VOV5 - Hoa gạo đi vào thơ văn và vào miền ký ức tuổi thơ thanh bình của những người con xa xứ bởi sự xuất hiện của nó ở những nơi lưu dấu kỷ niệm quê nhà...
Hoa gạo gắn liền với mùa xuân làng quê xứ Bắc. Vào tháng 2
cây thường rụng hết là và trở nên trơ trụi đầu làng để rồi tháng 3 về với tiết
trời nồm ẩm mưa xuân, những cánh hoa đỏ thắm bung nở nhuộm đỏ một góc trời.
Hoa gạo có nhiều tên gọi gắn với từng miền quê của Việt Nam
như hoa mộc miên, cổ bối, đồng bào Tây Nguyên lại gọi là hoa pơ lang.
Cứ nhìn thấy bóng cây gạo người ta
biết đó là đầu làng bởi trước đây hầu như ngôi làng nào cũng có một gốc
gạo cổ thụ. Hoa gạo đi vào thơ văn và vào miền ký ức tuổi thơ thanh bình
của những người dân quê và cả những người con xa xứ bởi hoa gạo có mặt ở
những nơi lưu dấu kỷ niệm với sắc màu rực rỡ nhuộm đỏ dọc bờ sông, trên
bến sông, nơi quán nước giữa cánh đồng nơi nghỉ của những người nông
dân…
Với người nông dân, hoa gạo còn là chỉ
dấu thời điểm để tiến hành một số hoạt động nhà nông như câu thành ngữ:
"Bao giờ đom đóm bay ra/Hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng" hay "Bao
giờ cho đến tháng ba/Hoa gạo rụng xuống bà già cất chăn"…
Với lũ trẻ, hoa gạo là một món đồ chơi
thú vị. Ngày nay, mùa hoa gạo là mùa "check-in" của giới trẻ và là lúc
các nhiếp ảnh gia xách máy lên đường tìm cho mình cảm hứng sáng tác với
những khuôn hình mới.
1. Hoa gạo ở xã Lãng Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang
2. Cây hoa gạo ở Thành phố Nam Định
3. Cây hoa gạo xã Quang Bình, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình
4. Cụm cây hoa gạo thôn Đoan Nữ, Xã An Mỹ, Huyện Mỹ Đức, Hà Nội
5. Cây gạo bến đò thôn Đoài, xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
Nguồn VOV5
Phạm Quốc Dũng - Nguyễn Mỹ Trà