bình thường (đi lại, ăn ở, vé tham quan...) như các loại hình du lịch khác, còn có một lượng đáng kể từ các hoạt động phục vụ tâm linh cúng dường, lễ phục, từ thiện,... Đây là một lượng thu khá lớn, đặc biệt là từ khách du lịch trong nước và các Việt kiều. 3. Nhu cầu của khách du lịch khi đến tham quan tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo HuếDu lịch văn hóa tâm linh là loại hình du lịch mang tính đặc thù, vì vậy, khi đánh giá nhu cầu của khách, chúng tôi lựa chọn một vài đặc điểm riêng biệt dựa trên các nhóm nhu cầu du lịch. 3.1. Về nhóm nhu cầu đặc trưng (tham quan, nghỉ dưỡng,...) a. Nhu cầu về loại tôn giáo, tín ngưỡngTrong số những khách du lịch được khảo sát, trong đó bao gồm cả những khách có theo tôn giáo tín ngưỡng hoặc không theo một tôn giáo tín ngưỡng nào thường có nhu cầu viếng thăm một số cơ sở tín ngưỡng tôn giáo như thuộc hai tôn giáo chính ở Việt Nam là Phật giáo và Thiên Chúa giáo. Điều đáng lưu ý là đối với khách nước ngoài, người ta không phân biệt quá nhiều trong việc chọn lựa loại hình tôn giáo để viếng thăm. Mặc dầu đối với khách có theo tôn giáo, tín ngưỡng, họ có thiên hướng tìm kiếm những cơ sở tôn giáo liên quan đến tôn giáo mà họ đang theo để bên cạnh tham quan là chiêm bái và hành lễ, tuy nhiên, sự tìm kiếm đó không quá gay gắt và bắt buộc mà chỉ mang tính chất tranh thủ, tình cờ. Lý do là bởi cho đến thời điểm hiện tại, mục đích chính của khách du lịch đến Việt Nam không phải là tôn giáo, tâm linh mà là sự tham quan nhiều điểm du lịch nổi tiếng trải khắp đất nước Việt Nam. b. Nhu cầu về hoạt động tham quanNhu cầu đầu tiên khi đến viếng thăm các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo của du khách là tham quan, vãn cảnh (73,5%), sau đó là thắp hương hành lễ (45,5%), cầu an, cầu tài, cầu lộc, cầu phúc (31,2%), chiêm bái Phật, Chúa, Mẫu, Thánh (26,8%). Các hoạt động khác chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ như hành thiền, cầu nguyện (15,6%), nghiên cứu, trao đổi học thuật, giáo lý (13,1%), tham gia các nghi lễ tôn giáo (10%), dùng cơm chay (7,2%),... Trong đó, đối với khách trong nước, hoạt động chính khi đến thăm các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo ở Huế là tham quan vãn cảnh (72,6%), thắp hương hành lễ (61,8%), sau đó là các hoạt động cầu an, cầu tài, cầu lộc, cầu phúc (39,2%), chiêm bái Phật, Chúa, Mẫu, Thánh (30,7%), hành thiền cầu nguyện (14,2%), tham gia các nghi lễ tôn giáo (11,3%), dùng cơm chay (10,4%),...Tương tự như khách trong nước, khách quốc tế muốn tham quan, vãn cảnh chiếm tỷ lệ lớn (75,2%), sau đó là chiêm bái Phật, Chúa, Mẫu, Thánh (19,3%), nghiên cứu, trao đổi học thuật (19,3%), số lượng hành thiền, cầu nguyện tương đối nhỏ (18,3%); việc cầu an, cầu tài, cầu lộc, cầu phúc cũng được thể hiện nhiều hơn (15,6%), thắp hương hành lễ (13,8%), tham gia các nghi lễ tôn giáo (7,3%) và cúng dường, cung tiến lễ vật (7,3%). Các hoạt động như tham gia các nghi lễ, rút xăm để giải đoán tương lai, vận mệnh, xưng tội, sám hối, hầu đồng hầu bóng, dùng cơm chay hay hoạt động thiện nguyện thường rất ít xảy ra đối với khách nước ngoài.Những hoạt động này có sự chênh nhau ở một vài yếu tố như về chiêm bái và thắp hương hành lễ. Tuy nhiên nhìn tổng thể chung thì hoạt động nhiều nhất vẫn tập trung vào việc tham quan, vãn cảnh. Nguyên nhân của những con số này không hẳn là do du khách không muốn tham gia mà còn liên quan đến chính các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng. Hầu hết các địa điểm tôn giáo ngoài những ngày lễ lớn như lễ Phật Đản của Phật giáo, các ngày còn lại trong năm đều không có những hoạt động gì nổi bật, bởi vậy trên thực tế các địa điểm này chỉ phù hợp với tham quan, vãn cảnh, thắp hương cầu khấn. c. Nhu cầu về cảnh quanHầu hết các cơ sở tôn giáo mà du khách lựa chọn qua cuộc khảo sát đều là những cơ sở lớn, có tính lịch sử và cũng là những ngôi chùa có cảnh quan hữu tình, thoáng đãng... Cảnh quan có tác dụng lớn trong việc lựa chọn của du khách. Bằng chứng là Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã được xây dựng trong thời gian gần đây nhưng sớm thu hút được lượng khách du lịch đáng kể mặc dù vị trí của chùa khá cách xa trung tâm thành phố, việc di chuyển tương đối trở ngại, khó khăn. Chính vì vậy, trong số 75,7% ý kiến của du khách đồng ý là sẽ trở lại cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo đã từng viếng thăm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thì phần lớn đều xuất phát từ mục đích, nhu cầu muốn tìm hiểu, tham quan cảnh đẹp, chụp hình. 3.2. Nhóm nhu cầu cơ bản (ẩm thực, lưu trú...)Nhu cầu về ẩm thực và nhu cầu về lưu trú đối với loại hình du lịch văn hóa tâm linh tại Thừa Thiên Huế chưa phải là nhu cầu bức thiết do các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, tại Huế phần lớn không cách quá xa trung tâm thành phố và thời gian tham quan tại các cơ sở này lại tương đối ngắn. Điều này cũng tương tự với trường hợp nhu cầu về ẩm thực. Sau khi hoàn thành các hoạt động tham quan, vãn cảnh, lễ bái tại các địa điểm du lịch thì du khách có thể ra ngoài để ăn uống, nghỉ ngơi. Tuy nhiên, đối với những khách du lịch thuần về du lịch tâm linh thì thực tế nhu cầu ẩm thực và lưu trú tại cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng của họ rất lớn nhằm đảm bảo thời gian toàn tâm toàn ý cầu nguyện, tịnh tâm. 3.3. Nhóm nhu cầu bổ sung: Nhu cầu về sản phẩm lưu niệm Hiện nay, chỉ có 50,5% du khách khi được hỏi trả lời là có mua các sản phẩm lưu niệm/đặc sản ẩm thực khi đến tham quan tại các địa điểm du lịch văn hóa tâm linh, trong đó du khách nội địa chiếm 64,3%, du khách quốc tế chỉ chiếm 26,7%. Những sản phẩm mà du khách trong nước thường quan tâm là mè xững, chuỗi hạt, áo dài, hương trầm, trà cung đình, nón bài thơ và một số vật lưu niệm như đồng xu, móc khóa xe, tượng Phật, tranh ảnh về Huế, thư pháp,... trong khi du khách quốc tế có xu hướng mua những vật lưu niệm nhỏ như tượng đồng, khăn thêu hoặc áo, mũ phục vụ cho việc đi lại trong chuyến du lịch của mình. Như vậy, nhu cầu của khách du lịch trong nước về sản phẩm lưu niệm du lịch văn hóa tâm linh khá lớn. Tuy nhiên, sản phẩm lưu niệm du lịch văn hóa tâm linh tại Thừa Thiên Huế cho đến nay vẫn còn đơn điệu, kém hấp dẫn. Để có điều kiện mua được các sản phẩm chất lượng, có giá trị văn hóa cao về làm kỷ niệm hay quà tặng, nhiều du khách cho rằng nên tạo điều kiện cho người tu hành tham gia vào quá trình sản xuất và kinh doanh sản phẩm lưu niệm tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo của họ. 4. Thay lời kếtHiện nay, nhu cầu du lịch văn hóa tâm linh của khách du lịch đến Thừa Thiên Huế đang ở mức độ trung bình, biểu hiện ở số lượt khách khá cao nhưng thời gian lưu trú lại ngắn. Sở dĩ có hiện tượng này là bởi có sự chênh lệch giữa mục đích của du khách và khả năng đáp ứng của cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng ở Thừa Thiên Huế. Mục đích đến các cơ sở du lịch tâm linh của khách khá đa dạng, hướng đến việc thực hành những hoạt động tâm linh như cầu an, chiêm bái thần, phật, để cầu nguyện, cầu may, tịnh tâm, giải tỏa căng thẳng... Trong khi đó các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo ở Thừa Thiên Huế mặc dù có ý nghĩa tôn giáo lớn, có quang cảnh đẹp, hữu tình, có truyền thống lịch sử lâu đời, có kiến trúc đặc sắc... nhưng chỉ mới dừng lại ở khả năng tạo không gian yên tĩnh và an bình cho khách mà chưa tạo ra được sản phẩm du lịch tâm linh đúng nghĩa bao gồm cả lưu trú, ẩm thực, sinh hoạt tôn giáo... Chính vì vậy, trên thực tế, đa số khách du lịch chỉ mới tham quan, vãn cảnh ở các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo mà chưa có điều kiện để trải nghiệm hoạt động tâm linh thực sự. Để đáp ứng nhu cầu phong phú và đa dạng của khách như trên, việc xây dựng và phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh là điều hết sức cần thiết. Lợi thế của tỉnh Thừa Thiên Huế về các điểm tín ngưỡng, tôn giáo nổi tiếng, linh thiêng, phong cảnh đẹp, cộng với thị trường du khách tiềm năng hiện nay là cơ sở quan trọng, là tiềm năng vững chắc để phát triển. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} 1 Cuộc khảo sát do Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng thực hiện tại các điểm du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong hai năm 2012 -2013. 2 Báo cáo số 69/BC-SVHTTDL của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế về Kết quả hoạt động năm 2012, phương hướng, nhiệm vụ năm 2013. Tác giả Lư Thúy Liên Trong phạm vi bài nghiên cứu này, tác giả tập trung làm rõ nhu cầu du lịch văn hóa tâm linh của khách du lịch đến Huế thông qua một số số liệu thống kê khảo sát, phỏng vấn khách du lịch đến Thừa Thiên Huế trong thời gian qua. 1. Đặt vấn đề Hiện nay, du lịch văn hóa tâm linh là loại hình du lịch không còn xa lạ đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy vậy, ở Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng loại hình này chỉ mới manh mún, chưa được định hình một cách rõ ràng nhưng đã bắt đầu nhen nhóm phát triển. Với lợi thế là vùng đất truyền thống văn hóa, là nơi tọa lạc của nhiều địa điểm tâm linh lớn của miền Trung, Thừa Thiên Huế có đầy đủ điều kiện, tiềm năng để phát triển loại hình du lịch này. Tuy nhiên, để phát triển loại hình du lịch tâm linh thì bên cạnh tiềm năng vốn có thì việc xác định và định hướng nhu cầu du lịch tâm linh đóng vai trò không kém phần quan trọng. Trong phạm vi bài nghiên cứu này, chúng tôi tập trung làm rõ nhu cầu du lịch văn hóa tâm linh của khách du lịch đến Huế thông qua một số số liệu thống kê khảo sát, phỏng vấn khách du lịch đến Thừa Thiên Huế trong thời gian qua. Chùa Thiên Mụ - thành phố Huế 2. Thước đo nhu cầu du lịch văn hóa tâm linh của khách du lịch đến Thừa Thiên Huế Cũng như các loại hình du lịch khác, đối với loại hình du lịch văn hóa tâm linh, nhu cầu du lịch được đo bằng hàng loạt các đơn vị, bao gồm cả tiền tệ quốc gia, lượng khách, đêm ngày, quãng đường đi... Nhu cầu ấy được thể hiện tập trung trên 3 yếu tố: số lượt khách, thời gian lưu trú và mức độ chi trả cho hoạt động du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn. 2.1. Số lượt khách đã du lịch văn hóa tâm linh tại Huế và có nhu cầu du lịch tâm linh tại HuếHiện nay, chưa có số liệu thống kê hoàn chỉnh về số lượt khách đã du lịch văn hóa tâm linh ở Huế. Tuy nhiên, cuộc khảo sát có ghi nhận về nhu cầu và ý định viếng thăm các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng ở Huế. Từ trước đến nay, hình ảnh du lịch Huế thường gắn liền với những hình ảnh quen thuộc mang tính đặc trưng của Huế như Đại Nội, lăng tẩm vua chúa triều Nguyễn... hay hình ảnh dòng sông và cảnh quan thơ mộng. Chính vì vậy, theo phán đoán chung, các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo không phải là địa điểm thu hút, hích thú nhất của khách du lịch, cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, khi được hỏi về nhu cầu viếng thăm cơ sở tín ngưỡng tôn giáo tại Huế, kết quả cho thấy rằng nhu cầu này đối với khách là không nhỏ, dù họ có theo hay không theo tín ngưỡng, tôn giáo. Trong số những khách du lịch có theo tôn giáo, có 78,5% có nhu cầu viếng thăm các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo; và 21,5% không có nhu cầu viếng thăm các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng. Những con số này cũng tương tự đối với trường hợp những khách không theo tôn giáo, tín ngưỡng, với tỷ lệ 78,1% khách có nhu cầu viếng thăm các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng và 21,9% không có nhu cầu.Trong đó, đối với khách nội địa có theo tôn giáo, tín ngưỡng, nhu cầu viếng thăm các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo khác với tôn giáo, tín ngưỡng mà họ đang theo là 85,9%/năm. Họ đến với các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo này bên cạnh việc tham dự lễ thì còn để tham quan và tìm hiểu thêm về kiến trúc, tôn giáo khác, muốn xem cái hay của các tôn giáo khác. Trong khi đó, những khách không theo tôn giáo, tín ngưỡng nào thì nhu cầu viếng thăm của họ cũng đạt 87%/năm. Mặc dầu không theo tín ngưỡng, tôn giáo nhưng họ vẫn muốn viếng thăm các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng nhằm tăng thêm hiểu biết về cảnh vật, kiến trúc và nét văn hóa tại các cơ sở đó, và để thấy tâm hồn mình thanh thản hơn.Đối với khách nước ngoài, có 55,4% khách không theo một tôn giáo, tín ngưỡng nào có nhu cầu viếng thăm các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, và có 61,5% khách dù đã có theo một tôn giáo, tín ngưỡng nhưng vẫn có nhu cầu viếng thăm các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo khác không thuộc tôn giáo, tín ngưỡng mà họ đang theo. Những con số này có sự chênh lệch tương đối giữa khách nội địa với khách nước ngoài. Nhìn chung, đối với khách nội địa, dù có theo tôn giáo, tín ngưỡng hay không, đa số khách du lịch trong nước đều muốn viếng thăm các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng với mục đích tìm hiểu và cầu an cho gia đình. Khác với khách nội địa, mục đích viếng thăm các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo của khách quốc tế hướng đến sự thỏa mãn trí tò mò và tìm hiểu, khám phá các nền văn hóa mới lạ hoặc các kiến trúc đặc thù. 2.2. Thời gian dừng chânTheo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, ngày lưu trú bình quân của khách du lịch đến Huế là 2,06 ngày. Trong khi đó, thời gian lưu giữ, ở lại của du khách khi đến mỗi cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo nhiều nhất là từ một giờ đến một buổi (54,3%) và có đến 25,9% chỉ đến theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa” trong vòng chưa đến một giờ. Con số ở lại từ một buổi đến 1 ngày chỉ chiếm 14,5% và trên 1 ngày chỉ chiếm 5,2%. Điều khác biệt giữa du khách nước ngoài và du khách Việt là ở chỗ thời gian lưu lại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo từ một buổi đến một ngày khá cao, chiếm 23,5% so với du khách nội địa là 14,5%. Nhìn chung, thời gian lưu lại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo của du khách kể cả khách Việt và khách nước ngoài đều ngắn. Sở dĩ như vậy là vì một phần thời gian của du khách hạn hẹp, hoặc nếu có thời gian thì du khách cũng không biết làm gì trong một khoảng thời gian dài, khi mà tại cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng không hề có một dịch vụ liên quan đến ẩm thực hay lưu trú nào đảm bảo nhu cầu thiết yếu của du khách. 2.3. Chi trả cho các dịch vụ du lịch tâm linh Năm 2014, doanh thu du lịch ước đạt 2.707 tỷ đồng, tăng 14,41% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu quốc tế chiếm 60%. (2) Doanh thu thu được từ du lịch tâm linh của khách du lịch đến Huế ngoài các khoản chi trả bình thường (đi lại, ăn ở, vé tham quan...) như các loại hình du lịch khác, còn có một lượng đáng kể từ các hoạt động phục vụ tâm linh cúng dường, lễ phục, từ thiện,... Đây là một lượng thu khá lớn, đặc biệt là từ khách du lịch trong nước và các Việt kiều. 3. Nhu cầu của khách du lịch khi đến tham quan tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo HuếDu lịch văn hóa tâm linh là loại hình du lịch mang tính đặc thù, vì vậy, khi đánh giá nhu cầu của khách, chúng tôi lựa chọn một vài đặc điểm riêng biệt dựa trên các nhóm nhu cầu du lịch. 3.1. Về nhóm nhu cầu đặc trưng (tham quan, nghỉ dưỡng,...) a. Nhu cầu về loại tôn giáo, tín ngưỡngTrong số những khách du lịch được khảo sát, trong đó bao gồm cả những khách có theo tôn giáo tín ngưỡng hoặc không theo một tôn giáo tín ngưỡng nào thường có nhu cầu viếng thăm một số cơ sở tín ngưỡng tôn giáo như thuộc hai tôn giáo chính ở Việt Nam là Phật giáo và Thiên Chúa giáo. Điều đáng lưu ý là đối với khách nước ngoài, người ta không phân biệt quá nhiều trong việc chọn lựa loại hình tôn giáo để viếng thăm. Mặc dầu đối với khách có theo tôn giáo, tín ngưỡng, họ có thiên hướng tìm kiếm những cơ sở tôn giáo liên quan đến tôn giáo mà họ đang theo để bên cạnh tham quan là chiêm bái và hành lễ, tuy nhiên, sự tìm kiếm đó không quá gay gắt và bắt buộc mà chỉ mang tính chất tranh thủ, tình cờ. Lý do là bởi cho đến thời điểm hiện tại, mục đích chính của khách du lịch đến Việt Nam không phải là tôn giáo, tâm linh mà là sự tham quan nhiều điểm du lịch nổi tiếng trải khắp đất nước Việt Nam. b. Nhu cầu về hoạt động tham quanNhu cầu đầu tiên khi đến viếng thăm các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo của du khách là tham quan, vãn cảnh (73,5%), sau đó là thắp hương hành lễ (45,5%), cầu an, cầu tài, cầu lộc, cầu phúc (31,2%), chiêm bái Phật, Chúa, Mẫu, Thánh (26,8%). Các hoạt động khác chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ như hành thiền, cầu nguyện (15,6%), nghiên cứu, trao đổi học thuật, giáo lý (13,1%), tham gia các nghi lễ tôn giáo (10%), dùng cơm chay (7,2%),... Trong đó, đối với khách trong nước, hoạt động chính khi đến thăm các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo ở Huế là tham quan vãn cảnh (72,6%), thắp hương hành lễ (61,8%), sau đó là các hoạt động cầu an, cầu tài, cầu lộc, cầu phúc (39,2%), chiêm bái Phật, Chúa, Mẫu, Thánh (30,7%), hành thiền cầu nguyện (14,2%), tham gia các nghi lễ tôn giáo (11,3%), dùng cơm chay (10,4%),...Tương tự như khách trong nước, khách quốc tế muốn tham quan, vãn cảnh chiếm tỷ lệ lớn (75,2%), sau đó là chiêm bái Phật, Chúa, Mẫu, Thánh (19,3%), nghiên cứu, trao đổi học thuật (19,3%), số lượng hành thiền, cầu nguyện tương đối nhỏ (18,3%); việc cầu an, cầu tài, cầu lộc, cầu phúc cũng được thể hiện nhiều hơn (15,6%), thắp hương hành lễ (13,8%), tham gia các nghi lễ tôn giáo (7,3%) và cúng dường, cung tiến lễ vật (7,3%). Các hoạt động như tham gia các nghi lễ, rút xăm để giải đoán tương lai, vận mệnh, xưng tội, sám hối, hầu đồng hầu bóng, dùng cơm chay hay hoạt động thiện nguyện thường rất ít xảy ra đối với khách nước ngoài.Những hoạt động này có sự chênh nhau ở một vài yếu tố như về chiêm bái và thắp hương hành lễ. Tuy nhiên nhìn tổng thể chung thì hoạt động nhiều nhất vẫn tập trung vào việc tham quan, vãn cảnh. Nguyên nhân của những con số này không hẳn là do du khách không muốn tham gia mà còn liên quan đến chính các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng. Hầu hết các địa điểm tôn giáo ngoài những ngày lễ lớn như lễ Phật Đản của Phật giáo, các ngày còn lại trong năm đều không có những hoạt động gì nổi bật, bởi vậy trên thực tế các địa điểm này chỉ phù hợp với tham quan, vãn cảnh, thắp hương cầu khấn. c. Nhu cầu về cảnh quanHầu hết các cơ sở tôn giáo mà du khách lựa chọn qua cuộc khảo sát đều là những cơ sở lớn, có tính lịch sử và cũng là những ngôi chùa có cảnh quan hữu tình, thoáng đãng... Cảnh quan có tác dụng lớn trong việc lựa chọn của du khách. Bằng chứng là Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã được xây dựng trong thời gian gần đây nhưng sớm thu hút được lượng khách du lịch đáng kể mặc dù vị trí của chùa khá cách xa trung tâm thành phố, việc di chuyển tương đối trở ngại, khó khăn. Chính vì vậy, trong số 75,7% ý kiến của du khách đồng ý là sẽ trở lại cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo đã từng viếng thăm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thì phần lớn đều xuất phát từ mục đích, nhu cầu muốn tìm hiểu, tham quan cảnh đẹp, chụp hình. 3.2. Nhóm nhu cầu cơ bản (ẩm thực, lưu trú...)Nhu cầu về ẩm thực và nhu cầu về lưu trú đối với loại hình du lịch văn hóa tâm linh tại Thừa Thiên Huế chưa phải là nhu cầu bức thiết do các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, tại Huế phần lớn không cách quá xa trung tâm thành phố và thời gian tham quan tại các cơ sở này lại tương đối ngắn. Điều này cũng tương tự với trường hợp nhu cầu về ẩm thực. Sau khi hoàn thành các hoạt động tham quan, vãn cảnh, lễ bái tại các địa điểm du lịch thì du khách có thể ra ngoài để ăn uống, nghỉ ngơi. Tuy nhiên, đối với những khách du lịch thuần về du lịch tâm linh thì thực tế nhu cầu ẩm thực và lưu trú tại cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng của họ rất lớn nhằm đảm bảo thời gian toàn tâm toàn ý cầu nguyện, tịnh tâm. 3.3. Nhóm nhu cầu bổ sung: Nhu cầu về sản phẩm lưu niệmHiện nay, chỉ có 50,5% du khách khi được hỏi trả lời là có mua các sản phẩm lưu niệm/đặc sản ẩm thực khi đến tham quan tại các địa điểm du lịch văn hóa tâm linh, trong đó du khách nội địa chiếm 64,3%, du khách quốc tế chỉ chiếm 26,7%. Những sản phẩm mà du khách trong nước thường quan tâm là mè xững, chuỗi hạt, áo dài, hương trầm, trà cung đình, nón bài thơ và một số vật lưu niệm như đồng xu, móc khóa xe, tượng Phật, tranh ảnh về Huế, thư pháp,... trong khi du khách quốc tế có xu hướng mua những vật lưu niệm nhỏ như tượng đồng, khăn thêu hoặc áo, mũ phục vụ cho việc đi lại trong chuyến du lịch của mình. Như vậy, nhu cầu của khách du lịch trong nước về sản phẩm lưu niệm du lịch văn hóa tâm linh khá lớn. Tuy nhiên, sản phẩm lưu niệm du lịch văn hóa tâm linh tại Thừa Thiên Huế cho đến nay vẫn còn đơn điệu, kém hấp dẫn. Để có điều kiện mua được các sản phẩm chất lượng, có giá trị văn hóa cao về làm kỷ niệm hay quà tặng, nhiều du khách cho rằng nên tạo điều kiện cho người tu hành tham gia vào quá trình sản xuất và kinh doanh sản phẩm lưu niệm tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo của họ. 4. Thay lời kếtHiện nay, nhu cầu du lịch văn hóa tâm linh của khách du lịch đến Thừa Thiên Huế đang ở mức độ trung bình, biểu hiện ở số lượt khách khá cao nhưng thời gian lưu trú lại ngắn. Sở dĩ có hiện tượng này là bởi có sự chênh lệch giữa mục đích của du khách và khả năng đáp ứng của cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng ở Thừa Thiên Huế. Mục đích đến các cơ sở du lịch tâm linh của khách khá đa dạng, hướng đến việc thực hành những hoạt động tâm linh như cầu an, chiêm bái thần, phật, để cầu nguyện, cầu may, tịnh tâm, giải tỏa căng thẳng... Trong khi đó các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo ở Thừa Thiên Huế mặc dù có ý nghĩa tôn giáo lớn, có quang cảnh đẹp, hữu tình, có truyền thống lịch sử lâu đời, có kiến trúc đặc sắc... nhưng chỉ mới dừng lại ở khả năng tạo không gian yên tĩnh và an bình cho khách mà chưa tạo ra được sản phẩm du lịch tâm linh đúng nghĩa bao gồm cả lưu trú, ẩm thực, sinh hoạt tôn giáo... Chính vì vậy, trên thực tế, đa số khách du lịch chỉ mới tham quan, vãn cảnh ở các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo mà chưa có điều kiện để trải nghiệm hoạt động tâm linh thực sự. Để đáp ứng nhu cầu phong phú và đa dạng của khách như trên, việc xây dựng và phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh là điều hết sức cần thiết. Lợi thế của tỉnh Thừa Thiên Huế về các điểm tín ngưỡng, tôn giáo nổi tiếng, linh thiêng, phong cảnh đẹp, cộng với thị trường du khách tiềm năng hiện nay là cơ sở quan trọng, là tiềm năng vững chắc để phát triển. 1 Cuộc khảo sát do Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng thực hiện tại các điểm du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong hai năm 2012 -2013. 2 Báo cáo số 69/BC-SVHTTDL của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế về Kết quả hoạt động năm 2012, phương hướng, nhiệm vụ năm 2013. Tác giả Lư Thúy Liên Trở về đầu trang Thành phố Huế du lịch tâm linh nhu cầu văn hóa 9 Tổng số:1 lượt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10