Phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch - Bài 2: Cần những giải pháp đột phá Phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch - Bài 2: Cần những giải pháp đột phá Tiếp nối thành công của kỳ nghỉ Tết Dương lịch 2024, các địa phương đang khẩn trương xây dựng các chương trình, sản phẩm du lịch mới để thu hút khách trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn, đồng thời đẩy mạnh thực hiện các giải pháp mang tính đột phá để khắc phục những hạn chế, bất cập, phát triển du lịch nhanh và bền vững. Du khách tham quan, trải nghiệm tại khu du lịch Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Ảnh: LÊ LAN Là tỉnh duy nhất trong khu vực Tây Bắc có đường bay thẳng kết nối với Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2024, ngay đầu năm nay, tỉnh Điện Biên đã dành nguồn lực tổ chức các hoạt động văn hóa thu hút khách tham quan, du lịch. Khai thác có chiều sâu những thế mạnh Với mục tiêu đón hơn 1,3 triệu lượt khách du lịch, doanh thu hơn 2.200 tỷ đồng từ du lịch và tổ chức tốt các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/2024), tỉnh Điện Biên đã xây dựng kế hoạch, dự kiến tổ chức gần 170 hoạt động, sự kiện cấp quốc gia, cấp tỉnh với sự tham gia của 33 tỉnh, thành phố. Ông Vừ A Bằng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên cho biết: Trong năm 2024, tỉnh chủ động tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào các địa bàn trọng điểm, phát triển sản phẩm du lịch đặc thù; triển khai hiệu quả các mô hình hợp tác công-tư trong quản lý, đầu tư, khai thác các khu, điểm du lịch. Tỉnh đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, tập trung quảng bá hình ảnh vùng đất, con người Điện Biên đến bạn bè quốc tế và trong nước. Tour đêm Tinh hoa đạo học tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám. Ảnh: Chí Dũng Tại Hà Nội, ngay sau kỳ nghỉ Tết Dương lịch 2024, ngành du lịch Thủ đô khẩn trương triển khai các hoạt động để đón khách du lịch trong dịp Tết Nguyên đán với các hoạt động đậm sắc màu văn hóa. Trong hai ngày 20 và 21/1 (tức ngày 10 và 11 tháng Chạp năm Quý Mão), Ban Quản lý Làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây) tổ chức chương trình “Tết làng Việt” phục vụ khách du lịch với nhiều hoạt động văn hóa, tìm hiểu về các phong tục truyền thống Tết cổ truyền trong không gian của làng cổ. Các địa chỉ du lịch nổi tiếng khác của Hà Nội cũng chuẩn bị nhiều chương trình đón Tết Nguyên đán. Trong đó, tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch đêm như: Tour đêm Tinh hoa đạo học tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám, tour đạp xe trải nghiệm Đêm Thăng Long-Hà Nội, tour Đêm Thiêng liêng tại Nhà tù Hỏa Lò, vở diễn thực cảnh Tinh hoa Bắc Bộ tại Khu du lịch Tuần Châu-Quốc Oai... Đối với nhóm sản phẩm du lịch mới, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang cho biết: “Hà Nội sẽ đẩy mạnh khai thác du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm nông nghiệp... ở khu vực ngoại thành. Các sản phẩm du lịch đêm vẫn là điểm nhấn của du lịch Thủ đô trong năm 2024. (Ảnh: Vở diễn Tinh hoa Bắc Bộ tại Khu Du lịch Tuần Châu-Quốc Oai). Ảnh: Chí Dũng Hiện nay, đã có một số sản phẩm du lịch thể thao, du lịch cộng đồng gắn với chăm sóc sức khỏe tại các huyện Ba Vì, Sóc Sơn...; du lịch trải nghiệm nông nghiệp tại các huyện: Thanh Trì, Đan Phượng, Đông Anh, Ba Vì...”. Sở Du lịch đã khảo sát xây dựng hai tuyến du lịch mới “Khám phá Con đường di sản Nam Thăng Long”, khai thác thế mạnh di sản văn hóa, làng nghề ở các huyện phía nam thành phố. Tỉnh Ninh Bình lại tập trung phát triển những sản phẩm du lịch mang tính khác biệt. Trong chương trình công tác năm 2024, tỉnh Ninh Bình đã xây dựng các đề án nhằm thúc đẩy du lịch như: Đề án xây dựng Ninh Bình là thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị di sản thiên niên kỷ tiêu biểu ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương trên nền tảng Cố đô Hoa Lư; Đề án phát triển các ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa-xã hội, môi trường sinh thái chuyên biệt, đặc sắc ở Ninh Bình dựa trên tiềm năng nổi trội, lợi thế cạnh tranh gắn với phát triển du lịch… Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình mới đây đã ban hành nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2030. Theo đó, tỉnh hỗ trợ kinh phí tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức du lịch cho các tổ chức, người dân; đào tạo nghề du lịch cho công dân đủ 18 tuổi trở lên, cư trú trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ tham gia xúc tiến du lịch trong và ngoài nước. Tỉnh còn có chính sách hỗ trợ cho mỗi hộ dân 100 triệu đồng để đầu tư xây mới, hỗ trợ 50 triệu đồng cho nâng cấp, cải tạo homestay; hỗ trợ thành lập và duy trì hoạt động của đội văn nghệ, câu lạc bộ văn nghệ quần chúng tại các địa phương để phục vụ khách du lịch; hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch mới đến 200 triệu đồng/sản phẩm. Phố cổ Hoa Lư (thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình) thu hút đông khách du lịch về đêm. Ảnh: XUÂN TRƯỜNG Dự kiến trong năm 2024 có khoảng 60 tàu du lịch thuộc nhiều thương hiệu lớn và nổi tiếng thế giới như Mein Schiff 6 và 5, Celebrity Solstice, Noordam, MSC Splendida, Westerdam... mang theo khoảng 80 nghìn du khách, trong đó phần lớn là khách đến từ các nước châu Âu, Mỹ, đăng ký cập Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh). Để tăng sức hấp dẫn và tạo nên những trải nghiệm mới lạ cho du khách, thành phố và tỉnh xây dựng những sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, đồng thời mở rộng vùng tham quan để du khách có nhiều lựa chọn và được cung cấp dịch vụ tốt nhất khi đến Quảng Ninh như nhà trưng bày không gian văn hóa đồng bào dân tộc Dao Thanh Y ở thành phố Uông Bí; sản phẩm du lịch Phiên chợ ký ức của Chi hội đồ xưa, Hội Cổ vật; khám phá công trường khai thác than của Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam... Đối với các khách du lịch lưu trú trên các tàu du lịch tại Vịnh Hạ Long, các đơn vị cũng xây dựng nhiều sản phẩm du lịch mới lạ, hấp dẫn như: Khám phá cuộc sống ngư dân các làng chài; ngắm mặt trời lặn; chèo thuyền kayak, tập dưỡng sinh, nấu ăn, spa, trị liệu, ngắm Vịnh Hạ Long từ thủy phi cơ... Xóa tính mùa vụ trong du lịch Làm gì để khắc phục tính “mùa vụ” trong du lịch khai thác được các sản phẩm thích ứng với biến đổi khí hậu đang là vấn đề mà lãnh đạo ngành du lịch và các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch của nhiều địa phương suy nghĩ một cách nghiêm túc, từ đó có các giải pháp, bước đi phù hợp để mang lại những trải nghiệm thú vị cho du khách mà không quá phụ thuộc vào yếu tố thời tiết. Du khách tham quan, trải nghiệm, chụp ảnh lưu niệm tại Đảo Hoa thuộc xã Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Ảnh: Lê Lan Năm 2024, mục tiêu của tỉnh Hà Giang là đón 3,2 triệu du khách. Tỉnh mở thêm một số sản phẩm du lịch mới như bay dù lượn, khinh khí cầu ở các huyện vùng cao Yên Minh, Quản Bạ, Hoàng Su Phì; tận dụng lợi thế về cảnh quan, giá trị đa dạng sinh học tại các khu bảo tồn thiên nhiên để xây dựng các tuyến đi bộ theo loại hình du lịch sinh thái kết hợp tuần tra bảo vệ rừng trong các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia; mở các tour du lịch trải nghiệm trang trại trồng cam sành ở các huyện Bắc Quang, Quang Bình và vùng chè cổ thụ Shan tuyết ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì. Theo ông Nguyễn Hồng Hải, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang, tỉnh có 40 làng văn hóa tiêu biểu, nhưng chỉ có hai làng đạt tiêu chuẩn ASEAN. Sắp tới, tỉnh sẽ huy động các nguồn lực hỗ trợ các làng văn hóa đạt tiêu chuẩn ASEAN và xây dựng làng văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Bên cạnh đó, địa phương sẽ làm phong phú thêm các hoạt động trải nghiệm để giữ chân du khách như hình thành các trang trại mi-ni để du khách trải nghiệm một ngày làm nông dân; tham gia vào các công đoạn thu hoạch và chế biến chè Shan tuyết; trải nghiệm quá trình chăm sóc và thu hoạch mật ong; tham gia vào các công đoạn tại các làng nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, chạm bạc, làm khèn H’Mông... Tại tỉnh Quảng Bình, nhiều sản phẩm du lịch mùa mưa lũ, mùa thu đông ra đời tạo điểm nhấn thu hút du khách du lịch. Đó là các tour tham quan hang động Chà Lòi, thung lũng Còi Đá trong mùa mưa; khai thác hệ thống lưu trú Tú Làn Lodge và mười homestay nhà nổi tại gia đình người dân Tân Hóa, huyện Minh Hóa. Theo Giám đốc Sở Du lịch Quảng Bình Nguyễn Ngọc Quý, dựa trên điều kiện phát triển của cơ sở hạ tầng du lịch, lợi thế về nguồn tài nguyên và sự liên kết phát triển du lịch, tỉnh hỗ trợ phát triển thêm các nhóm sản phẩm du lịch mới gồm: du lịch lễ hội, du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, tổ chức sự kiện; các sản phẩm du lịch trên sông Nhật Lệ-Long Đại, sông Son, sông Chày; các dịch vụ giải trí ban đêm. Đồng bộ nhiều giải pháp Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo các ngành chức năng, các huyện, thành phố ưu tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất phát triển kinh tế du lịch, tập trung đầu tư cải tạo các tuyến giao thông từ thành phố Điện Biên Phủ đi các huyện và từ trung tâm huyện đến các điểm du lịch... Tỉnh kêu gọi các nhà đầu tư chiến lược, có thương hiệu, có năng lực, uy tín để nghiên cứu, triển khai các dự án khu du lịch phức hợp, khu nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp xanh, sạch, đẹp gắn với dịch vụ vui chơi, giải trí, thương mại, dịch vụ du lịch... Trong năm 2024, tỉnh sẽ hoàn thành công tác lập Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ; triển khai dự án bảo tồn, tôn tạo Khu trung tâm đề kháng Him Lam; thu hút đầu tư xây dựng công viên thực cảnh giới thiệu toàn cảnh về chiến trường Điện Biên Phủ. Khách du lịch trải nghiệm quá trình quay mật ong bạc hà tại xã Sính Lủng, huyện Đồng Văn (Hà Giang). Ảnh: Khánh Toàn Tương tự, ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh cũng yêu cầu các đơn vị tăng cường đầu tư phát triển hạ tầng, nhất là cảng biển du lịch; phối hợp với đại diện các hãng tàu biển, giới thiệu về quy mô và các chính sách xuất, nhập cảnh của Việt Nam để mở rộng thị trường khách du lịch tàu biển. Các lực lượng hải quan, biên phòng, kiểm dịch, cảng tàu luôn tạo điều kiện thuận lợi, chủ động tiếp nhận thông tin hành khách để hoàn thành thủ tục xuất, nhập cảnh một cách nhanh chóng, chính xác, bảo đảm sau tàu cập cảng, du khách lên bờ có thể bắt đầu các tour đi tham quan thành phố Hạ Long và những địa phương lân cận. Cũng khai thác thị trường du lịch biển, tỉnh Kiên Giang năm 2024 phấn đấu đón 9,2 triệu lượt khách, trong đó, khách quốc tế ước đón 680.000 lượt khách, tổng doanh thu đạt 20.000 tỷ đồng. Để đạt các chỉ tiêu này, tỉnh tập trung phát triển sản phẩm du lịch đêm, hoàn thành Đề án phát triển thành phố Phú Quốc thành trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái chất lượng cao, du lịch biển đảo tầm cỡ quốc gia và quốc tế... Lễ hội Countdown 2024 ngày 31/12/2023 tại Phú Quốc (Kiên Giang). Ảnh: Quốc Trinh Nhiều địa phương nỗ lực đẩy nhanh việc chuyển đổi số, phát triển du lịch thông minh. Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang làm chủ đầu tư thực hiện Dự án Hệ thống website tích hợp video thực tế ảo quảng bá hình ảnh du lịch (Mobile app). Tỉnh Quảng Bình ra mắt ứng dụng bản đồ số Du lịch Quảng Bình với các nội dung thuyết minh, hình ảnh, video trực quan, sinh động gắn liền với các điểm du lịch đặc trưng, tái hiện không gian 2D, 3D chung quanh các điểm tham quan du lịch nhằm đưa đến những trải nghiệm tương tác mới lạ cho du khách, tăng cường sự kết nối giữa các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch, người dân và khách du lịch. Nguồn: Báo Nhân Dân Tiếp nối thành công của kỳ nghỉ Tết Dương lịch 2024, các địa phương đang khẩn trương xây dựng các chương trình, sản phẩm du lịch mới để thu hút khách trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn, đồng thời đẩy mạnh thực hiện các giải pháp mang tính đột phá để khắc phục những hạn chế, bất cập, phát triển du lịch nhanh và bền vững. Du khách tham quan, trải nghiệm tại khu du lịch Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Ảnh: LÊ LAN Là tỉnh duy nhất trong khu vực Tây Bắc có đường bay thẳng kết nối với Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2024, ngay đầu năm nay, tỉnh Điện Biên đã dành nguồn lực tổ chức các hoạt động văn hóa thu hút khách tham quan, du lịch. Khai thác có chiều sâu những thế mạnh Với mục tiêu đón hơn 1,3 triệu lượt khách du lịch, doanh thu hơn 2.200 tỷ đồng từ du lịch và tổ chức tốt các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/2024), tỉnh Điện Biên đã xây dựng kế hoạch, dự kiến tổ chức gần 170 hoạt động, sự kiện cấp quốc gia, cấp tỉnh với sự tham gia của 33 tỉnh, thành phố. Ông Vừ A Bằng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên cho biết: Trong năm 2024, tỉnh chủ động tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào các địa bàn trọng điểm, phát triển sản phẩm du lịch đặc thù; triển khai hiệu quả các mô hình hợp tác công-tư trong quản lý, đầu tư, khai thác các khu, điểm du lịch. Tỉnh đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, tập trung quảng bá hình ảnh vùng đất, con người Điện Biên đến bạn bè quốc tế và trong nước. Tour đêm Tinh hoa đạo học tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám. Ảnh: Chí Dũng Tại Hà Nội, ngay sau kỳ nghỉ Tết Dương lịch 2024, ngành du lịch Thủ đô khẩn trương triển khai các hoạt động để đón khách du lịch trong dịp Tết Nguyên đán với các hoạt động đậm sắc màu văn hóa. Trong hai ngày 20 và 21/1 (tức ngày 10 và 11 tháng Chạp năm Quý Mão), Ban Quản lý Làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây) tổ chức chương trình “Tết làng Việt” phục vụ khách du lịch với nhiều hoạt động văn hóa, tìm hiểu về các phong tục truyền thống Tết cổ truyền trong không gian của làng cổ. Các địa chỉ du lịch nổi tiếng khác của Hà Nội cũng chuẩn bị nhiều chương trình đón Tết Nguyên đán. Trong đó, tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch đêm như: Tour đêm Tinh hoa đạo học tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám, tour đạp xe trải nghiệm Đêm Thăng Long-Hà Nội, tour Đêm Thiêng liêng tại Nhà tù Hỏa Lò, vở diễn thực cảnh Tinh hoa Bắc Bộ tại Khu du lịch Tuần Châu-Quốc Oai... Đối với nhóm sản phẩm du lịch mới, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang cho biết: “Hà Nội sẽ đẩy mạnh khai thác du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm nông nghiệp... ở khu vực ngoại thành. Các sản phẩm du lịch đêm vẫn là điểm nhấn của du lịch Thủ đô trong năm 2024.(Ảnh: Vở diễn Tinh hoa Bắc Bộ tại Khu Du lịch Tuần Châu-Quốc Oai). Ảnh: Chí Dũng Hiện nay, đã có một số sản phẩm du lịch thể thao, du lịch cộng đồng gắn với chăm sóc sức khỏe tại các huyện Ba Vì, Sóc Sơn...; du lịch trải nghiệm nông nghiệp tại các huyện: Thanh Trì, Đan Phượng, Đông Anh, Ba Vì...”. Sở Du lịch đã khảo sát xây dựng hai tuyến du lịch mới “Khám phá Con đường di sản Nam Thăng Long”, khai thác thế mạnh di sản văn hóa, làng nghề ở các huyện phía nam thành phố. Tỉnh Ninh Bình lại tập trung phát triển những sản phẩm du lịch mang tính khác biệt. Trong chương trình công tác năm 2024, tỉnh Ninh Bình đã xây dựng các đề án nhằm thúc đẩy du lịch như: Đề án xây dựng Ninh Bình là thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị di sản thiên niên kỷ tiêu biểu ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương trên nền tảng Cố đô Hoa Lư; Đề án phát triển các ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa-xã hội, môi trường sinh thái chuyên biệt, đặc sắc ở Ninh Bình dựa trên tiềm năng nổi trội, lợi thế cạnh tranh gắn với phát triển du lịch… Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình mới đây đã ban hành nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2030. Theo đó, tỉnh hỗ trợ kinh phí tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức du lịch cho các tổ chức, người dân; đào tạo nghề du lịch cho công dân đủ 18 tuổi trở lên, cư trú trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ tham gia xúc tiến du lịch trong và ngoài nước. Tỉnh còn có chính sách hỗ trợ cho mỗi hộ dân 100 triệu đồng để đầu tư xây mới, hỗ trợ 50 triệu đồng cho nâng cấp, cải tạo homestay; hỗ trợ thành lập và duy trì hoạt động của đội văn nghệ, câu lạc bộ văn nghệ quần chúng tại các địa phương để phục vụ khách du lịch; hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch mới đến 200 triệu đồng/sản phẩm. Phố cổ Hoa Lư (thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình) thu hút đông khách du lịch về đêm. Ảnh: XUÂN TRƯỜNG Dự kiến trong năm 2024 có khoảng 60 tàu du lịch thuộc nhiều thương hiệu lớn và nổi tiếng thế giới như Mein Schiff 6 và 5, Celebrity Solstice, Noordam, MSC Splendida, Westerdam... mang theo khoảng 80 nghìn du khách, trong đó phần lớn là khách đến từ các nước châu Âu, Mỹ, đăng ký cập Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh). Để tăng sức hấp dẫn và tạo nên những trải nghiệm mới lạ cho du khách, thành phố và tỉnh xây dựng những sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, đồng thời mở rộng vùng tham quan để du khách có nhiều lựa chọn và được cung cấp dịch vụ tốt nhất khi đến Quảng Ninh như nhà trưng bày không gian văn hóa đồng bào dân tộc Dao Thanh Y ở thành phố Uông Bí; sản phẩm du lịch Phiên chợ ký ức của Chi hội đồ xưa, Hội Cổ vật; khám phá công trường khai thác than của Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam... Đối với các khách du lịch lưu trú trên các tàu du lịch tại Vịnh Hạ Long, các đơn vị cũng xây dựng nhiều sản phẩm du lịch mới lạ, hấp dẫn như: Khám phá cuộc sống ngư dân các làng chài; ngắm mặt trời lặn; chèo thuyền kayak, tập dưỡng sinh, nấu ăn, spa, trị liệu, ngắm Vịnh Hạ Long từ thủy phi cơ... Xóa tính mùa vụ trong du lịch Làm gì để khắc phục tính “mùa vụ” trong du lịch khai thác được các sản phẩm thích ứng với biến đổi khí hậu đang là vấn đề mà lãnh đạo ngành du lịch và các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch của nhiều địa phương suy nghĩ một cách nghiêm túc, từ đó có các giải pháp, bước đi phù hợp để mang lại những trải nghiệm thú vị cho du khách mà không quá phụ thuộc vào yếu tố thời tiết. Du khách tham quan, trải nghiệm, chụp ảnh lưu niệm tại Đảo Hoa thuộc xã Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Ảnh: Lê Lan Năm 2024, mục tiêu của tỉnh Hà Giang là đón 3,2 triệu du khách. Tỉnh mở thêm một số sản phẩm du lịch mới như bay dù lượn, khinh khí cầu ở các huyện vùng cao Yên Minh, Quản Bạ, Hoàng Su Phì; tận dụng lợi thế về cảnh quan, giá trị đa dạng sinh học tại các khu bảo tồn thiên nhiên để xây dựng các tuyến đi bộ theo loại hình du lịch sinh thái kết hợp tuần tra bảo vệ rừng trong các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia; mở các tour du lịch trải nghiệm trang trại trồng cam sành ở các huyện Bắc Quang, Quang Bình và vùng chè cổ thụ Shan tuyết ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì. Theo ông Nguyễn Hồng Hải, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang, tỉnh có 40 làng văn hóa tiêu biểu, nhưng chỉ có hai làng đạt tiêu chuẩn ASEAN. Sắp tới, tỉnh sẽ huy động các nguồn lực hỗ trợ các làng văn hóa đạt tiêu chuẩn ASEAN và xây dựng làng văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Bên cạnh đó, địa phương sẽ làm phong phú thêm các hoạt động trải nghiệm để giữ chân du khách như hình thành các trang trại mi-ni để du khách trải nghiệm một ngày làm nông dân; tham gia vào các công đoạn thu hoạch và chế biến chè Shan tuyết; trải nghiệm quá trình chăm sóc và thu hoạch mật ong; tham gia vào các công đoạn tại các làng nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, chạm bạc, làm khèn H’Mông... Tại tỉnh Quảng Bình, nhiều sản phẩm du lịch mùa mưa lũ, mùa thu đông ra đời tạo điểm nhấn thu hút du khách du lịch. Đó là các tour tham quan hang động Chà Lòi, thung lũng Còi Đá trong mùa mưa; khai thác hệ thống lưu trú Tú Làn Lodge và mười homestay nhà nổi tại gia đình người dân Tân Hóa, huyện Minh Hóa. Theo Giám đốc Sở Du lịch Quảng Bình Nguyễn Ngọc Quý, dựa trên điều kiện phát triển của cơ sở hạ tầng du lịch, lợi thế về nguồn tài nguyên và sự liên kết phát triển du lịch, tỉnh hỗ trợ phát triển thêm các nhóm sản phẩm du lịch mới gồm: du lịch lễ hội, du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, tổ chức sự kiện; các sản phẩm du lịch trên sông Nhật Lệ-Long Đại, sông Son, sông Chày; các dịch vụ giải trí ban đêm. Đồng bộ nhiều giải pháp Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo các ngành chức năng, các huyện, thành phố ưu tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất phát triển kinh tế du lịch, tập trung đầu tư cải tạo các tuyến giao thông từ thành phố Điện Biên Phủ đi các huyện và từ trung tâm huyện đến các điểm du lịch... Tỉnh kêu gọi các nhà đầu tư chiến lược, có thương hiệu, có năng lực, uy tín để nghiên cứu, triển khai các dự án khu du lịch phức hợp, khu nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp xanh, sạch, đẹp gắn với dịch vụ vui chơi, giải trí, thương mại, dịch vụ du lịch... Trong năm 2024, tỉnh sẽ hoàn thành công tác lập Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ; triển khai dự án bảo tồn, tôn tạo Khu trung tâm đề kháng Him Lam; thu hút đầu tư xây dựng công viên thực cảnh giới thiệu toàn cảnh về chiến trường Điện Biên Phủ. Khách du lịch trải nghiệm quá trình quay mật ong bạc hà tại xã Sính Lủng, huyện Đồng Văn (Hà Giang). Ảnh: Khánh Toàn Tương tự, ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh cũng yêu cầu các đơn vị tăng cường đầu tư phát triển hạ tầng, nhất là cảng biển du lịch; phối hợp với đại diện các hãng tàu biển, giới thiệu về quy mô và các chính sách xuất, nhập cảnh của Việt Nam để mở rộng thị trường khách du lịch tàu biển. Các lực lượng hải quan, biên phòng, kiểm dịch, cảng tàu luôn tạo điều kiện thuận lợi, chủ động tiếp nhận thông tin hành khách để hoàn thành thủ tục xuất, nhập cảnh một cách nhanh chóng, chính xác, bảo đảm sau tàu cập cảng, du khách lên bờ có thể bắt đầu các tour đi tham quan thành phố Hạ Long và những địa phương lân cận. Cũng khai thác thị trường du lịch biển, tỉnh Kiên Giang năm 2024 phấn đấu đón 9,2 triệu lượt khách, trong đó, khách quốc tế ước đón 680.000 lượt khách, tổng doanh thu đạt 20.000 tỷ đồng. Để đạt các chỉ tiêu này, tỉnh tập trung phát triển sản phẩm du lịch đêm, hoàn thành Đề án phát triển thành phố Phú Quốc thành trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái chất lượng cao, du lịch biển đảo tầm cỡ quốc gia và quốc tế... Lễ hội Countdown 2024 ngày 31/12/2023 tại Phú Quốc (Kiên Giang). Ảnh: Quốc Trinh Nhiều địa phương nỗ lực đẩy nhanh việc chuyển đổi số, phát triển du lịch thông minh. Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang làm chủ đầu tư thực hiện Dự án Hệ thống website tích hợp video thực tế ảo quảng bá hình ảnh du lịch (Mobile app). Tỉnh Quảng Bình ra mắt ứng dụng bản đồ số Du lịch Quảng Bình với các nội dung thuyết minh, hình ảnh, video trực quan, sinh động gắn liền với các điểm du lịch đặc trưng, tái hiện không gian 2D, 3D chung quanh các điểm tham quan du lịch nhằm đưa đến những trải nghiệm tương tác mới lạ cho du khách, tăng cường sự kết nối giữa các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch, người dân và khách du lịch.Nguồn: Báo Nhân Dân Trở về đầu trang Phục hồi phát triển du lịch phát triển du lịch sản phẩm du lịch mớ 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10