Đến Lệ Mật xem “chém” Giảo Long Đến Lệ Mật xem “chém” Giảo Long Nổi tiếng xa gần với nghề nuôi rắn, nên khi nhắc đến làng Lệ Mật (Long Biên – Hà Nội) người ta thường gọi bằng một cái tên thân thuộc là “làng rắn”. Đặc sản là rắn thế nhưng Lệ Mật còn nức tiếng với một thứ đặc sản tinh thần đã được liệt vào hàng 1 trong 10 điệu múa cổ đất Thăng Long, đó là múa Giảo Long. Hàng ngày, Lệ Mật tấp nập với những dòng người, dòng xe vào làng để thưởng thức món đặc sản rắn Lệ Mật tại các nhà hàng của chính người dân làng Lệ Mật mở ra. Với người Hà Nội cũng như du khách thập phương đến mảnh đất kinh kỳ này, nếu đã là người chuộng thịt rắn thì ít nhất cũng đã một lần đặt chân đến Lệ Mật. Thế nhưng, vào khoảng cuối tháng 3 Âm lịch, những dòng người đông đúc đổ về Lệ Mật không chỉ đến để thưởng thức món đặc sản thịt rắn, mà hào hứng hơn, họ đến “làng rắn” để được trực tiếp xem người Lệ Mật biểu diễn trò “chém rắn” qua điệu múa cổ Giảo Long (loài thủy quái mình rồng - PV) . Hội làng Lệ Mật được tổ chức hàng năm từ ngày 20 đến 24 tháng 3 Âm lịch, hội chính diễn ra vào ngày 23 tháng 3 Âm lịch. Lễ hội là dịp để dân làng Lệ Mật tưởng nhớ và tôn vinh công đức Thành hoàng làng. Ông là người đã có công lớn trong việc chém Giảo Long cứu công chúa nhà Lý và sau đó đứng ra xin đất cho dân làng lập ấp khai hoang, an cư lạc nghiệp, lập nên làng Lệ Mật ngày nay. Bởi vậy, điểm nhấn và thu hút nhất trong hội làng Lệ Mật chính là màn múa Giảo Long. Đây cũng chính là 1 trong 10 điệu múa cổ đất Thăng Long và đã từng được chọn biểu diễn trong dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội hồi năm 2010 vừa qua. Điệu múa Giảo Long có 4 trường đoạn. Trường đoạn 1 miêu tả chuyện công chúa nhà Lý đi du ngoạn trên sông Đuống rồi không may bị Giảo Long bắt. Trường đoạn 2 mô tả cả chàng trai họ Hoàng làng Lệ Mật xin phép vua Lý đi đánh Giảo Long cứu công chúa nhưng chưa thành công. Trường đoạn 3 là cảnh chàng trai quyết đấu trận cuối với Giảo Long và cuối cùng đã chiến thắng, cứu được công chúa, chém được Giảo Long. Trường đoạn cuối là cảnh nhà vua thưởng cho chàng trai họ Hoàng vàng bạc châu báu nhưng chàng trai không nhận mà xin vua cấp cho vùng đất ở phía Tây kinh thành Thăng Long, lập nên 13 làng, tục gọi là thập tam trại, trong đó có làng Lệ Mật. Trong các trường đoạn đó cao trào và hấp dẫn nhất là trường đoạn chàng trai họ Hoàng làng Lệ Mật đấu trí, đấu sức với Giảo Long. Đây là trường đoạn thể hiện cho sức mạnh và ý chí muốn chinh phục thiên nhiên, bài trừ cái xấu, là cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác… Qua bao đời, điệu múa Giảo Long vẫn luôn thu hút và được người dân làng Lệ Mật cũng như du khách thập phương xa gần mong đợi vào mỗi dịp hội làng, bởi nó vẫn luôn giữ được những nét tinh hoa và đẹp đẽ nhất của văn hóa làng xã, văn hóa truyền thống dân gian của làng quê Việt Nam. Mở đầu điệu múa Giảo Long là cảnh công chúa nhà Lý và đoàn tùy tùng đi ngoạn cảnh trên sông Đuống. Cảnh Giảo Long nổi lên bắt cóc công chúa. Nghệ nhân Hoàng Ngọc Dậu (hơn 80 tuổi), người làng Lệ Mật, trong vai tướng nhà Lý. Tướng nhà Lý đốc thúc quân binh đi đánh Giao Long cứu công chúa. Được lệnh nhà vua, chàng trai họ Hoàng làng Lệ Mật xuống sông quyết chiến với Giảo Long. Bằng tài trí phi thường, chàng trai họ Hoàng đã thu phục loài thủy quái, cứu được công chúa. Cảnh chàng trai đưa Giảo Long về trình báo với vua nhà Lý. Cảnh ăn mừng chiến công của chàng trai họ Hoàng làng Lệ Mật. Đối với người dân làng Lệ Mật và du khách thập phương, múa Giảo Long luôn là phần hấp dẫn và cuốn hút nhất của hội làng. Nhìn cảnh người dân hò reo, vòng trong vòng ngoài , thậm chí là trèo lên cả những cây cối xung quanh sân đình để xem màn đấu trí, đấu sức của chàng trai họ Hoàng làng Lệ Mật với con thủy quái Giảo Long khiến chúng tôi càng tò mò hơn về một điệu múa cổ dân gian độc đáo này. Tò mò vì tại sao những người dân thường mà lại có thể xây dựng và diễn xuất những màn múa đặc sắc, hấp dẫn đến như vậy. Bởi vậy, mặc dù đã được “mãn nhãn” với màn múa nhưng chúng tôi vẫn tìm cách gặp cho bằng được những đạo diễn, diễn viên nông dân chính hiệu này. Bác Hoàng Ngọc Kỹ người làng Lệ Mật, năm nay đã gần 70 tuổi, là người đóng vai chàng trai họ Hoàng chém rắn trong điệu múa Giảo Long suốt hơn 30 năm qua. Cho đến bây giờ, tuổi già sức yếu không thể đủ sức khỏe để thể hiện được những động tác cần cơ bắp của sức trai trẻ, bác mới chịu lui về làm hậu kỳ, nhường lại vai diễn cho lớp hậu bối. Nhiệt huyết của “chàng trai chém rắn làng Lệ Mật” này vẫn cứ hừng hực ngay cả khi không còn diễn xuất nữa. Sự nhiệt huyết này thể hiện rất rõ trong việc ông luôn đau đáu tìm cách làm thế nào để có thể ngày càng hoàn thiện hơn kịch bản gồm 4 phần của điệu múa Giảo Long. Nhất là việc chọn cho được người thay ông vào vai diễn chàng trai làng Lệ Mật, bởi đây là vai diễn quan trọng nhất trong điệu múa Giảo Long. Người được chọn vào vai diễn phải hội đủ những yếu tố tài đức song toàn và phải có một sức khỏe, một thân hình đẹp, vạm vỡ bởi đó là hình ảnh là bộ mặt của cả dân làng Lệ Mật. Múa Giảo long được ví như một màn kịch. Bởi vậy, từng động tác diễn xuất đều phải vô cùng khéo léo, uyển chuyển và biểu cảm, chỗ nào cần cứng, chỗ nào cần dẻo, chỗ nào cần thể hiện cái thần uy... người diễn phải kỳ công thể hiện cho bằng được, có như thế mới chuyển tải được hết ý nghĩa nhân văn của điệu múa. Nói đến điệu múa cổ của làng, bác Hoàng Ngọc Kỹ tâm sự: “Hồi những năm 1981, 1982… ai cũng tưởng hội làng phải bỏ vì không kiếm đâu ra người đóng vai chàng trai họ Hoàng trong điệu múa Giảo Long, vì vào vai này phải người có dáng đẹp, múa giỏi và đặc biệt là phải có cơ duyên thì mới có thể nhập vai được”. Lời tâm sự của bác Hoàng Ngọc Kỹ cho thấy điệu múa Giảo Long có một vai trò đặc biệt trong đời sống văn hóa truyền thống của làng Lệ Mật. Vì vậy, nó luôn tồn tại và có dấu ấn đặc biệt trong tâm thức của dân làng và luôn được chờ đón mỗi khi hội làng vào đám. Năm nay, người kế nghiệp bác Hoàng Ngọc Kỹ là anh Trần Minh Trí, người được dân làng “chọn mặt gửi vàng” để thủ vai chàng trai họ Hoàng chém Giảo Long. Tâm sự với chúng tôi, anh cho biết, lần đầu tiên được dân làng giao cho trọng trách lớn nên anh vừa bỡ ngỡ vừa lo âu. Bởi theo quan niệm của người làng Lệ Mật, năm nào hội làng diễn ra tưng bừng, điệu múa Giảo Long được dân chúng tung hô thì năm đó dân làng Lệ Mật sẽ có một cuộc sống bình yên, may mắn và suôn sẻ./. Bài: Thảo Vy - Ảnh: Tất Sơn Nguồn: Báo Ảnh Việt Nam Nổi tiếng xa gần với nghề nuôi rắn, nên khi nhắc đến làng Lệ Mật (Long Biên – Hà Nội) người ta thường gọi bằng một cái tên thân thuộc là “làng rắn”. Đặc sản là rắn thế nhưng Lệ Mật còn nức tiếng với một thứ đặc sản tinh thần đã được liệt vào hàng 1 trong 10 điệu múa cổ đất Thăng Long, đó là múa Giảo Long. Hàng ngày, Lệ Mật tấp nập với những dòng người, dòng xe vào làng để thưởng thức món đặc sản rắn Lệ Mật tại các nhà hàng của chính người dân làng Lệ Mật mở ra. Với người Hà Nội cũng như du khách thập phương đến mảnh đất kinh kỳ này, nếu đã là người chuộng thịt rắn thì ít nhất cũng đã một lần đặt chân đến Lệ Mật. Thế nhưng, vào khoảng cuối tháng 3 Âm lịch, những dòng người đông đúc đổ về Lệ Mật không chỉ đến để thưởng thức món đặc sản thịt rắn, mà hào hứng hơn, họ đến “làng rắn” để được trực tiếp xem người Lệ Mật biểu diễn trò “chém rắn” qua điệu múa cổ Giảo Long (loài thủy quái mình rồng - PV) . Hội làng Lệ Mật được tổ chức hàng năm từ ngày 20 đến 24 tháng 3 Âm lịch, hội chính diễn ra vào ngày 23 tháng 3 Âm lịch. Lễ hội là dịp để dân làng Lệ Mật tưởng nhớ và tôn vinh công đức Thành hoàng làng. Ông là người đã có công lớn trong việc chém Giảo Long cứu công chúa nhà Lý và sau đó đứng ra xin đất cho dân làng lập ấp khai hoang, an cư lạc nghiệp, lập nên làng Lệ Mật ngày nay. Bởi vậy, điểm nhấn và thu hút nhất trong hội làng Lệ Mật chính là màn múa Giảo Long. Đây cũng chính là 1 trong 10 điệu múa cổ đất Thăng Long và đã từng được chọn biểu diễn trong dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội hồi năm 2010 vừa qua. Điệu múa Giảo Long có 4 trường đoạn. Trường đoạn 1 miêu tả chuyện công chúa nhà Lý đi du ngoạn trên sông Đuống rồi không may bị Giảo Long bắt. Trường đoạn 2 mô tả cả chàng trai họ Hoàng làng Lệ Mật xin phép vua Lý đi đánh Giảo Long cứu công chúa nhưng chưa thành công. Trường đoạn 3 là cảnh chàng trai quyết đấu trận cuối với Giảo Long và cuối cùng đã chiến thắng, cứu được công chúa, chém được Giảo Long. Trường đoạn cuối là cảnh nhà vua thưởng cho chàng trai họ Hoàng vàng bạc châu báu nhưng chàng trai không nhận mà xin vua cấp cho vùng đất ở phía Tây kinh thành Thăng Long, lập nên 13 làng, tục gọi là thập tam trại, trong đó có làng Lệ Mật. Trong các trường đoạn đó cao trào và hấp dẫn nhất là trường đoạn chàng trai họ Hoàng làng Lệ Mật đấu trí, đấu sức với Giảo Long. Đây là trường đoạn thể hiện cho sức mạnh và ý chí muốn chinh phục thiên nhiên, bài trừ cái xấu, là cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác… Qua bao đời, điệu múa Giảo Long vẫn luôn thu hút và được người dân làng Lệ Mật cũng như du khách thập phương xa gần mong đợi vào mỗi dịp hội làng, bởi nó vẫn luôn giữ được những nét tinh hoa và đẹp đẽ nhất của văn hóa làng xã, văn hóa truyền thống dân gian của làng quê Việt Nam. Mở đầu điệu múa Giảo Long là cảnh công chúa nhà Lý và đoàn tùy tùng đi ngoạn cảnh trên sông Đuống. Cảnh Giảo Long nổi lên bắt cóc công chúa. Nghệ nhân Hoàng Ngọc Dậu (hơn 80 tuổi), người làng Lệ Mật, trong vai tướng nhà Lý. Tướng nhà Lý đốc thúc quân binh đi đánh Giao Long cứu công chúa. Được lệnh nhà vua, chàng trai họ Hoàng làng Lệ Mật xuống sông quyết chiến với Giảo Long. Bằng tài trí phi thường, chàng trai họ Hoàng đã thu phục loài thủy quái, cứu được công chúa. Cảnh chàng trai đưa Giảo Long về trình báo với vua nhà Lý. Cảnh ăn mừng chiến công của chàng trai họ Hoàng làng Lệ Mật. Đối với người dân làng Lệ Mật và du khách thập phương, múa Giảo Long luôn là phần hấp dẫn và cuốn hút nhất của hội làng.Nhìn cảnh người dân hò reo, vòng trong vòng ngoài , thậm chí là trèo lên cả những cây cối xung quanh sân đình để xem màn đấu trí, đấu sức của chàng trai họ Hoàng làng Lệ Mật với con thủy quái Giảo Long khiến chúng tôi càng tò mò hơn về một điệu múa cổ dân gian độc đáo này. Tò mò vì tại sao những người dân thường mà lại có thể xây dựng và diễn xuất những màn múa đặc sắc, hấp dẫn đến như vậy. Bởi vậy, mặc dù đã được “mãn nhãn” với màn múa nhưng chúng tôi vẫn tìm cách gặp cho bằng được những đạo diễn, diễn viên nông dân chính hiệu này. Bác Hoàng Ngọc Kỹ người làng Lệ Mật, năm nay đã gần 70 tuổi, là người đóng vai chàng trai họ Hoàng chém rắn trong điệu múa Giảo Long suốt hơn 30 năm qua. Cho đến bây giờ, tuổi già sức yếu không thể đủ sức khỏe để thể hiện được những động tác cần cơ bắp của sức trai trẻ, bác mới chịu lui về làm hậu kỳ, nhường lại vai diễn cho lớp hậu bối. Nhiệt huyết của “chàng trai chém rắn làng Lệ Mật” này vẫn cứ hừng hực ngay cả khi không còn diễn xuất nữa. Sự nhiệt huyết này thể hiện rất rõ trong việc ông luôn đau đáu tìm cách làm thế nào để có thể ngày càng hoàn thiện hơn kịch bản gồm 4 phần của điệu múa Giảo Long. Nhất là việc chọn cho được người thay ông vào vai diễn chàng trai làng Lệ Mật, bởi đây là vai diễn quan trọng nhất trong điệu múa Giảo Long. Người được chọn vào vai diễn phải hội đủ những yếu tố tài đức song toàn và phải có một sức khỏe, một thân hình đẹp, vạm vỡ bởi đó là hình ảnh là bộ mặt của cả dân làng Lệ Mật. Múa Giảo long được ví như một màn kịch. Bởi vậy, từng động tác diễn xuất đều phải vô cùng khéo léo, uyển chuyển và biểu cảm, chỗ nào cần cứng, chỗ nào cần dẻo, chỗ nào cần thể hiện cái thần uy... người diễn phải kỳ công thể hiện cho bằng được, có như thế mới chuyển tải được hết ý nghĩa nhân văn của điệu múa. Nói đến điệu múa cổ của làng, bác Hoàng Ngọc Kỹ tâm sự: “Hồi những năm 1981, 1982… ai cũng tưởng hội làng phải bỏ vì không kiếm đâu ra người đóng vai chàng trai họ Hoàng trong điệu múa Giảo Long, vì vào vai này phải người có dáng đẹp, múa giỏi và đặc biệt là phải có cơ duyên thì mới có thể nhập vai được”. Lời tâm sự của bác Hoàng Ngọc Kỹ cho thấy điệu múa Giảo Long có một vai trò đặc biệt trong đời sống văn hóa truyền thống của làng Lệ Mật. Vì vậy, nó luôn tồn tại và có dấu ấn đặc biệt trong tâm thức của dân làng và luôn được chờ đón mỗi khi hội làng vào đám. Năm nay, người kế nghiệp bác Hoàng Ngọc Kỹ là anh Trần Minh Trí, người được dân làng “chọn mặt gửi vàng” để thủ vai chàng trai họ Hoàng chém Giảo Long. Tâm sự với chúng tôi, anh cho biết, lần đầu tiên được dân làng giao cho trọng trách lớn nên anh vừa bỡ ngỡ vừa lo âu. Bởi theo quan niệm của người làng Lệ Mật, năm nào hội làng diễn ra tưng bừng, điệu múa Giảo Long được dân chúng tung hô thì năm đó dân làng Lệ Mật sẽ có một cuộc sống bình yên, may mắn và suôn sẻ./. Bài: Thảo Vy - Ảnh: Tất Sơn Nguồn: Báo Ảnh Việt Nam Trở về đầu trang Múa Giảo Long làng Lệ Mật hàng nghìn năm truyền thống 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10