Tổ Quốc – Ngoài việc được tham gia rất nhiều tour du lịch hoàn toàn miễn phí, các phóng viên quốc tế đến đưa tin về Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ 2 tại Hà Nội sẽ được tặng một số những món quà lưu niệm mang đặc trưng văn hóa Việt.
Phóng viên quốc tế thích thú khi thưởng thức những món ăn của Việt Nam tại Trung tâm Báo chí Quốc tế
Gần 3.000 phóng viên quốc tế đã đến Việt Nam để tham dự đưa tin về
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều. Trong số này, sẽ có nhiều phóng viên
lần đầu tiên đến với Việt Nam. Tổng cục Du lịch đã phối hợp với Hiệp hội
Du lịch để tổ chức nhiều các tour du lịch hoàn toàn miễn phí cho các
phóng viên quốc tế trong những ngày diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Mỹ -
Triều.
Cùng với các tour du lịch miễn phí, những bữa ăn đậm chất
Việt ra, thì khi rời khỏi Việt Nam sau khi Hội nghị thượng đỉnh Mỹ -
Triều kết thúc tốt đẹp, các phóng viên quốc tế sẽ còn được mang về những
món quà lưu niệm mang đặc trưng của văn hóa Việt trong đó.
Cụ
thể, ngành Du lịch đã lựa chọn một số những món quà để tặng các phóng
viên quốc tế như: Tranh dân gian Đông Hồ, nón lá và chú Tễu...Đây đều là
những món quà – những sản phẩm lưu niệm có xuất xứ từ Việt Nam và mang
đậm đặc trưng của người Việt.
Tranh dân gian Đông Hồ
Trước hết nói về tranh dân gian Đông Hồ (làng Hồ, xã Song Hồ, huyện
Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Dòng tranh dân gian Đông Hồ có cội nguồn từ
xa xưa và ra đời phục vụ cho nhu cầu của người dân chơi tranh vào dịp
Tết đến, xuân về. Dòng tranh dân gian này do chính những người dân sáng
tạo ra, mang theo những nội dung người dân yêu thích và được thể hiện
bằng một ngôn ngữ dễ hiểu, đơn giản.
Bản khác gỗ của tranh dân gian Đông Hồ
Nét độc đáo thu hút người xem của Tranh dân gian Đông Hồ chính là màu
sắc và chất liệu giấy in. Giấy dùng in tranh là một loại giấy được chế
tạo thủ công từ cây Dó. Loại giấy này được quét lên một lớp hồ điệp để
tạo nét sáng óng ánh đặc thù, và cũng vì đó mà tranh Đông Hồ có thêm một
tên gọi khác là tranh Điệp. Bột điệp được chế ra từ vỏ con sò điệp nung
nóng, nghiền nhỏ rồi trộn với hồ được nấu từ bột gạo tẻ, hoặc gạo nếp,
sau đó được quét lên giấy vẽ bằng một chiếc chổi lá thông sẽ để lại trên
nền giấy những vệt màu không đều. Thậm chí có nhiều chỗ giấy không có
màu. Vỏ điệp tự nhiên cho màu trắng với ánh lấp lánh của những mảnh điệp
nhỏ dưới ánh sáng. Màu in cũng là một nét độc đáo trong quá trình sáng
tạo của những nghệ nhân dân gian. Tất cả màu đều được chế ra từ hoa, lá,
quả, cây trong tự nhiên như màu đen lấy từ than xoan hay than lá tre;
màu vàng lấy từ hoa hòe; màu xanh từ lá chàm, gỉ đồng..
Để có được
tờ tranh, các nghệ nhân còn phải chế bản để in. Có hai loại bản khắc:
khắc màu và khắc nét. Muốn có được bản khắc màu, người ta phải chọn loại
gỗ thớ mềm, xốp và dễ hút màu. Các nghệ nhân làng Hồ thường chọn gỗ
giổi, gỗ vàng tâm để làm bản khắc và in màu. Bản khắc nét phải được khắc
trên loại gỗ bền, chắc, thớ dẻo, mịn như gỗ thị, gỗ mõ, gỗ lồng mực.
Cách in tranh là lối in ván sấp và in theo dây chuyền. Mỗi người in một
màu. Trong tranh có bao nhiêu màu thì phải có bấy nhiêu bản khắc màu và
lần in. Cuối cùng và quan trọng là in nét. Nét in sẽ chặn các mảng.
Nón lá
Về nón lá. Có lẽ, đây là món quà đã khá phổ biến và nổi tiếng của Việt
Nam. Hình ảnh chiếc nón lá đã đi vào thơ ca, nhạc họa, mỹ thuật, nhiếp
ảnh và cả điện ảnh….Chiếc nón lá gắn liền với hình ảnh người phụ nữ Việt
Nam tần tảo sớm hôm, vừa giỏi việc nước, lại đảm việc nhà. Người phụ nữ
Việt Nam xưa, từ trẻ cho tới già đều sử dụng nón lá để che mưa, che
nắng khi đi lao động, hay trong sinh hoạt thường ngày. Ở một số nơi, khi
con trai lấy vợ, người mẹ thường cầm theo một chiếc nón lá để sang đón
nàng dâu về nhà mình. Ngày nay, nón lá không còn phù hợp và thông dụng
nhiều trong cuộc sống nữa. Tuy nhiên, nó vấn luôn hiện hữu ở tất cả mọi
nơi và đặc biệt đã trở thành món quà kỷ niệm độc đáo của Việt Nam dành
tặng khách du lịch nước ngoài.
Chú Tễu trong nghệ thuật múa rối nước
Về quà tặng chú Tễu. Đây cũng là một hình ảnh rất thân thuộc đối với
người Việt Nam. Chú Tếu gắn liền với nghệ thuật múa rối nước độc đáo của
Việt Nam. Một loại hình nghệ thuật gắn liền với nền văn hóa lúa nước.
Múa rối nước là một trong những loại hình sân khấu tiêu biểu cho nền văn
hóa dân tộc Việt Nam - Thể hiện trí tuệ và sự thông minh, sức sáng
tạo của con người Việt Nam. Trong xã hội hiện đại hôm nay, múa rối
nước không còn quá xa lạ với quảng đại quần chúng trong nước và trên thế
giới. Có lẽ thời gian là một trong những nhân tố giúp múa rối nước định
hình, khẳng định và phát triển, được xếp hạng là một trong những loại
hình nghệ thuật có giá trị cao, mang tính truyền thống trong đời sống
văn hóa tinh thần của nhân dân Việt Nam.
Trình diễn múa rối nước cho khách du lịch tại Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Hạ Long
Việt Nam đang là tâm điểm của thế giới khi
trở thành chủ nhà cho sự kiện Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều. Hà Nội,
thành phố vì hòa bình nay lại là nơi kiến tạo hòa bình cho thế giới.
Hình ảnh Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong –un hạ kính xe vãy tay chào
người dân Việt Nam đón ông ở hai bên đường là một hình ảnh vô cùng đẹp
và đầy ý nghĩa. Mong rằng Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều sẽ thành công
tốt đẹp và bạn bè thế giới sẽ hiểu thêm về đất nước, con người Việt Nam.
Hình ảnh du lịch Việt Nam cũng sẽ được các phóng viên quốc tế mang theo
và lan tỏa giúp thông qua chính những món quà tặng ý nghĩa này./.
Vi Phong thực hiện