Các khách mời ca ngợi Việt Nam là điểm đến hấp dẫn nhưng còn rào cản visa, hạ tầng hàng không quá tải...
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá về hiện trạng của ngành du lịch trong nền kinh tế Việt Nam tại Diễn đàn Cấp cao Du lịch Việt Nam 2018 diễn ra vào ngày 5-6/12 tại Hà Nội.
"Tôi đến Việt Nam từ tháng 3 với tư cách là du khách. Đồ ăn Việt Nam rất tuyệt vời. Chúng tôi đi thăm các cảnh quan thiên nhiên thú vị ở Hà Nội, Ninh Bình, Sài Gòn. Tôi được đi xe máy và có những trải nghiệm rất riêng", ông Brent Hill chia sẻ.
Ông John Lindquist cho biết, thời gian lưu trú của khách quốc tế ở Việt Nam và Thái Lan tương đương nhau (gần 10 ngày). Tuy nhiên, số tiền chi tiêu của khách đến Việt Nam là 96 USD mỗi ngày, ở Thái Lan con số này lên đến 163 USD.
Anh Hà Đức Mạnh khiến khán phòng xôn xao khi cho biết, hiện công ty của anh không dám đưa khách du lịch đến Sa Pa vì quá đông. "Việt Nam có tài nguyên tuyệt vời nhưng lại gặp khó khăn khi hạ tầng không đáp ứng được lượng khách", anh Mạnh nói.
"Tôi từng đi nói chuyện với rất nhiều người giàu ở Mỹ để quảng bá cho du lịch Việt Nam. Thế nhưng họ trả lời nếu vào Việt Nam, họ phải làm visa trong khi Singapore và Thái Lan không yêu cầu", ông Lương Hoài Nam kể. Ông cho rằng cần phải mở rộng danh sách các nước được miễn visa vào Việt Nam.
Theo ông Ngô Minh Đức, điều cần cải cách đầu tiên trong vấn đề visa ở Việt Nam là thay đổi tên miền xin visa online dễ nhớ hơn. "Điều này đã nói rất nhiều nhưng cách giải quyết rất chậm", ông Đức nói.
Hiện Mường Thanh quản lý 60 khách sạn với 16.000 nhân viên. Ông Phạm Hồng Dũng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Mường Thanh, cho biết, có năm, đơn vị mở liền 12 khách sạn. Tập đoàn gặp khó khăn khi tuyển dụng, bởi nhiều nhân sự mới ra trường kén chọn, thiếu kiên nhẫn, thiếu nhiệt huyết nhưng lại không muốn làm những công việc phổ thông.
Ông Craig Douglas chia sẻ về việc Việt Nam phải cạnh tranh với các nước trong khu vực có các điều kiện tương đồng. Nhiều du khách quay lại Thái Lan vì điều kiện visa tốt hơn Việt Nam.
Ảnh: Ngọc Thành
Đồ họa: Việt Chung