Quảng Ninh, Hải Dương và Bắc Giang đồng hành Quảng Ninh, Hải Dương và Bắc Giang đồng hành Không chỉ liên kết về mặt kinh tế, các tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương và Bắc Giang còn có thể thúc đẩy sợi dây liên kết vùng trong việc phát triển văn hóa, du lịch, nhất là du lịch tâm linh. Chùa Vĩnh Nghiêm (xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang), được coi là nơi đào tạo tăng đồ, nơi phát tích Tam Tổ phái Thiền Trúc Lâm của Phật giáo Việt Nam và là nơi lưu giữ bộ mộc bản gốc duy nhất của Phật phái Trúc Lâm. Cơ sở để thiết lập sợi dây liên kết này, đó là cả 3 tỉnh cùng sở hữu quần thể di tích và danh thắng Yên Tử với 5 khu vực chính, trong đó Quảng Ninh là trung tâm. Quảng Ninh lại có 2 khu di tích riêng biệt, đó là khu đông Yên Tử ở thành phố Uông Bí và khu di tích lịch sử nhà Trần ở Đông Triều. Bên cạnh đó là khu di tích danh thắng Tây Yên Tử gồm 4 huyện Sơn Động, Yên Dũng, Lục Nam và Lục Ngạn của tỉnh Bắc Giang và khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc - Thanh Mai của tỉnh Hải Dương. Quần thể này có cảnh quan thiên nhiên, không gian văn hóa gắn kết hài hòa với các kiến trúc nghệ thuật đặc biệt trải dài nối mạch trên địa bàn 3 tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang và Hải Dương. Với những giá trị lịch sử văn hóa, nghệ thuật kiến trúc mang tầm quan trọng đặc biệt, quần thể di tích danh thắng Yên Tử đã có nhiều di tích được công nhận là di sản cấp tỉnh, cấp quốc gia và cấp quốc gia đặc biệt. Trong đó có 4 di tích được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt. Tam quan đền Kiếp Bạc (Hải Dương). GS.TS Trương Quốc Bình, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, nguyên Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, nhận định: Ngoài những giá trị lịch sử văn hóa đã được khẳng định, quần thể di tích Yên Tử còn có thế mạnh về cảnh quan sinh thái. Đây là vùng đại diện tiêu biểu của cảnh quan sinh thái trên địa bàn của cả 3 tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương và Bắc Giang, bởi ở đó tích hợp đầy đủ các yếu tố địa hình đặc trưng rừng núi, trung du, đồng bằng và biển. Sự đa dạng các yếu tố tự nhiên, tất yếu dẫn đến sự đa dạng văn hóa mà tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo Thiền tông, phong tục tập quán, tục trò, tín ngưỡng. Bên cạnh đó, quần thể này còn có nhiều lễ hội truyền thống và hiện đại thu hút sự quan tâm của đông đảo Phật tử và du khách thập phương. Theo quan điểm của PGS.TS Trần Lê Bảo (Đại học Sư phạm Hà Nội), không gian văn hóa tâm linh Yên Tử còn có văn hóa lễ hội mang đậm yếu tố tâm linh về tôn giáo tín ngưỡng. Lễ hội cổ truyền vùng Yên Tử bao gồm toàn bộ những lễ hội dân gian diễn ra trên không gian văn hóa của 3 tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương và Bắc Giang. Dù có nhiều nét chung của văn hóa lễ hội Việt Nam nhưng tùy từng đối tượng thờ cúng, điều kiện địa lý, điều kiện sống của cộng đồng dân cư mà lễ hội ở mỗi nơi có những biến thể khác nhau. GS.TS Lê Hồng Lý, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, cho rằng: Không gian văn hóa Yên Tử sẽ bao trùm tất cả các giá trị văn hóa của Yên Tử. Chỉ riêng di sản văn hóa phi vật thể đã đa dạng và phong phú, chưa kể đến các di sản vật thể và danh thắng khác. Ở đây, tôi chỉ xin dừng lại ở một loại hình để thấy được sự phong phú của không gian văn hóa Yên Tử, đó là lễ hội dân gian. Theo không gian của dãy Yên Tử thì lễ hội dân gian trong khu vực này không chỉ thuộc khu vực Yên Tử mà còn là một hệ thống chuỗi lễ hội suốt dãy Yên Tử trải qua các tỉnh Hải Dương, Bắc Giang và Quảng Ninh. Vì thế, lễ hội dân gian cũng như các loại hình khác không dừng lại ở một điểm mà trải rộng trên một không gian lớn và có sự kết nối giữa các nơi để thành một không gian văn hóa tâm linh hết sức hấp dẫn. Hơn nữa, các lễ hội này không phải chỉ là những lễ hội tôn giáo đơn thuần như hành hương về nơi đất Phật mà là rất nhiều lễ hội dân gian diễn ra xung quanh khu vực này, để tạo nên một không gian văn hóa tín ngưỡng hấp dẫn và linh thiêng lôi kéo người hành hương khắp mọi miền đất nước. Đến Yên Tử du khách được trải nghiệm nhiều sản phẩm du lịch đặc sắc. Du lịch được coi là một động lực mạnh mẽ để bảo tồn các giá trị văn hoá và doanh thu mà du lịch tạo ra có thể chuyển lại để phát triển du lịch bền vững. Nếu du lịch được khai thác, quản lý tốt đồng thời tạo ra được sự liên kết giữa các địa phương cùng sở hữu di sản thì sẽ mang lại những lợi ích tích cực đối với nguồn tài nguyên văn hóa, bảo tồn sự đa dạng văn hóa và là điểm tham chiếu cho sự phát triển. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi chúng ta đang làm hồ sơ để trình UNESCO công nhận là di sản thế giới đối với quần thể Yên Tử. “Khi di sản được UNESCO công nhận thì sẽ tôn vinh vị thế của quốc gia dân tộc trên trường quốc tế. Yên Tử được UNESCO công nhận, người ta sẽ biết đến Việt Nam, biết đến Quảng Ninh, Bắc Giang và Hải Dương nhiều hơn” - GS.TS Trương Quốc Bình khẳng định. Huỳnh Đăng Nguồn: Báo Quảng Ninh Không chỉ liên kết về mặt kinh tế, các tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương và Bắc Giang còn có thể thúc đẩy sợi dây liên kết vùng trong việc phát triển văn hóa, du lịch, nhất là du lịch tâm linh. Chùa Vĩnh Nghiêm (xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang), được coi là nơi đào tạo tăng đồ, nơi phát tích Tam Tổ phái Thiền Trúc Lâm của Phật giáo Việt Nam và là nơi lưu giữ bộ mộc bản gốc duy nhất của Phật phái Trúc Lâm. Cơ sở để thiết lập sợi dây liên kết này, đó là cả 3 tỉnh cùng sở hữu quần thể di tích và danh thắng Yên Tử với 5 khu vực chính, trong đó Quảng Ninh là trung tâm. Quảng Ninh lại có 2 khu di tích riêng biệt, đó là khu đông Yên Tử ở thành phố Uông Bí và khu di tích lịch sử nhà Trần ở Đông Triều. Bên cạnh đó là khu di tích danh thắng Tây Yên Tử gồm 4 huyện Sơn Động, Yên Dũng, Lục Nam và Lục Ngạn của tỉnh Bắc Giang và khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc - Thanh Mai của tỉnh Hải Dương. Quần thể này có cảnh quan thiên nhiên, không gian văn hóa gắn kết hài hòa với các kiến trúc nghệ thuật đặc biệt trải dài nối mạch trên địa bàn 3 tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang và Hải Dương. Với những giá trị lịch sử văn hóa, nghệ thuật kiến trúc mang tầm quan trọng đặc biệt, quần thể di tích danh thắng Yên Tử đã có nhiều di tích được công nhận là di sản cấp tỉnh, cấp quốc gia và cấp quốc gia đặc biệt. Trong đó có 4 di tích được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt.Tam quan đền Kiếp Bạc (Hải Dương). GS.TS Trương Quốc Bình, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, nguyên Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, nhận định: Ngoài những giá trị lịch sử văn hóa đã được khẳng định, quần thể di tích Yên Tử còn có thế mạnh về cảnh quan sinh thái. Đây là vùng đại diện tiêu biểu của cảnh quan sinh thái trên địa bàn của cả 3 tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương và Bắc Giang, bởi ở đó tích hợp đầy đủ các yếu tố địa hình đặc trưng rừng núi, trung du, đồng bằng và biển. Sự đa dạng các yếu tố tự nhiên, tất yếu dẫn đến sự đa dạng văn hóa mà tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo Thiền tông, phong tục tập quán, tục trò, tín ngưỡng. Bên cạnh đó, quần thể này còn có nhiều lễ hội truyền thống và hiện đại thu hút sự quan tâm của đông đảo Phật tử và du khách thập phương. Theo quan điểm của PGS.TS Trần Lê Bảo (Đại học Sư phạm Hà Nội), không gian văn hóa tâm linh Yên Tử còn có văn hóa lễ hội mang đậm yếu tố tâm linh về tôn giáo tín ngưỡng. Lễ hội cổ truyền vùng Yên Tử bao gồm toàn bộ những lễ hội dân gian diễn ra trên không gian văn hóa của 3 tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương và Bắc Giang. Dù có nhiều nét chung của văn hóa lễ hội Việt Nam nhưng tùy từng đối tượng thờ cúng, điều kiện địa lý, điều kiện sống của cộng đồng dân cư mà lễ hội ở mỗi nơi có những biến thể khác nhau. GS.TS Lê Hồng Lý, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, cho rằng: Không gian văn hóa Yên Tử sẽ bao trùm tất cả các giá trị văn hóa của Yên Tử. Chỉ riêng di sản văn hóa phi vật thể đã đa dạng và phong phú, chưa kể đến các di sản vật thể và danh thắng khác. Ở đây, tôi chỉ xin dừng lại ở một loại hình để thấy được sự phong phú của không gian văn hóa Yên Tử, đó là lễ hội dân gian. Theo không gian của dãy Yên Tử thì lễ hội dân gian trong khu vực này không chỉ thuộc khu vực Yên Tử mà còn là một hệ thống chuỗi lễ hội suốt dãy Yên Tử trải qua các tỉnh Hải Dương, Bắc Giang và Quảng Ninh. Vì thế, lễ hội dân gian cũng như các loại hình khác không dừng lại ở một điểm mà trải rộng trên một không gian lớn và có sự kết nối giữa các nơi để thành một không gian văn hóa tâm linh hết sức hấp dẫn. Hơn nữa, các lễ hội này không phải chỉ là những lễ hội tôn giáo đơn thuần như hành hương về nơi đất Phật mà là rất nhiều lễ hội dân gian diễn ra xung quanh khu vực này, để tạo nên một không gian văn hóa tín ngưỡng hấp dẫn và linh thiêng lôi kéo người hành hương khắp mọi miền đất nước. Đến Yên Tử du khách được trải nghiệm nhiều sản phẩm du lịch đặc sắc. Du lịch được coi là một động lực mạnh mẽ để bảo tồn các giá trị văn hoá và doanh thu mà du lịch tạo ra có thể chuyển lại để phát triển du lịch bền vững. Nếu du lịch được khai thác, quản lý tốt đồng thời tạo ra được sự liên kết giữa các địa phương cùng sở hữu di sản thì sẽ mang lại những lợi ích tích cực đối với nguồn tài nguyên văn hóa, bảo tồn sự đa dạng văn hóa và là điểm tham chiếu cho sự phát triển. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi chúng ta đang làm hồ sơ để trình UNESCO công nhận là di sản thế giới đối với quần thể Yên Tử. “Khi di sản được UNESCO công nhận thì sẽ tôn vinh vị thế của quốc gia dân tộc trên trường quốc tế. Yên Tử được UNESCO công nhận, người ta sẽ biết đến Việt Nam, biết đến Quảng Ninh, Bắc Giang và Hải Dương nhiều hơn” - GS.TS Trương Quốc Bình khẳng định. Huỳnh Đăng Nguồn: Báo Quảng Ninh Trở về đầu trang Quảng Ninh Hải Dương Bắc Giang đồng hành liên kết vùng 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10