Sớm tháo gỡ khó khăn cho những dự án du lịch ở hồ Núi Cốc Sớm tháo gỡ khó khăn cho những dự án du lịch ở hồ Núi Cốc Hồ Núi Cốc là khu du lịch trọng điểm của tỉnh Thái Nguyên và đã được quy hoạch trở thành khu du lịch quốc gia, thế nhưng cơ sở lưu trú, sản phẩm du lịch nghèo nàn, đơn điệu nên không hấp dẫn du khách. Trong khi đó, một số dự án về du lịch đang vướng mắc. Nhà đầu tư hy vọng những vướng mắc sẽ sớm được tỉnh Thái Nguyên tháo gỡ nhằm tạo sản phẩm du lịch mới, góp phần thay đổi diện mạo du lịch hồ Núi Cốc. Bến tàu du lịch hồ Núi Cốc xây dựng dở dang do không giải phóng được mặt bằng các hộ dân nằm trong phạm vi dự án. Dự án “rùa bò”, bỏ hoang Hồ Núi Cốc rộng 25 km2 với hàng trăm đảo lớn nhỏ, chung quanh là rừng, khí hậu ôn hòa, mát mẻ, không xa TP Thái Nguyên nên có tiềm năng du lịch sinh thái, cảnh quan và nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, đến nay tại hồ Núi Cốc chưa có sản phẩm du lịch xứng tầm, cơ sở vui chơi giải trí, lưu trú mới chỉ dừng lại ở dạng bình dân, chưa hấp dẫn du khách. Để thu hút đầu tư, tạo sản phẩm du lịch, tỉnh Thái Nguyên đầu tư tuyến đường ven hồ Núi Cốc, thu hút một số dự án đầu tư ngoài ngân sách, nhưng thời gian dài qua vấp phải những vướng mắc, khó khăn khách quan và chủ quan nên dự án chậm hoặc không thể triển khai, lãng phí nguồn lực của Nhà nước và nhà đầu tư. Tỉnh Thái Nguyên đầu tư xây dựng tuyến đường ven hồ Núi Cốc có tổng mức vốn 123 tỷ đồng, dài gần 3 km, được triển khai xây dựng từ nhiều năm qua và theo kế hoạch sẽ hoàn thành vào tháng 12/2020, nhưng đến nay khối lượng công việc mới triển khai được khoảng 70%. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn vốn được cấp chưa đáp ứng nhu cầu và khoảng 700 m của tuyến đường đến trùng với một dự án khu lịch nên trong quá trình triển khai phải điều chỉnh quy hoạch mất rất nhiều thời gian, làm cho việc dự án bị chậm tiến độ. Không chỉ tuyến đường ven hồ Núi Cốc sử dụng vốn ngân sách chậm phát huy hiệu quả mà một số doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, tạo sản phẩm du lịch ở hồ Núi Cốc cũng đang gặp vướng mắc, khó khăn, gây lãng phí, làm nhà đầu tư thiệt hại, chán nản. Điển hình là sau khi được cấp Giấy Chứng nhận đầu tư, từ năm 2011, Công ty TNHH Một thành viên Khoáng sản và Bất động sản Anh Thắng (Công ty Anh Thắng) ở TP Thái Nguyên hào hứng đầu tư Dự án Khu bến tầu du lịch, neo đậu, trạm sửa chữa bảo dưỡng tàu và Khu nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp, nhà hàng trên diện tích 119 ha mặt nước và 32 ha đất bên hồ Núi Cốc. Những năm qua, Công ty Anh Thắng đã đầu tư khoảng 50 tỷ đồng vào dự án, nhưng huyện Đại Từ không thể di chuyển được gần 20 hộ dân trong phạm vi bến tàu du lịch đến nơi ở mới để xây dựng bến tàu. Tương tự như vậy, Công ty cổ phần Khoáng sản và Công nghiệp Chiến Công đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng vào Dự án Khu du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng quốc tế hồ Núi Cốc với nhiều hạng mục khang trang, du thuyền tráng lệ trị giá hàng chục tỷ đồng phục vụ sự kiện của tỉnh Thái Nguyên, kỳ vọng sẽ hấp dẫn du khách. Nhưng đến nay các hạng mục công trình cũng trở nên hoang phế, du thuyền “mắc cạn” vì dự án không triển khai được do vướng quy hoạch đất rừng. Mong muốn hồi sinh Bến thuyền xây dựng dở dang, tàu, thuyền mà Công ty Anh Thắng nhập khẩu về “nằm bờ”, hoen gỉ, hư hỏng. Tuyến đường ven hồ Núi Cốc giải phóng mặt bằng quá hạn hẹp, ta-luy dương gần như dựng đứng, dẫn đến sạt lở vào đất của người dân mà không thể giật cấp, cắt tầng, kè khắc phục triệt để sạt lở. Mùa mưa năm 2019 khối lượng đất, đá lớn sạt xuống trùm lên nhiều đoạn mà đến nay chưa thể khắc phục, nếu có khắc phục thì sẽ lại tiếp tục sạt lở. Với tình trạng như vậy, cần mở rộng giải phóng mặt bằng để bảo đảm sự an toàn và bền vững lâu dài của tuyến đường. Bến tàu du lịch trong tình trạng xây dựng dở dang nên không thể đưa vào sử dụng, hàng loạt tàu, thuyền mà Công ty Anh Thắng đã nhập khẩu về để đưa đón du khách tham quan hồ Núi Cốc nhiều năm qua “nằm bờ”, hoen gỉ, hư hỏng, xuống cấp. Đại diện Công ty Anh Thắng bức xúc: “Bến tàu du lịch không có mặt bằng để xây dựng, không thể đưa vào sử dụng thì chúng tôi duy tu, bảo dưỡng tàu, thuyền làm gì”. Đáng chú ý, để giải phóng mặt bằng xây dựng bến tàu du lịch, Công ty Anh Thắng đã đầu tư xây dựng khu tái định cư, chuyển tiền hỗ trợ bồi thường các hộ dân cho huyện Đại Từ chi trả theo phương án bồi thường, nhưng nhiều năm liền địa phương không thể giải phóng được mặt bằng. Trên đây chỉ là một số dự án du lịch điển hình ở hồ Núi Cốc đang gặp khó khăn, vướng mắc, lãng phí, thiệt hại lớn đối với các nhà đầu tư. Từ nay đến tháng 9/2021, tỉnh Thái Nguyên có kế hoạch rà soát, kiểm tra tiến độ các dự án du lịch trên địa bàn, trong đó có Dự án bến tàu du lịch và Khu du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng quốc tế hồ Núi Cốc. Qua kiểm tra, chủ đầu tư các dự án này mong muốn tỉnh Thái Nguyên sớm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư, làm cho dự án hồi sinh, tạo ra sản phẩm du lịch có chất lượng. Mặt khác, khi tỉnh Thái Nguyên đã tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về mặt bằng, đất đai, quy hoạch, chủ đầu tư các dự án cần cam kết tiến độ, thời gian hoàn thành dự án để góp phần khai thác tiềm năng du lịch hồ Núi Cốc. Bài, ảnh: THẾ BÌNH Nguồn: Báo Nhân Dân Hồ Núi Cốc là khu du lịch trọng điểm của tỉnh Thái Nguyên và đã được quy hoạch trở thành khu du lịch quốc gia, thế nhưng cơ sở lưu trú, sản phẩm du lịch nghèo nàn, đơn điệu nên không hấp dẫn du khách. Trong khi đó, một số dự án về du lịch đang vướng mắc. Nhà đầu tư hy vọng những vướng mắc sẽ sớm được tỉnh Thái Nguyên tháo gỡ nhằm tạo sản phẩm du lịch mới, góp phần thay đổi diện mạo du lịch hồ Núi Cốc. Bến tàu du lịch hồ Núi Cốc xây dựng dở dang do không giải phóng được mặt bằng các hộ dân nằm trong phạm vi dự án.Dự án “rùa bò”, bỏ hoang Hồ Núi Cốc rộng 25 km2 với hàng trăm đảo lớn nhỏ, chung quanh là rừng, khí hậu ôn hòa, mát mẻ, không xa TP Thái Nguyên nên có tiềm năng du lịch sinh thái, cảnh quan và nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, đến nay tại hồ Núi Cốc chưa có sản phẩm du lịch xứng tầm, cơ sở vui chơi giải trí, lưu trú mới chỉ dừng lại ở dạng bình dân, chưa hấp dẫn du khách. Để thu hút đầu tư, tạo sản phẩm du lịch, tỉnh Thái Nguyên đầu tư tuyến đường ven hồ Núi Cốc, thu hút một số dự án đầu tư ngoài ngân sách, nhưng thời gian dài qua vấp phải những vướng mắc, khó khăn khách quan và chủ quan nên dự án chậm hoặc không thể triển khai, lãng phí nguồn lực của Nhà nước và nhà đầu tư. Tỉnh Thái Nguyên đầu tư xây dựng tuyến đường ven hồ Núi Cốc có tổng mức vốn 123 tỷ đồng, dài gần 3 km, được triển khai xây dựng từ nhiều năm qua và theo kế hoạch sẽ hoàn thành vào tháng 12/2020, nhưng đến nay khối lượng công việc mới triển khai được khoảng 70%. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn vốn được cấp chưa đáp ứng nhu cầu và khoảng 700 m của tuyến đường đến trùng với một dự án khu lịch nên trong quá trình triển khai phải điều chỉnh quy hoạch mất rất nhiều thời gian, làm cho việc dự án bị chậm tiến độ. Không chỉ tuyến đường ven hồ Núi Cốc sử dụng vốn ngân sách chậm phát huy hiệu quả mà một số doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, tạo sản phẩm du lịch ở hồ Núi Cốc cũng đang gặp vướng mắc, khó khăn, gây lãng phí, làm nhà đầu tư thiệt hại, chán nản. Điển hình là sau khi được cấp Giấy Chứng nhận đầu tư, từ năm 2011, Công ty TNHH Một thành viên Khoáng sản và Bất động sản Anh Thắng (Công ty Anh Thắng) ở TP Thái Nguyên hào hứng đầu tư Dự án Khu bến tầu du lịch, neo đậu, trạm sửa chữa bảo dưỡng tàu và Khu nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp, nhà hàng trên diện tích 119 ha mặt nước và 32 ha đất bên hồ Núi Cốc. Những năm qua, Công ty Anh Thắng đã đầu tư khoảng 50 tỷ đồng vào dự án, nhưng huyện Đại Từ không thể di chuyển được gần 20 hộ dân trong phạm vi bến tàu du lịch đến nơi ở mới để xây dựng bến tàu. Tương tự như vậy, Công ty cổ phần Khoáng sản và Công nghiệp Chiến Công đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng vào Dự án Khu du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng quốc tế hồ Núi Cốc với nhiều hạng mục khang trang, du thuyền tráng lệ trị giá hàng chục tỷ đồng phục vụ sự kiện của tỉnh Thái Nguyên, kỳ vọng sẽ hấp dẫn du khách. Nhưng đến nay các hạng mục công trình cũng trở nên hoang phế, du thuyền “mắc cạn” vì dự án không triển khai được do vướng quy hoạch đất rừng. Mong muốn hồi sinh Bến thuyền xây dựng dở dang, tàu, thuyền mà Công ty Anh Thắng nhập khẩu về “nằm bờ”, hoen gỉ, hư hỏng. Tuyến đường ven hồ Núi Cốc giải phóng mặt bằng quá hạn hẹp, ta-luy dương gần như dựng đứng, dẫn đến sạt lở vào đất của người dân mà không thể giật cấp, cắt tầng, kè khắc phục triệt để sạt lở. Mùa mưa năm 2019 khối lượng đất, đá lớn sạt xuống trùm lên nhiều đoạn mà đến nay chưa thể khắc phục, nếu có khắc phục thì sẽ lại tiếp tục sạt lở. Với tình trạng như vậy, cần mở rộng giải phóng mặt bằng để bảo đảm sự an toàn và bền vững lâu dài của tuyến đường. Bến tàu du lịch trong tình trạng xây dựng dở dang nên không thể đưa vào sử dụng, hàng loạt tàu, thuyền mà Công ty Anh Thắng đã nhập khẩu về để đưa đón du khách tham quan hồ Núi Cốc nhiều năm qua “nằm bờ”, hoen gỉ, hư hỏng, xuống cấp. Đại diện Công ty Anh Thắng bức xúc: “Bến tàu du lịch không có mặt bằng để xây dựng, không thể đưa vào sử dụng thì chúng tôi duy tu, bảo dưỡng tàu, thuyền làm gì”. Đáng chú ý, để giải phóng mặt bằng xây dựng bến tàu du lịch, Công ty Anh Thắng đã đầu tư xây dựng khu tái định cư, chuyển tiền hỗ trợ bồi thường các hộ dân cho huyện Đại Từ chi trả theo phương án bồi thường, nhưng nhiều năm liền địa phương không thể giải phóng được mặt bằng. Trên đây chỉ là một số dự án du lịch điển hình ở hồ Núi Cốc đang gặp khó khăn, vướng mắc, lãng phí, thiệt hại lớn đối với các nhà đầu tư. Từ nay đến tháng 9/2021, tỉnh Thái Nguyên có kế hoạch rà soát, kiểm tra tiến độ các dự án du lịch trên địa bàn, trong đó có Dự án bến tàu du lịch và Khu du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng quốc tế hồ Núi Cốc. Qua kiểm tra, chủ đầu tư các dự án này mong muốn tỉnh Thái Nguyên sớm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư, làm cho dự án hồi sinh, tạo ra sản phẩm du lịch có chất lượng. Mặt khác, khi tỉnh Thái Nguyên đã tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về mặt bằng, đất đai, quy hoạch, chủ đầu tư các dự án cần cam kết tiến độ, thời gian hoàn thành dự án để góp phần khai thác tiềm năng du lịch hồ Núi Cốc. Bài, ảnh: THẾ BÌNH Nguồn: Báo Nhân Dân Trở về đầu trang 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10