Tái hiện Lễ Xăng khan của dân tộc Thái, Nghệ An Tái hiện Lễ Xăng khan của dân tộc Thái, Nghệ An Cinet- Sáng 21/4, trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4) năm 2018, đồng bào dân tộc Thái tỉnh Nghệ An đã tái hiện Lễ Xăng khan tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Chuẩn bị lễ vật. Lễ hội được tổ chức với ý nghĩa tạ ơn các thầy mo đối với tổ tiên của mình và các bậc tiền nhân đã dạy cách bốc thuốc chữa bệnh cứu người. Đây cũng là dịp để bà con dân tộc Thái thể hiện tình đoàn kết cộng đồng, cùng giúp nhau vươn lên trong cuộc sống. Lễ hội Xăng Khan - là ngày vui của bản mường nói chung và họ hàng nhà các ông mo nói riêng. Lễ hội Xăng Khan là ngày lễ để người dân khắp bản làng trả ơn thầy mo đã chữa khỏi bệnh cho gia đình. Đây còn là ngày để các đôi trai gái có dịp gặp gỡ, có người đã nên duyên vợ chồng qua lễ hội này. Đây không phải là lễ hội cho riêng gia đình, làng bản, mà cho cả du khách thập phương cùng nhau về dự hội. Mo chủ tay cầm quạt cúng, đầu đội khăn trắng. Lễ vật gồm có: Thủ lợn, rượu cần, cá nướng, bát gạo, quả trứng, nay phài, kiếm, chén rượu, chai rượu, trầu cau...và vật không thể thiếu trong lễ hội là cây nêu (xăng khan). Cây nêu được coi là một biểu trưng đặc biệt, một vật thờ chính và thiêng liêng nhất của lễ hội Xăng Khan, được làm từ cây tre hoặc cây nứa già, có chiều cao 4 mét, được khoét nhiều lỗ chia thành nhiều tầng khác nhau. Mỗi lỗ được bố trí treo những vật tượng trung như chim, cá, ve sầu, rắn… Những vật này làm từ ruột cây sắn, cây tang trong rừng, được nhuộm màu xanh, đỏ, tím, vàng… Các thầy mo tiến hành nghi lễ Xăng khan. Ông mo chính báo với dân làng chuẩn bị khai hội “Xăng Khan” và xin kính mời tất cả các mo, các bậc già làng, trưởng bản, già trẻ gái trai hội tụ về đây để ăn mừng lễ “Xăng Khan” cầu mong sức khỏe, mùa màng bội thu, làm ăn tiến tới… Mo chủ tay cầm quạt cúng, đầu đội khăn trắng, ngồi trên ngựa tượng trưng (bằng gối đệm) hành lễ. Bên cạnh mo chủ là hai chàng trai ngồi chúc rượu và hai người phụ trách trong trang phục váy áo truyền thống, đội hoa tang chò để thõng xuống như hai bím tóc của thiếu nữ. Kết thúc, mọi người cùng nhau uống rượu cần ăn mừng nghi lễ xăng khan. Không giống như các lễ hội khác, trong Lễ hội Xăng Khan, phần lễ và phần hội không tách bạch rõ ràng mà có sự đan xen, hòa quyện vào nhau, phối hợp với nhau trong suốt quá trình diễn ra lễ hội. Lễ hội Xăng Khan không những có nhiều nghi thức, nghi lễ mà còn có rất nhiều trò diễn, trò vui. Cứ sau mỗi nghi lễ là một trò diễn minh họa cho nội dung của nghi lễ đó, mô phỏng lại các hành vi của các thần linh, các ma có trong nghi lễ đó. Hết nghi lễ này, trò diễn này lại đến nghi lễ khác, trò diễn khác, cứ như thế cho đến lúc tan hội. Có thể nói lễ hội Xăng Khan là tổng hợp của nhiều nghi lễ và trò diễn. Xen kẽ các nghi lễ, mo chủ múa Xăng khan cùng các thiếu nữ. Khi múa, mo đi trước, các cô gái đi theo sau che ô, tượng trưng cho sự che chở của Ngọc Hoàng “ Pò Then”, thần núi, thần rừng và thực hiện động tác giống mo, khi nghiêng mình, khi quay trái, quay phải. Một số thiếu nữ khác đeo lục lạc trên đôi bàn tay múa lượn vòng quanh cây hoa. Khắc luống là dùng chày giã gạo gõ vào thành cối tạo nên những âm thanh khác nhau có nhạc điệu, tiết tấu vui nhộn. Nam nữ thanh niên thi nhau múa khắc luống với nhiều điệu khắc khác nhau như khắc theo kiểu dệt vải, khắc tò cáy… cốt tạo ra sự vui nhộn của lễ. Ngoài các trò diễn, trong lễ Xăng Khan còn có nhiều hình thức nghệ thuật trình diễn dân gian như múa, hát nhuôn, hát xuối, khắc luống, đánh cồng chiêng, gõ boong bu, thổi khèn… Kếp boóc (hái hoa) là phần kết của lễ hội Xăng Khan. Lúc này chủ nhà là người hái hoa tặng cho tất cả mọi người có mặt trong lễ hội. Mỗi bông hoa là một phần thưởng tưởng trưng cho sự may mắn trong cuộc sống. Tái hiện Lễ hội Xăng khan là hoạt động thiết thực và ý nghĩa do chính chủ thể văn hóa thực hiện nhằm giới thiệu bản sắc văn hóa truyền thống của người Thái tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, đồng thời đây là cơ hội để đồng bào Thái quảng bá việc gìn giữ những phong tục, nghi lễ, những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình tới du khách khi đến tham quan "Làng". Tin, ảnh: Lan Anh Cinet- Sáng 21/4, trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4) năm 2018, đồng bào dân tộc Thái tỉnh Nghệ An đã tái hiện Lễ Xăng khan tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Chuẩn bị lễ vật. Lễ hội được tổ chức với ý nghĩa tạ ơn các thầy mo đối với tổ tiên của mình và các bậc tiền nhân đã dạy cách bốc thuốc chữa bệnh cứu người. Đây cũng là dịp để bà con dân tộc Thái thể hiện tình đoàn kết cộng đồng, cùng giúp nhau vươn lên trong cuộc sống. Lễ hội Xăng Khan - là ngày vui của bản mường nói chung và họ hàng nhà các ông mo nói riêng. Lễ hội Xăng Khan là ngày lễ để người dân khắp bản làng trả ơn thầy mo đã chữa khỏi bệnh cho gia đình. Đây còn là ngày để các đôi trai gái có dịp gặp gỡ, có người đã nên duyên vợ chồng qua lễ hội này. Đây không phải là lễ hội cho riêng gia đình, làng bản, mà cho cả du khách thập phương cùng nhau về dự hội. Mo chủ tay cầm quạt cúng, đầu đội khăn trắng. Lễ vật gồm có: Thủ lợn, rượu cần, cá nướng, bát gạo, quả trứng, nay phài, kiếm, chén rượu, chai rượu, trầu cau...và vật không thể thiếu trong lễ hội là cây nêu (xăng khan). Cây nêu được coi là một biểu trưng đặc biệt, một vật thờ chính và thiêng liêng nhất của lễ hội Xăng Khan, được làm từ cây tre hoặc cây nứa già, có chiều cao 4 mét, được khoét nhiều lỗ chia thành nhiều tầng khác nhau. Mỗi lỗ được bố trí treo những vật tượng trung như chim, cá, ve sầu, rắn… Những vật này làm từ ruột cây sắn, cây tang trong rừng, được nhuộm màu xanh, đỏ, tím, vàng… Các thầy mo tiến hành nghi lễ Xăng khan. Ông mo chính báo với dân làng chuẩn bị khai hội “Xăng Khan” và xin kính mời tất cả các mo, các bậc già làng, trưởng bản, già trẻ gái trai hội tụ về đây để ăn mừng lễ “Xăng Khan” cầu mong sức khỏe, mùa màng bội thu, làm ăn tiến tới… Mo chủ tay cầm quạt cúng, đầu đội khăn trắng, ngồi trên ngựa tượng trưng (bằng gối đệm) hành lễ. Bên cạnh mo chủ là hai chàng trai ngồi chúc rượu và hai người phụ trách trong trang phục váy áo truyền thống, đội hoa tang chò để thõng xuống như hai bím tóc của thiếu nữ. Kết thúc, mọi người cùng nhau uống rượu cần ăn mừng nghi lễ xăng khan. Không giống như các lễ hội khác, trong Lễ hội Xăng Khan, phần lễ và phần hội không tách bạch rõ ràng mà có sự đan xen, hòa quyện vào nhau, phối hợp với nhau trong suốt quá trình diễn ra lễ hội. Lễ hội Xăng Khan không những có nhiều nghi thức, nghi lễ mà còn có rất nhiều trò diễn, trò vui. Cứ sau mỗi nghi lễ là một trò diễn minh họa cho nội dung của nghi lễ đó, mô phỏng lại các hành vi của các thần linh, các ma có trong nghi lễ đó. Hết nghi lễ này, trò diễn này lại đến nghi lễ khác, trò diễn khác, cứ như thế cho đến lúc tan hội. Có thể nói lễ hội Xăng Khan là tổng hợp của nhiều nghi lễ và trò diễn. Xen kẽ các nghi lễ, mo chủ múa Xăng khan cùng các thiếu nữ. Khi múa, mo đi trước, các cô gái đi theo sau che ô, tượng trưng cho sự che chở của Ngọc Hoàng “ Pò Then”, thần núi, thần rừng và thực hiện động tác giống mo, khi nghiêng mình, khi quay trái, quay phải. Một số thiếu nữ khác đeo lục lạc trên đôi bàn tay múa lượn vòng quanh cây hoa. Khắc luống là dùng chày giã gạo gõ vào thành cối tạo nên những âm thanh khác nhau có nhạc điệu, tiết tấu vui nhộn. Nam nữ thanh niên thi nhau múa khắc luống với nhiều điệu khắc khác nhau như khắc theo kiểu dệt vải, khắc tò cáy… cốt tạo ra sự vui nhộn của lễ. Ngoài các trò diễn, trong lễ Xăng Khan còn có nhiều hình thức nghệ thuật trình diễn dân gian như múa, hát nhuôn, hát xuối, khắc luống, đánh cồng chiêng, gõ boong bu, thổi khèn… Kếp boóc (hái hoa) là phần kết của lễ hội Xăng Khan. Lúc này chủ nhà là người hái hoa tặng cho tất cả mọi người có mặt trong lễ hội. Mỗi bông hoa là một phần thưởng tưởng trưng cho sự may mắn trong cuộc sống. Tái hiện Lễ hội Xăng khan là hoạt động thiết thực và ý nghĩa do chính chủ thể văn hóa thực hiện nhằm giới thiệu bản sắc văn hóa truyền thống của người Thái tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, đồng thời đây là cơ hội để đồng bào Thái quảng bá việc gìn giữ những phong tục, nghi lễ, những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình tới du khách khi đến tham quan "Làng". Tin, ảnh: Lan Anh Trở về đầu trang Lễ xăng khắc dân tốc Thái Nghệ An tái hiện 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10