Phát huy vai trò của di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch Phát huy vai trò của di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch Trong khuôn khổ Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2023, ngày 22/4 tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội thảo quốc tế về phát huy vai trò của di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch. Quang cảnh buổi hội thảo. Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương nhấn mạnh, hội thảo quốc tế về phát huy vai trò của di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch là diễn đàn hướng đến một không gian khoa học để các nhà lãnh đạo, nhà hoạch định chính sách, học giả, doanh nghiệp, doanh nhân và tổ chức phi chính phủ trao đổi, thảo luận về vai trò của di sản văn hóa trong lộ trình thúc đẩy du lịch gắn với phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam. Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương chia sẻ, trong thời gian qua, công tác kiểm kê, lập hồ sơ xếp hạng, ghi danh, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa luôn được các cấp, các ngành, các địa phương ở Việt Nam quan tâm triển khai thực hiện. Theo thống kê, ở Việt Nam hiện có hơn 40 nghìn di tích, trong số đó hơn 10.000 di tích cấp tỉnh, hơn 3.610 di tích quốc gia, 128 di tích quốc gia đặc biệt, 8 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới; khoảng 70.000 di sản văn hóa phi vật thể được kiểm kê, 483 di sản được Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó có 15 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh… Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát biểu tại hội thảo. Các di sản văn hóa, di tích, danh lam thắng cảnh sau khi được xếp hạng, ghi danh và được bảo tồn, tu bổ, tôn tạo đã trở thành địa chỉ quan trọng trong việc thu hút ngày càng đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế tới tham quan, nghiên cứu. Cụ thể, trước thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, chỉ tính riêng tại 8 di sản thế giới ở Việt Nam năm 2016 đón hơn 14 triệu lượt khách. Năm 2019 tăng lên khoảng hơn 18 triệu lượt khách đến tham quan; doanh thu đạt hàng nghìn tỷ đồng. Đây là minh chứng sống động cho việc phát huy giá trị của di sản, khẳng định sự đóng góp tích cực, hiệu quả của các di sản trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội, tạo sinh kế cho người dân. Tại hội thảo, đại biểu trong và ngoài nước đã đặc biệt quan tâm tập trung thảo luận về xây dựng chiến lược định vị thương hiệu địa phương trên bản đồ du lịch trong nước và quốc tế; bàn các giải pháp tạo dấu ấn và thu hút khách du lịch thông qua việc khai thác, bảo tồn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Tìm cách tạo ra lợi thế cạnh tranh và khẳng định hình ảnh của địa phương với tư cách là địa điểm tham quan, sinh sống, làm việc và đầu tư. Nhiều ý kiến thảo luận cũng làm rõ các cơ chế, chính sách, giải pháp và chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa và di sản nhằm thúc đẩy phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế; đồng thời nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng về bảo tồn và phát huy giá trị các di sản, di tích văn hóa. Theo ông Nguyễn Đức Khương, Chủ tịch Tổ chức khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu, ngành du lịch Việt Nam sẽ phát triển nếu như chúng ta tìm cách đưa ra được những giải pháp làm thế nào để những địa phương, người dân hiểu rõ được giá trị văn hóa và di sản để tạo chuyển biến trong nhận thức nhằm khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của mỗi di sản. Còn theo Giáo sư Aaron Ahuvia, chuyên gia thương hiệu của Hoa Kỳ cho rằng, để phát triển du lịch bền vững thì Việt Nam cần phải phát triển thương hiệu của ngành du lịch. Khi xây dựng được thương hiệu cần khai thác tốt tiềm năng, lợi thế vốn có, nhất là lợi thế của các di sản. Đồng thời cần đẩy mạnh quảng bá du lịch và có thêm nhiều dịch vụ trải nghiệm để thu hút khách tham quan. Hội thảo có sự tham gia của nhiều đại biểu, chuyên gia nước ngoài. Ông Hà Văn Siêu, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đề nghị, để phát triển du lịch bền vững, cần phải đánh giá sức tải của di sản để có quy hoạch, định hướng phát triển một cách hài hòa, cân bằng với nội tại của di sản; không thể phát triển một cách thương mại quá mức, không thể phát triển một cách tự phát mà phải có sự cân nhắc, đặc biệt trên nguyên tắc tôn trọng di sản để làm sao sức tải của di sản văn hóa đủ để chúng ta phát triển một cách bền vững. Hội thảo quốc tế về phát huy vai trò của di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch trong bối cảnh đất nước đang phát triển mạnh, đặc biệt là phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch ở các địa phương trong cả nước. Dựa trên các ý kiến phát biểu, trao đổi của các đại biểu trong và ngoài nước sẽ là cơ sở thực tiễn cho hoạt động bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững ở các đại phương trong bối cảnh đô thị hóa hiện nay. Ngọc Long Nguồn: Báo Nhân Dân Trong khuôn khổ Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2023, ngày 22/4 tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội thảo quốc tế về phát huy vai trò của di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch. Quang cảnh buổi hội thảo. Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương nhấn mạnh, hội thảo quốc tế về phát huy vai trò của di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch là diễn đàn hướng đến một không gian khoa học để các nhà lãnh đạo, nhà hoạch định chính sách, học giả, doanh nghiệp, doanh nhân và tổ chức phi chính phủ trao đổi, thảo luận về vai trò của di sản văn hóa trong lộ trình thúc đẩy du lịch gắn với phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam. Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương chia sẻ, trong thời gian qua, công tác kiểm kê, lập hồ sơ xếp hạng, ghi danh, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa luôn được các cấp, các ngành, các địa phương ở Việt Nam quan tâm triển khai thực hiện. Theo thống kê, ở Việt Nam hiện có hơn 40 nghìn di tích, trong số đó hơn 10.000 di tích cấp tỉnh, hơn 3.610 di tích quốc gia, 128 di tích quốc gia đặc biệt, 8 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới; khoảng 70.000 di sản văn hóa phi vật thể được kiểm kê, 483 di sản được Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó có 15 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh… Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát biểu tại hội thảo. Các di sản văn hóa, di tích, danh lam thắng cảnh sau khi được xếp hạng, ghi danh và được bảo tồn, tu bổ, tôn tạo đã trở thành địa chỉ quan trọng trong việc thu hút ngày càng đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế tới tham quan, nghiên cứu. Cụ thể, trước thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, chỉ tính riêng tại 8 di sản thế giới ở Việt Nam năm 2016 đón hơn 14 triệu lượt khách. Năm 2019 tăng lên khoảng hơn 18 triệu lượt khách đến tham quan; doanh thu đạt hàng nghìn tỷ đồng. Đây là minh chứng sống động cho việc phát huy giá trị của di sản, khẳng định sự đóng góp tích cực, hiệu quả của các di sản trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội, tạo sinh kế cho người dân. Tại hội thảo, đại biểu trong và ngoài nước đã đặc biệt quan tâm tập trung thảo luận về xây dựng chiến lược định vị thương hiệu địa phương trên bản đồ du lịch trong nước và quốc tế; bàn các giải pháp tạo dấu ấn và thu hút khách du lịch thông qua việc khai thác, bảo tồn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Tìm cách tạo ra lợi thế cạnh tranh và khẳng định hình ảnh của địa phương với tư cách là địa điểm tham quan, sinh sống, làm việc và đầu tư. Nhiều ý kiến thảo luận cũng làm rõ các cơ chế, chính sách, giải pháp và chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa và di sản nhằm thúc đẩy phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế; đồng thời nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng về bảo tồn và phát huy giá trị các di sản, di tích văn hóa. Theo ông Nguyễn Đức Khương, Chủ tịch Tổ chức khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu, ngành du lịch Việt Nam sẽ phát triển nếu như chúng ta tìm cách đưa ra được những giải pháp làm thế nào để những địa phương, người dân hiểu rõ được giá trị văn hóa và di sản để tạo chuyển biến trong nhận thức nhằm khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của mỗi di sản. Còn theo Giáo sư Aaron Ahuvia, chuyên gia thương hiệu của Hoa Kỳ cho rằng, để phát triển du lịch bền vững thì Việt Nam cần phải phát triển thương hiệu của ngành du lịch. Khi xây dựng được thương hiệu cần khai thác tốt tiềm năng, lợi thế vốn có, nhất là lợi thế của các di sản. Đồng thời cần đẩy mạnh quảng bá du lịch và có thêm nhiều dịch vụ trải nghiệm để thu hút khách tham quan. Hội thảo có sự tham gia của nhiều đại biểu, chuyên gia nước ngoài. Ông Hà Văn Siêu, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đề nghị, để phát triển du lịch bền vững, cần phải đánh giá sức tải của di sản để có quy hoạch, định hướng phát triển một cách hài hòa, cân bằng với nội tại của di sản; không thể phát triển một cách thương mại quá mức, không thể phát triển một cách tự phát mà phải có sự cân nhắc, đặc biệt trên nguyên tắc tôn trọng di sản để làm sao sức tải của di sản văn hóa đủ để chúng ta phát triển một cách bền vững. Hội thảo quốc tế về phát huy vai trò của di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch trong bối cảnh đất nước đang phát triển mạnh, đặc biệt là phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch ở các địa phương trong cả nước. Dựa trên các ý kiến phát biểu, trao đổi của các đại biểu trong và ngoài nước sẽ là cơ sở thực tiễn cho hoạt động bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững ở các đại phương trong bối cảnh đô thị hóa hiện nay.Ngọc LongNguồn: Báo Nhân Dân Trở về đầu trang Phú Thọ phát triển văn hóa phát triển du lịch 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10