• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Thống kê du lịch

Tình hình du lịch thế giới năm 2018

TITC- Dựa trên số liệu báo cáo của các điểm đến trên toàn cầu, Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) ước tính lượng khách du lịch quốc tế (inbound) năm 2018 đạt 1,403 tỷ lượt, tăng khoảng 75 triệu lượt so với năm 2017 (tăng trưởng 5,6%). Du lịch thế giới đã cán đích trước 2 năm so với mức dự báo dài hạn của UNWTO. Năm 2010, UNWTO đã đưa ra dự báo đến năm 2020, lượng khách du lịch quốc tế toàn cầu sẽ đạt mức 1,4 tỷ lượt.

Mức tăng trưởng 5,6% là kết quả đáng chú ý trong giai đoạn từ 2010 đến nay (tăng trưởng ở mức 4%-5%), chỉ sau mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 7% của năm 2017.

 

Năm 2018, khu vực dẫn đầu về tăng trưởng khách du lịch quốc tế đến là châu Phi (+7,0%). Châu Á và Thái Bình Dương tiếp tục duy trì sự tăng trưởng ổn định ở mức 6,5%. Tiếp đến là châu Âu (+6,1%), Trung Đông (+3,8%), châu Mỹ (+3,1%).

Châu Á và Thái Bình Dương đón hơn 345 triệu lượt khách quốc tế đến trong năm 2018

Năm 2018, châu Á và Thái Bình Dương đón 345,1 triệu lượt khách quốc tế, tăng 6,5% so với năm 2017, chiếm gần 1/4 tổng lượng khách quốc tế toàn cầu.

Đông Nam Á dẫn đầu khu vực về tăng trưởng khách quốc tế đến với 7,9%. Theo báo cáo của UNWTO, năm 2018, phần lớn các điểm đến ở Đông Nam Á đều duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là Việt Nam thu hút ngày càng nhiều khách quốc tế đến trong những  năm gần đây, năm 2018 đón gần 15,5 triệu lượt khách (tăng gần 20%  so với năm 2017). In-đô-nê-xi-a và Cam-pu-chia cũng đạt tăng trưởng khách quốc tế đến ở mức hai con số nhờ nhu cầu tăng trở lại của thị trường khách Trung Quốc và Ấn Độ. Thái lan, Phi-líp-pin và Xin-ga-po  cũng đạt kết quả khả quan.

Tiếp đến là Đông Bắc Á (+6,1%), Nam Á (+5,2%) và châu Đại Dương (+2,8%).

- Thái Lan đứng đầu, vượt trội so với các nước khác, duy trì tăng trưởng ổn định thêm khoảng 2,7 - 2,9 triệu lượt khách/năm trong 3 năm qua.

- Ma-lai-xi-a ở vị trí thứ 2 nhưng chững lại, không tăng trưởng trong 3 năm gần đây.

- Việt Nam rút dần khoảng cách, bám sát In-đô-nê-xi-a và Xin-ga-po.

- Thái Lan dẫn đầu về lượng khách đến từ các thị trường nguồn lớn, có chất lượng như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Đức. 

- Ma-lai-xi-a đón lượng khách lớn từ các nước láng giềng Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a và Thái lan (tổng số 15,8 triệu lượt, chiếm 61% tổng lượng khách du lịch quốc tế đến năm 2018)

- Việt Nam dẫn đầu ASEAN về lượng khách quốc tế đến từ các thị trường Hàn Quốc và Đài Loan; In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po dẫn đầu đối với thị trường Úc.

 
 

Tổng thu từ khách du lịch quốc tế của hầu hết các điểm đến trên thế giới đều tăng trưởng

Cho đến giữa tháng 5/2019, 108 quốc gia và vùng lãnh thổ đã cung cấp cho UNWTO số liệu cả năm 2018 về tổng thu từ khách du lịch quốc tế đến. Trong đó, 93 điểm đến báo cáo đạt tăng trưởng so với năm trước, trong đó có 38 điểm đến đạt tăng trưởng 2 con số.

Về cơ bản có sự ổn định tương đối trong nhóm các điểm đến hàng đầu về tổng thu từ khách du lịch quốc tế trong năm 2018. Mỹ vẫn là điểm đến lớn nhất trên thế giới với quy mô tổng thu đạt 214,5 tỷ USD, mặc dù tốc độ  tăng trưởng chỉ đạt 1,8% so với năm 2017. Các điểm đến tiếp theo vẫn duy  trì vị trí có được từ năm 2017, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng có sự khác nhau: Úc (+10,7%), I-ta-li-a (+6,5%), Pháp (+6,2%), Thái Lan (+5,4%), Tây Ban Nha (+3,6%), Đức (+3,2%), Anh (+2,0%). Đáng chú ý, Trung Quốc với mức tăng trưởng 21,2% đã lọt vào tốp đầu, trong khi Nhật Bản xếp ở vị trí thứ 9 với tốc độ tăng trưởng ấn tượng không kém (+18,9%).

Dù không nằm trong tốp đầu các điểm đến có tổng thu từ khách du lịch quốc tế cao nhất, một số điểm đến ở châu Á đạt kết quả tăng trưởng khá ấn tượng, có thể kể đến như: Ma Cao (+13,6%), Hồng Kông (+10,7%), Ấn Độ (+9,6%), Hàn Quốc (+14,6%). Ở châu Âu, Nga đạt mức tăng trưởng lên tới 31,9% nhờ vào việc đăng cai tổ chức World Cup 2018.

Những thị trường nguồn hàng đầu về chi tiêu du lịch ra nước ngoài

Trong số 10 thị trường nguồn lớn nhất thế giới, tốc độ tăng trưởng cao nhất về chi tiêu du lịch ra nước ngoài năm 2018 thuộc về Nga (+11,2%), Pháp (+10,5%) và Úc (+9,7%).

Trung Quốc tiếp tục là thị trường có chi tiêu du lịch ra nước ngoài lớn nhất với 277,3 tỷ usd trong năm 2018, tăng 5,2% so với năm 2017. Mỹ đứng ở vị trí thứ hai với 144,2 tỷ USD, tăng 6,8% dù đồng USD giảm giá nhẹ so với một số đồng tiền khác trên thế giới, cho thấy nhu cầu đi du lịch nước ngoài của người dân Mỹ vẫn khá cao.

Ở châu Á, chi tiêu của thị trường Hàn Quốc nhìn chung không thay đổi so với năm trước (+0,9%). Ở châu Âu, chi tiêu của thị trường Đức hầu như không tăng (+1%) trong bối cảnh nền kinh tế nước này tăng trưởng chậm lại. Trong khi đó, chi tiêu của thị trường anh tăng 3,4%, I-ta-li-a tăng 3,8%. Không nằm trong tốp những thị trường chi tiêu nhiều nhất, nhưng Tây Ban Nha cũng đạt mức tăng trưởng khá (+12%).

 
 Nguồn: Báo cáo thường niên Du lịch Việt Nam 2018 - TCDL
 
Trở về đầu trang
   Báo cáo thường niên Du lịch Việt Nam 2018 Tổ chức Du lịch thế giới UNWTO
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Tạo khởi sắc cho du lịch vùng cao
  • Điểm danh 5 điểm đến đông khách du lịch nhất Việt Nam
  • Sắp có tổ hợp nghỉ dưỡng khoáng nóng lớn nhất miền bắc
  • Tuyên Quang: Bắc Mê Vẻ đẹp bên dòng Gâm
  • Danh thắng Yên Tử- Vĩnh Nghiêm- Côn Sơn- Kiếp Bạc được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa thế giới
  • Phát huy giá trị khoa học và văn hóa của di sản bãi cọc Bạch Đằng (Quảng Ninh)
  • Đánh thức di sản lễ hội: cơ hội vàng cho du lịch Ninh Bình
  • Du lịch Tây Ninh - Hình thành cực phát triển mới từ sáp nhập
  • Việt - Nga tăng cường hợp tác du lịch, tạo thuận lợi cho du khách qua lại hai nước
  • Hành trình chuyển đổi số du lịch - từ xây dựng thể chế, nâng cao nhận thức cho đến thống nhất hành động
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Kể chuyện du lịch Lâm Đồng qua những khung hình

    Để kể câu chuyện về một Lâm Đồng trọn vẹn và đa diện hơn với công chúng qua những khoảnh...

    150
  • Gốm Bắc Ninh "du lịch" Nhật Bản

    Giữa dòng chảy hiện đại, làng gốm Phù Lãng (Bắc Ninh) vẫn âm thầm giữ lửa gần 700 năm....

    149
  • Phát huy tiềm năng du lịch sinh thái làng nghề...

    Những năm gần đây, làng nghề Bát Tràng (Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội) đang nỗ lực kiến tạo...

    139
  • Lần đầu tiên du thuyền 5 sao khởi hành từ Việt...

    Bằng việc khởi hành du thuyền quốc tế cao cấp từ cảng nội địa, Việt Nam không chỉ khai...

    130
  • Tận dụng tiềm năng, thế mạnh để phát triển du...

    Nắm giữ nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du...

    114

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch