Thời cơ và thách thức đối với du lịch tàu biển Việt Nam Thời cơ và thách thức đối với du lịch tàu biển Việt Nam Tổ Quốc - Trong những năm qua, Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách tàu biển. Hàng năm, Việt Nam đón khoảng 300.000 lượt khách du lịch tàu biển/năm với gần 500 chuyến tàu cập các cảng, chiếm từ 2-3% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Ông Ngô Hoài Chung, Phó Tổng cục trưởng, phụ trách Tổng cục Du lịch Việt Nam là một quốc gia biển và có nhiều tiềm năng để có thể phát triển du lịch biển trong đó có du lịch tàu biển. Tuy nhiên, trong những năm qua, du lịch tàu biển của chúng ta vẫn chưa thực sự phát triển xứng tầm với tiềm năng của mình. Vậy đâu là nguyên nhân và giải pháp của Ngành Du lịch ra sao để mở ra hướng phát triển cho ngành du lịch tàu biển Việt Nam. Báo điện tử Tổ Quốc đã có cuộc phỏng vấn với ông Ngô Hoài Chung, Phó Tổng cục trưởng, phụ trách Tổng cục Du lịch về vấn đề này. PV: Trên thế giới, hoạt động du lịch bằng tàu biển khá phát triển và đem lại nguồn thu lớn cho ngành du lịch các nước. Vậy còn với Việt Nam thì sao thưa ông? Ông Ngô Hoài Chung: Việt Nam là một quốc gia biển, Đảng ta có chủ trương chúng ta phải giàu từ biển, mạnh từ biển. Chính vì vậy, phát triển du lịch tàu biển là một trong những thế mạnh của Việt Nam. Chúng ta có 28 tỉnh thành ven biển, 1/3 dân số sống ở các tỉnh thành ven biển, cùng với đó là hệ thống các cảng nước sâu có thể đáp ứng cho nhu cầu phát triển du lịch tàu biển. Việt Nam của chúng ta lại nằm ở vị trí trung tâm của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trên tuyến đường giao thông hàng hải thuận lợi Bắc - Nam, là điểm đến dễ tiếp cận trong hành trình của các hãng tàu đến khu vực. Việt Nam nằm gần với các trung tâm cảng biển du lịch hiện đại trên thế giới như Hongkong, Singapore, Thượng Hải… nên dễ tham gia vào các tuyến hành trình ngắn ngày và dài ngày giữa các điểm đến trong khu vực châu Á với các khu vực khác. Tuy nhiên, trên thực tế những năm qua cho thấy phát triển du lịch tàu biển của chúng ta chưa thực sự tương xứng với tiềm năng cùng lợi thế sẵn có. Thời gian gần đây chúng ta mới đang có những bước đi ban đầu về sản phẩm dịch vụ và xúc tiến du lịch tàu biển. Nhưng đây là một lĩnh vực có nhiều tiềm năng với lượng khách đầy khả quan để chúng ta khai thác và góp phần hướng tới nhóm du lịch chất lượng cao trong thời gian tới. Tàu du lịch tại vịnh Hạ Long PV: Ông có thể chia sẻ thêm về tiềm năng, cũng như thực trạng về du lịch tàu biển của nước ta hiện nay? Ông Ngô Hoài Chung: Như đã nói ở trên, Việt Nam của chúng ta có rất nhiều tiềm năng cùng lợi thế để phát triển du lịch tàu biển. Việt Nam có hệ thống cảng biển nước sâu đa dạng trải dọc từ Bắc xuống Nam nên hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu cập cảng của một số tàu du lịch cỡ lớn trên thế giới như cảng Hòn Gai (Quảng Ninh), cảng Chân Mây (Thừa Thiên Huế), cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), cảng Đầm Môn (Bắc Vịnh Vân Phong - Khánh Hòa), cảng Nha Trang (Khánh Hòa), cảng Sao Mai - Bến Đình (Bà Rịa - Vũng Tàu), bến khách trên sông Sài Gòn - Nhà Bè (tp. Hồ Chí Minh), Mũi Đất Đỏ (Phú Quốc - Kiên Giang). Hầu hết các cảng biển đều gần các trung tâm du lịch phát triển của Việt Nam với hệ thống có hệ thống tài nguyên du lịch phong phú hấp dẫn khách du lịch tàu biển là các vịnh biển, bãi biển đẹp được bình chọn trên thế giới như Hạ Long, Nha Trang, Lăng Cô, hệ thống các di sản văn hóa và thiên thế giới, các thành phố lớn với sự đa dạng, hấp dẫn về văn hóa, lịch sử, ẩm thực. Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như khách sạn, resort, khu vui chơi giải trí được đầu tư nâng cấp hiện đại hoàn toàn có thể tạo thành những sản phẩm chất lượng phục vụ khách du lịch tàu biển. Trong những năm qua, Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách tàu biển. Hàng năm, Việt Nam đón khoảng 300.000 lượt khách du lịch tàu biển/năm với gần 500 chuyến tàu cập các cảng, chiếm từ 2-3% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Khách tàu biển du lịch Việt Nam đến từ nhiều thị trường khác nhau như Châu Âu, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc và đặc biệt là ở các thị trường gần như Trung Quốc và ASEAN. Nhiều tàu biển có khả năng chở khách lớn hàng đầu thế giới đã cập cảng Việt Nam như: Quantum of the seas, Voyages of the Seas, Dream Cruises, Super Star Aquarius… Các cảng thường xuyên đón khách tàu biển là cảng Hòn Gai, Chân Mây, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Sài Gòn, Vũng Tàu, Phú Quốc... Việt Nam đã trở thành điểm đến quen thuộc trong hành trình du lịch của các hãng tàu biển quốc tế. Tàu quốc tế cập cảng Hòn Gai PV: Tiềm năng và lợi thế có nhiều, Việt Nam lại đã trở thành điểm đến quen thuộc trong hành trình du lịch của các hãng tàu biển quốc tế, nhưng hàng năm chúng ta chỉ đón được khoảng 300.000 lượt khách du lịch tàu biển, chiếm từ 2-3% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Ông có thể lý giải về điều này? Ông Ngô Hoài Chung: Đây quả thực là điều đáng buồn với ngành du lịch của chúng ta. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này như: Hệ thống cảng biển và hạ tầng cảng biển chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, hầu hết các cảng biển đón khách mới chỉ là điểm cho tàu cập bến. Một số cảng mới ở trong giai đoạn đầu tư, tuy đã nâng cấp nhưng vẫn chất lượng dịch vụ đón khách du lịch tàu biển còn hạn chế. Việt Nam hầu như chưa có cảng hành khách chuyên dụng để đón khách du lịch tàu biển và thường phải sử dụng chung với các cảng hàng hóa. Hệ thống dịch vụ, kỹ thuật tại các cảng biển chưa đồng bộ. Một số tàu khách không cập được cảng do phải nhường vị trí cho tàu chở hàng làm ảnh hưởng đến uy tín điểm đến; chất lượng dịch vụ tại cảng biển chưa cao; sản phẩm du lịch biển còn thiếu đa dạng; năng lực doanh nghiệp du lịch Việt Nam đón khách tàu biển còn nhiều hạn chế; môi trường xung quanh cảng biển còn nhiều bất cập; một số cơ chế, chính sách liên quan đến du lịch tàu biển còn lạc hậu, tạo ra một số rào cản cho phát triển du lịch; thủ tục tại cảng biển đã được cải tiến nhiều nhưng vẫn chưa thực sự thuận lợi; nguồn nhân lực phục vụ cho đón khách du lịch tàu biển du lịch còn hạn chế về trình độ, kỹ năng… PV: Vậy cần phải làm gì để du lịch tàu biển của chúng ta phát triển, để Việt Nam thật sự giàu từ biển, mạnh từ biển thưa ông? Ông Ngô Hoài Chung: Như tôi đã nói, dư địa để chúng ta phát triển lĩnh vực du lịch tàu biển của chúng ta là rất lớn. Vì thế, thời gian tới tôi cho rằng chúng ta cần tập trung vào một số những giải pháp như: Xây dựng đầy đủ, đồng bộ hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách khuyến khích du lịch tàu biển. Điều này đòi hỏi trách nhiệm của Tổng cục Du lịch, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an cùng vào cuộc, cùng ngồi lại với nhau. Sửa đổi bổ sung luật xuất nhập cảnh, tạo ra sự thông thoáng mở cửa. Đảm bảo an toàn na ninh cho khách du lịch; cải thiện thủ tục hành chính tại các cảng biển, minh bạch, gọn gàng, rút ngắn thời gian; thủ tục về cảng để tạo điều kiện đón, đi lại của các tàu khách du lịch. Đầu tư hạ tầng phục vụ du lịch tàu biển. Đây là giải pháp hết sức quan trọng trong thời gian tới. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư, xây dựng các cảng đón khách hiện đại, đồng bộ như cảng của Sungroup, tăng cường hợp tác công tư, chứ cứ chờ đợi Ngân sách nhà nước thì rất khó khăn. Cần cải thiện hệ thống hạ tầng giao thông kết nối các cảng biển và sản phẩm du lịch tại điểm đến. Ưu tiên đồng bộ, xây dựng các loại hình, sản phẩm du lịch kết nối với khách du lịch tàu biển như khu nghỉ dưỡng, văn hoá, đa dạng hóa sản phẩm du lịch đẳng cấp quốc tế để các hãng tàu neo đậu tàu lâu hơn, tạo sự khác biệt, tạo trải nghiệm mới hấp dẫn cho khách du lịch, để khách chi tiêu nhiều hơn, tăng thu nhập cho điểm đến. PV: Vâng xin cảm ơn ông đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này! Bài, ảnh: Vi Phong Tổ Quốc - Trong những năm qua, Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách tàu biển. Hàng năm, Việt Nam đón khoảng 300.000 lượt khách du lịch tàu biển/năm với gần 500 chuyến tàu cập các cảng, chiếm từ 2-3% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Ông Ngô Hoài Chung, Phó Tổng cục trưởng, phụ trách Tổng cục Du lịchViệt Nam là một quốc gia biển và có nhiều tiềm năng để có thể phát triển du lịch biển trong đó có du lịch tàu biển. Tuy nhiên, trong những năm qua, du lịch tàu biển của chúng ta vẫn chưa thực sự phát triển xứng tầm với tiềm năng của mình. Vậy đâu là nguyên nhân và giải pháp của Ngành Du lịch ra sao để mở ra hướng phát triển cho ngành du lịch tàu biển Việt Nam. Báo điện tử Tổ Quốc đã có cuộc phỏng vấn với ông Ngô Hoài Chung, Phó Tổng cục trưởng, phụ trách Tổng cục Du lịch về vấn đề này.PV: Trên thế giới, hoạt động du lịch bằng tàu biển khá phát triển và đem lại nguồn thu lớn cho ngành du lịch các nước. Vậy còn với Việt Nam thì sao thưa ông?Ông Ngô Hoài Chung: Việt Nam là một quốc gia biển, Đảng ta có chủ trương chúng ta phải giàu từ biển, mạnh từ biển. Chính vì vậy, phát triển du lịch tàu biển là một trong những thế mạnh của Việt Nam. Chúng ta có 28 tỉnh thành ven biển, 1/3 dân số sống ở các tỉnh thành ven biển, cùng với đó là hệ thống các cảng nước sâu có thể đáp ứng cho nhu cầu phát triển du lịch tàu biển. Việt Nam của chúng ta lại nằm ở vị trí trung tâm của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trên tuyến đường giao thông hàng hải thuận lợi Bắc - Nam, là điểm đến dễ tiếp cận trong hành trình của các hãng tàu đến khu vực. Việt Nam nằm gần với các trung tâm cảng biển du lịch hiện đại trên thế giới như Hongkong, Singapore, Thượng Hải… nên dễ tham gia vào các tuyến hành trình ngắn ngày và dài ngày giữa các điểm đến trong khu vực châu Á với các khu vực khác.Tuy nhiên, trên thực tế những năm qua cho thấy phát triển du lịch tàu biển của chúng ta chưa thực sự tương xứng với tiềm năng cùng lợi thế sẵn có. Thời gian gần đây chúng ta mới đang có những bước đi ban đầu về sản phẩm dịch vụ và xúc tiến du lịch tàu biển. Nhưng đây là một lĩnh vực có nhiều tiềm năng với lượng khách đầy khả quan để chúng ta khai thác và góp phần hướng tới nhóm du lịch chất lượng cao trong thời gian tới. Tàu du lịch tại vịnh Hạ LongPV: Ông có thể chia sẻ thêm về tiềm năng, cũng như thực trạng về du lịch tàu biển của nước ta hiện nay?Ông Ngô Hoài Chung: Như đã nói ở trên, Việt Nam của chúng ta có rất nhiều tiềm năng cùng lợi thế để phát triển du lịch tàu biển. Việt Nam có hệ thống cảng biển nước sâu đa dạng trải dọc từ Bắc xuống Nam nên hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu cập cảng của một số tàu du lịch cỡ lớn trên thế giới như cảng Hòn Gai (Quảng Ninh), cảng Chân Mây (Thừa Thiên Huế), cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), cảng Đầm Môn (Bắc Vịnh Vân Phong - Khánh Hòa), cảng Nha Trang (Khánh Hòa), cảng Sao Mai - Bến Đình (Bà Rịa - Vũng Tàu), bến khách trên sông Sài Gòn - Nhà Bè (tp. Hồ Chí Minh), Mũi Đất Đỏ (Phú Quốc - Kiên Giang). Hầu hết các cảng biển đều gần các trung tâm du lịch phát triển của Việt Nam với hệ thống có hệ thống tài nguyên du lịch phong phú hấp dẫn khách du lịch tàu biển là các vịnh biển, bãi biển đẹp được bình chọn trên thế giới như Hạ Long, Nha Trang, Lăng Cô, hệ thống các di sản văn hóa và thiên thế giới, các thành phố lớn với sự đa dạng, hấp dẫn về văn hóa, lịch sử, ẩm thực. Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như khách sạn, resort, khu vui chơi giải trí được đầu tư nâng cấp hiện đại hoàn toàn có thể tạo thành những sản phẩm chất lượng phục vụ khách du lịch tàu biển.Trong những năm qua, Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách tàu biển. Hàng năm, Việt Nam đón khoảng 300.000 lượt khách du lịch tàu biển/năm với gần 500 chuyến tàu cập các cảng, chiếm từ 2-3% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Khách tàu biển du lịch Việt Nam đến từ nhiều thị trường khác nhau như Châu Âu, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc và đặc biệt là ở các thị trường gần như Trung Quốc và ASEAN. Nhiều tàu biển có khả năng chở khách lớn hàng đầu thế giới đã cập cảng Việt Nam như: Quantum of the seas, Voyages of the Seas, Dream Cruises, Super Star Aquarius… Các cảng thường xuyên đón khách tàu biển là cảng Hòn Gai, Chân Mây, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Sài Gòn, Vũng Tàu, Phú Quốc... Việt Nam đã trở thành điểm đến quen thuộc trong hành trình du lịch của các hãng tàu biển quốc tế. Tàu quốc tế cập cảng Hòn GaiPV: Tiềm năng và lợi thế có nhiều, Việt Nam lại đã trở thành điểm đến quen thuộc trong hành trình du lịch của các hãng tàu biển quốc tế, nhưng hàng năm chúng ta chỉ đón được khoảng 300.000 lượt khách du lịch tàu biển, chiếm từ 2-3% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Ông có thể lý giải về điều này?Ông Ngô Hoài Chung: Đây quả thực là điều đáng buồn với ngành du lịch của chúng ta. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này như: Hệ thống cảng biển và hạ tầng cảng biển chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, hầu hết các cảng biển đón khách mới chỉ là điểm cho tàu cập bến. Một số cảng mới ở trong giai đoạn đầu tư, tuy đã nâng cấp nhưng vẫn chất lượng dịch vụ đón khách du lịch tàu biển còn hạn chế. Việt Nam hầu như chưa có cảng hành khách chuyên dụng để đón khách du lịch tàu biển và thường phải sử dụng chung với các cảng hàng hóa. Hệ thống dịch vụ, kỹ thuật tại các cảng biển chưa đồng bộ. Một số tàu khách không cập được cảng do phải nhường vị trí cho tàu chở hàng làm ảnh hưởng đến uy tín điểm đến; chất lượng dịch vụ tại cảng biển chưa cao; sản phẩm du lịch biển còn thiếu đa dạng; năng lực doanh nghiệp du lịch Việt Nam đón khách tàu biển còn nhiều hạn chế; môi trường xung quanh cảng biển còn nhiều bất cập; một số cơ chế, chính sách liên quan đến du lịch tàu biển còn lạc hậu, tạo ra một số rào cản cho phát triển du lịch; thủ tục tại cảng biển đã được cải tiến nhiều nhưng vẫn chưa thực sự thuận lợi; nguồn nhân lực phục vụ cho đón khách du lịch tàu biển du lịch còn hạn chế về trình độ, kỹ năng…PV: Vậy cần phải làm gì để du lịch tàu biển của chúng ta phát triển, để Việt Nam thật sự giàu từ biển, mạnh từ biển thưa ông?Ông Ngô Hoài Chung: Như tôi đã nói, dư địa để chúng ta phát triển lĩnh vực du lịch tàu biển của chúng ta là rất lớn. Vì thế, thời gian tới tôi cho rằng chúng ta cần tập trung vào một số những giải pháp như:Xây dựng đầy đủ, đồng bộ hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách khuyến khích du lịch tàu biển. Điều này đòi hỏi trách nhiệm của Tổng cục Du lịch, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an cùng vào cuộc, cùng ngồi lại với nhau. Sửa đổi bổ sung luật xuất nhập cảnh, tạo ra sự thông thoáng mở cửa. Đảm bảo an toàn na ninh cho khách du lịch; cải thiện thủ tục hành chính tại các cảng biển, minh bạch, gọn gàng, rút ngắn thời gian; thủ tục về cảng để tạo điều kiện đón, đi lại của các tàu khách du lịch.Đầu tư hạ tầng phục vụ du lịch tàu biển. Đây là giải pháp hết sức quan trọng trong thời gian tới. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư, xây dựng các cảng đón khách hiện đại, đồng bộ như cảng của Sungroup, tăng cường hợp tác công tư, chứ cứ chờ đợi Ngân sách nhà nước thì rất khó khăn. Cần cải thiện hệ thống hạ tầng giao thông kết nối các cảng biển và sản phẩm du lịch tại điểm đến.Ưu tiên đồng bộ, xây dựng các loại hình, sản phẩm du lịch kết nối với khách du lịch tàu biển như khu nghỉ dưỡng, văn hoá, đa dạng hóa sản phẩm du lịch đẳng cấp quốc tế để các hãng tàu neo đậu tàu lâu hơn, tạo sự khác biệt, tạo trải nghiệm mới hấp dẫn cho khách du lịch, để khách chi tiêu nhiều hơn, tăng thu nhập cho điểm đến.PV: Vâng xin cảm ơn ông đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này! Bài, ảnh: Vi Phong Trở về đầu trang Tổng cục Du lịch Việt Nam Du lịch biển Khách quốc tế phát triển du lịch Du lịch tàu biển Cảng biển du lịch Ngô Hoài Chung Quảng Ninh Hạ Long Hòn Gai Tàu quốc tế cập cảng 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10