Tìm giải pháp giảm giá vé máy bay, kích cầu du lịch Việt Nam Tìm giải pháp giảm giá vé máy bay, kích cầu du lịch Việt Nam Tại Hội thảo "Hàng không-Du lịch “bắt tay” liên kết phát triển bền vững" do Báo Nhân Dân tổ chức chiều 12/6, nhiều giải pháp để giảm giá vé máy bay, kích cầu du lịch nội địa đã được các đại biểu đề xuất, thảo luận. Không ít sáng kiến thiết thực được đề cập, đòi hỏi sự huy động, vào cuộc của Chính phủ, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp. Toàn cảnh phiên thảo luận về các sáng kiến hợp tác thực chất, hiệu quả giữa địa phương, doanh nghiệp hàng không, du lịch và kiến nghị Chính phủ những giải pháp hỗ trợ. Còn dư địa để du lịch-hàng không tăng cường hợp tác, giảm giá vé máy bay Ông Lại Xuân Thanh, Chủ tịch Tổng Công ty Cảng hàng không (ACV) cho biết, hiện cảng ACV đang quản lý 21 cảng hàng không, chỉ có 6 cảng có lãi, 4 cảng không phải bù lỗ, còn lại 11 cảng bù lỗ. Theo phân tích của ông Thanh, hiện giá vé nội địa Việt Nam thấp hơn nhiều nơi. Nhưng phản hồi của người dân giá vé cao chủ yếu nằm ở chỗ, tỷ trọng giá vé thấp “co lại” so với trước. “Trước đây khoảng 30% tổng lượng vé bán ra là giá khuyến mại thì giờ chỉ còn 5%”, ông Thanh nói. Do đó, ông Thanh cho rằng, để chống hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, không được dùng dưới giá thành để đánh đối thủ, không được lợi dụng vị thế độc quyền để tăng giá quá đáng, cần phải có giá sàn để chống bán phá giá. Tiến sĩ Lương Hoài Nam, Tổng Giám đốc Bamboo Airways cho hay, hiện số máy bay khai thác ở Việt Nam khoảng 160 chiếc, giảm 70 chiếc so với trước Covid-19 (hơn 230 máy bay). Để bù đắp sự thiếu hụt này, các hãng hàng không có thể thuê máy bay trên thế giới, nhưng các hãng không có động lực kinh doanh vì “càng bay nhiều, càng lỗ nhiều”. “Mặt bằng giá vé máy bay hiện nay làm việc triển khai chặng bay nội địa có lãi không khả thi vì không theo kinh tế thị trường”, ông Nam bày tỏ. Tiến sĩ Lương Hoài Nam, Tổng Giám đốc Bamboo Airways chia sẻ tại hội thảo. Vì thế, theo ông Nam, thay vì áp giá vé trần như hiện nay, cần phải dùng luật cạnh tranh để “trị” những đơn vị lạm dụng vị thế độc quyền. Đồng thời, phải tạo động lực cho hãng hàng không đưa máy bay về, cung ứng cho thị trường nội địa. Khi có nhiều máy bay thì giá vé máy bay giảm nhiệt. “Chúng ta phải tạo động lực cho ngành hàng không, mới hóa giải được nghịch lý giá vé máy bay tăng nhưng hãng không và công ty du lịch vẫn khó khăn”, ông Nam nhấn mạnh. Chia sẻ về dư địa tăng cường hợp tác hiệu quả giữa hàng không và du lịch, ông Lê Hồng Hà, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam cho hay, thời gian qua, các hãng hàng không Việt Nam đều có sự phối hợp chặt chẽ, chia sẻ về kinh nghiệm, cách làm, bảo dưỡng tàu bay, vật tư để bảo đảm các máy bay cố gắng khai thác được nhiều nhất trong khi ngành hàng không Việt Nam thiếu máy bay. Ông Hà dẫn chứng, tháng 4-5/2024, Vietnam Airlines tăng rất nhiều chuyến bay sáng sớm và bay đêm. Tuy nhiên, cũng trong thời gian tháng 5, Vietnam Airlines phải hủy 10% chuyến bay do không có khách bay đêm, làm mất sự linh hoạt chủ động cho giai đoạn cao điểm sắp tới. Ông Hà phân tích, khách du lịch chưa sẵn sàng bay đêm vì họ sẽ mất thêm một đêm lưu trú trong khi chính sách nhận phòng và trả phòng của cơ sở lưu trú chưa linh hoạt. “Tôi nghĩ Việt Nam còn dư địa tăng chuyến bay, có những cách thu hút khách du lịch với việc xây dựng thói quen mới, đi lại vào chuyến bay đêm. Chúng tôi đã làm việc với các tập đoàn Vingroup, Sungroup có tour du lịch kết hợp bay đêm, giảm 50% hoặc thậm chí miễn phí đêm đầu tiên để giảm chi phí cho du khách. Nếu các bên phối hợp với nhau, tạo ra chương trình du lịch hấp dẫn vào chuyến bay sáng sớm, tối muộn thì dư địa đó hoàn toàn khả thi cho hiện tại”, ông Hà nói. Còn về dư địa cho tương lai, để ngành du lịch Việt Nam thật sự có sức cạnh tranh trong khu vực, thực sự là điểm đến, ông Hà nêu rõ, Việt Nam còn nhiều việc phải làm. Bởi vì, thực tế các doanh nghiệp du lịch-hàng không hiện nay chưa có sự phối hợp thật sự bài bản, chưa có chiến lược dài hạn, có mục tiêu lớn, chưa có “đầu tàu” dẫn dắt thực hiện việc này. Đề xuất một số hình thức hợp tác có tính chất đặc thù giữa hai ngành nhằm thu hút, thúc đẩy nhu cầu đi du lịch, ông Nguyễn Công Hoan, Tổng Giám đốc Flamingo Redtours cho biết, trước hết, cần đẩy mạnh hợp tác thông qua các seri booking vé có giá cạnh tranh. Đây là hình thức hợp tác truyền thống từ nhiều năm qua. Với hình thức này, các hãng hàng không sẽ triển khai biểu giá, thường là mức giá thấp trong một số giai đoạn để các công ty du lịch đặt cọc sớm. Nhờ đó, phần chi phí cho các chuyến bay trong mỗi tour sẽ được giảm bớt khi vé máy bay được mua với mức giá tốt và ổn định. “Ngoài ra, các bên có thể phối hợp để xây dựng tour mới, tạo khuyến mãi nhân dịp khai trương đường bay mới hay các dịp lễ; hợp tác xây dựng sản phẩm du lịch nhằm fill up khách đối với 1 số ngày bay, chuyến bay có tỷ lệ khách thấp và khai thác du lịch bằng các chuyến bay thuê chuyến”, ông Hoan chia sẻ thêm. Kiến nghị Chính phủ các cơ chế, chính sách giúp ngành hàng không giảm chi phí Để việc hợp tác của ngành du lịch và hàng không kịp thời, giải quyết các vấn đề như giảm giá vé máy bay thực sự hiệu quả, cần có kế hoạch liên kết tổng thể ở quy mô quốc gia. Các cơ quan quản lý nhà nước cấp cao của hai ngành cần đóng vai trò “nhạc trưởng” để tạo môi trường kết nối giữa các địa phương, ngành hàng không và du lịch bền vững, nhịp nhàng. Theo ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng Ban thư ký Hội đồng Tư vấn Du lịch (TAB), giá vé máy bay tăng cao tác động nhiều ngành và sinh kế của địa phương. Nếu giải quyết giá vé máy bay giải quyết được nhiều vấn đề khác nhau. Đại diện nhóm nghiên cứu Hội đồng Tư vấn Du lịch, ông Chính đề xuất Chính phủ khuyến khích thành lập các hãng hàng không mới; hỗ trợ chính sách thuế, phí và giá. Chính phủ cũng cần xem xét quy định về giá trần. “Cần áp dụng giá trần linh hoạt theo giá xăng dầu”, ông Chính bày tỏ. Ông Hoàng Nhân Chính cũng đề xuất Chính phủ hỗ trợ xây dựng thêm trung tâm bảo trì, sửa chữa, đại tu máy bay (MRO); tạo điều kiện thuận lợi cho hãng hàng không thuê ướt máy bay; khuyến khích đầu tư nước ngoài vào hàng không Việt Nam; thiết lập cơ chế để ngành hàng không và du lịch hợp tác. Với các chính quyền địa phương, cần có cơ chế, chính sách bù lỗ cho ngành hàng không. Các điểm đến và hãng hàng không cùng cam kết giữ chất lượng và giá dịch vụ. Theo ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng Ban thư ký Hội đồng Tư vấn Du lịch (TAB), giá vé máy bay tăng cao tác động nhiều ngành và sinh kế của địa phương. Theo ông Hoàng Nhân Chính, các đơn vị cung cấp dịch vụ tại sân bay, quản lý, điều hành bay cần giảm 50% giá, phí cho các chuyến bay đêm so với các chuyến bay ngày. “Nếu làm được điều này, các hãng hàng không sẽ thuận lợi giảm giá vé”, ông Chính nói. Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam tăng cường năng lực điều hành; các hãng hàng không bỏ phí mua vé máy bay; các hãng hàng không cần cam kết với công ty du lịch ổn định cả về giá cả và chất lượng. Cuối cùng, với ngành du lịch không đứng ngoài kêu ca mà phải cùng chung tay với hàng không để góp phần giảm giá vé máy bay. Theo ông Chính, một cơ chế cứng nhắc nhiều doanh nghiệp khách sạn áp dụng chính sách nhận phòng (check-in) và trả phòng (check-out) khiến nhiều khách du lịch thiệt thòi. “Nhiều tập đoàn quốc tế đã áp dụng chính sách nhận phòng và trả phòng linh hoạt trong 24 tiếng. Tại sao ngành du lịch Việt Nam không suy nghĩ đến việc các tập đoàn khách sạn thử đưa ra cách thức linh hoạt này. Khi đó, du lịch sẽ bắt tay được với ngành hàng không để áp dụng, tận dụng được chuyến bay đêm với giá máy bay rẻ, sẽ có gói combo tốt hơn”, ông Hoàng Nhân Chính bày tỏ. Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Tập đoàn Du lịch-Hàng không Viettravel cho hay, việc tăng giá vé máy bay là bối cảnh chung trên toàn cầu. “Bình quân giá vé thế giới tăng từ 17-27%, không riêng Việt Nam”, ông Kỳ nói. Theo ông Kỳ, chúng ta không có yếu tố nào ghìm giá vé máy bay xuống nếu không có sự vào cuộc của Chính phủ vì Chính phủ là bệ đỡ, kiến tạo cho doanh nghiệp. “Tôi đề xuất Chính phủ vào cuộc thật sự. Hiện Chính phủ đã kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch với sự tham gia của nhiều bộ, ngành. Chính phủ cần có cơ chế chính sách thật sự giúp ngành hàng không giảm chi phí và có giải pháp Chiến lược phát triển hàng không”, ông Kỳ bày tỏ. Từ góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Công Hoan, Tổng Giám đốc Flamingo Redtours chia sẻ: “Các chương trình kêu gọi doanh nghiệp và địa phương cùng vào cuộc cần xuất phát từ sự tự nguyện, với cơ chế phù hợp. Khi các bên cùng đầu tư, cùng hưởng lợi thì việc hợp tác mới thực sự bền vững. Bên cạnh đó, nội bộ hàng không và du lịch cần sự ‘bắt tay’ chặt chẽ hơn trong chính ngành của mình”. Đồng quan điểm, bà Lương Thị Hoàng Lan, Giám đốc Kinh doanh Khối du lịch nghỉ dưỡng Tập đoàn Sun Group kiến nghị: “Cần có sự ngồi lại của 3 bên: địa phương, du lịch và hàng không để bàn kế hoạch hợp tác ngắn hạn và lâu dài trên cơ sở chia sẻ lợi ích và trách nhiệm giữa các bên. Không chỉ hàng không và du lịch cần đưa ra chính sách giá tốt, mà các địa phương cũng cần đưa ra những ưu đãi hợp lý (về nghỉ dưỡng, vận chuyển, nhà hàng…) để tạo điều kiện xây dựng những chương trình, combo sản phẩm nghỉ dưỡng chất lượng với mức giá ưu đãi, bao gồm cả vé máy bay, phòng khách sạn và tour du lịch”. Trong khuôn khổ hội thảo đã diễn ra Lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác Phát động du lịch nội địa trong mùa cao điểm. Trước đề xuất của các doanh nghiệp hàng không, ông Đỗ Hồng Cẩm, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam chia sẻ, để góp phần giải quyết chi phí đầu vào tăng cao, Cục đề nghị các hãng hàng không tăng hiệu suất sử dụng tàu bay trong ngày. Các địa phương cũng cần có chế độ chính sách hỗ trợ cho các hãng. Các hãng hàng không đưa ra các chương trình khuyến mại, điều chỉnh giá vé, thực hiện việc cơ cấu giá vé công khai, minh bạch theo quy định pháp luật về giá trần. Trong dải giá vé, các hàng không dành dải giá vé từ thấp tới cao cho người dân tiếp cận giá vé phù hợp với mức chi trả. Chúng ta phải đánh giá lại thủ tục về hành chính, các chính sách pháp luật xem cần điều chỉnh như thế nào để các doanh nghiệp vận hành hiệu quả, hướng tới đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của người dân. “Chúng tôi sẽ cùng ngồi lại với cơ quan liên quan, trong đó có Cục Du lịch Quốc gia, xem xét các giải pháp mà các đại biểu đã nêu ra tại hội thảo để phân tích về tính xác đáng của giải pháp, xem xét căn cứ, nguồn lực, cơ quan nào có thể đứng ra chủ trì để có những hành động cụ thể. Chúng tôi mong muốn các địa phương thật sự quan tâm đến kết nối hàng không-du lịch, góp phần hỗ trợ cho hàng không tăng thêm đường bay”, ông Cẩm cho hay. Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu kết luận hội thảo. Phát biểu kết luận hội thảo, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân Lê Quốc Minh chia sẻ, Việt Nam có nhiều tiềm năng du lịch nhưng tại sao chúng ta chưa thu hút, trong khi những nước láng giềng vẫn đang làm tốt. Giá vé máy bay thời gian qua chỉ là một phần câu chuyện và còn nhiều vấn đề khác liên quan đến câu chuyện thúc đẩy ngành du lịch. Tuy nhiên, sự liên kết giữa hai ngành hàng không và du lịch như “hai chiếc cánh của máy bay” nếu không có sự phối hợp rõ ràng, bền vững, lâu dài thì rất khó để thúc đẩy ngành du lịch cũng như ngành hàng không. Tại hội thảo, với nhiều ý kiến tranh luận sôi nổi, các cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp hàng không, doanh nghiệp lữ hành, các địa phương đã đề xuất những giải pháp khả thi để kiến nghị các cơ quan hữu quan, cũng như kêu gọi sự chủ động của các bên liên quan để tìm đến phương án có tính chất dài hạn, tháo gỡ khó khăn cho ngành hàng không và du lịch. Nhóm Phóng viên Nguồn: Báo Nhân Dân Tại Hội thảo "Hàng không-Du lịch “bắt tay” liên kết phát triển bền vững" do Báo Nhân Dân tổ chức chiều 12/6, nhiều giải pháp để giảm giá vé máy bay, kích cầu du lịch nội địa đã được các đại biểu đề xuất, thảo luận. Không ít sáng kiến thiết thực được đề cập, đòi hỏi sự huy động, vào cuộc của Chính phủ, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp. Toàn cảnh phiên thảo luận về các sáng kiến hợp tác thực chất, hiệu quả giữa địa phương, doanh nghiệp hàng không, du lịch và kiến nghị Chính phủ những giải pháp hỗ trợ. Còn dư địa để du lịch-hàng không tăng cường hợp tác, giảm giá vé máy bay Ông Lại Xuân Thanh, Chủ tịch Tổng Công ty Cảng hàng không (ACV) cho biết, hiện cảng ACV đang quản lý 21 cảng hàng không, chỉ có 6 cảng có lãi, 4 cảng không phải bù lỗ, còn lại 11 cảng bù lỗ. Theo phân tích của ông Thanh, hiện giá vé nội địa Việt Nam thấp hơn nhiều nơi. Nhưng phản hồi của người dân giá vé cao chủ yếu nằm ở chỗ, tỷ trọng giá vé thấp “co lại” so với trước. “Trước đây khoảng 30% tổng lượng vé bán ra là giá khuyến mại thì giờ chỉ còn 5%”, ông Thanh nói. Do đó, ông Thanh cho rằng, để chống hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, không được dùng dưới giá thành để đánh đối thủ, không được lợi dụng vị thế độc quyền để tăng giá quá đáng, cần phải có giá sàn để chống bán phá giá. Tiến sĩ Lương Hoài Nam, Tổng Giám đốc Bamboo Airways cho hay, hiện số máy bay khai thác ở Việt Nam khoảng 160 chiếc, giảm 70 chiếc so với trước Covid-19 (hơn 230 máy bay). Để bù đắp sự thiếu hụt này, các hãng hàng không có thể thuê máy bay trên thế giới, nhưng các hãng không có động lực kinh doanh vì “càng bay nhiều, càng lỗ nhiều”. “Mặt bằng giá vé máy bay hiện nay làm việc triển khai chặng bay nội địa có lãi không khả thi vì không theo kinh tế thị trường”, ông Nam bày tỏ. Tiến sĩ Lương Hoài Nam, Tổng Giám đốc Bamboo Airways chia sẻ tại hội thảo. Vì thế, theo ông Nam, thay vì áp giá vé trần như hiện nay, cần phải dùng luật cạnh tranh để “trị” những đơn vị lạm dụng vị thế độc quyền. Đồng thời, phải tạo động lực cho hãng hàng không đưa máy bay về, cung ứng cho thị trường nội địa. Khi có nhiều máy bay thì giá vé máy bay giảm nhiệt. “Chúng ta phải tạo động lực cho ngành hàng không, mới hóa giải được nghịch lý giá vé máy bay tăng nhưng hãng không và công ty du lịch vẫn khó khăn”, ông Nam nhấn mạnh. Chia sẻ về dư địa tăng cường hợp tác hiệu quả giữa hàng không và du lịch, ông Lê Hồng Hà, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam cho hay, thời gian qua, các hãng hàng không Việt Nam đều có sự phối hợp chặt chẽ, chia sẻ về kinh nghiệm, cách làm, bảo dưỡng tàu bay, vật tư để bảo đảm các máy bay cố gắng khai thác được nhiều nhất trong khi ngành hàng không Việt Nam thiếu máy bay. Ông Hà dẫn chứng, tháng 4-5/2024, Vietnam Airlines tăng rất nhiều chuyến bay sáng sớm và bay đêm. Tuy nhiên, cũng trong thời gian tháng 5, Vietnam Airlines phải hủy 10% chuyến bay do không có khách bay đêm, làm mất sự linh hoạt chủ động cho giai đoạn cao điểm sắp tới. Ông Hà phân tích, khách du lịch chưa sẵn sàng bay đêm vì họ sẽ mất thêm một đêm lưu trú trong khi chính sách nhận phòng và trả phòng của cơ sở lưu trú chưa linh hoạt. “Tôi nghĩ Việt Nam còn dư địa tăng chuyến bay, có những cách thu hút khách du lịch với việc xây dựng thói quen mới, đi lại vào chuyến bay đêm. Chúng tôi đã làm việc với các tập đoàn Vingroup, Sungroup có tour du lịch kết hợp bay đêm, giảm 50% hoặc thậm chí miễn phí đêm đầu tiên để giảm chi phí cho du khách. Nếu các bên phối hợp với nhau, tạo ra chương trình du lịch hấp dẫn vào chuyến bay sáng sớm, tối muộn thì dư địa đó hoàn toàn khả thi cho hiện tại”, ông Hà nói. Còn về dư địa cho tương lai, để ngành du lịch Việt Nam thật sự có sức cạnh tranh trong khu vực, thực sự là điểm đến, ông Hà nêu rõ, Việt Nam còn nhiều việc phải làm. Bởi vì, thực tế các doanh nghiệp du lịch-hàng không hiện nay chưa có sự phối hợp thật sự bài bản, chưa có chiến lược dài hạn, có mục tiêu lớn, chưa có “đầu tàu” dẫn dắt thực hiện việc này. Đề xuất một số hình thức hợp tác có tính chất đặc thù giữa hai ngành nhằm thu hút, thúc đẩy nhu cầu đi du lịch, ông Nguyễn Công Hoan, Tổng Giám đốc Flamingo Redtours cho biết, trước hết, cần đẩy mạnh hợp tác thông qua các seri booking vé có giá cạnh tranh. Đây là hình thức hợp tác truyền thống từ nhiều năm qua. Với hình thức này, các hãng hàng không sẽ triển khai biểu giá, thường là mức giá thấp trong một số giai đoạn để các công ty du lịch đặt cọc sớm. Nhờ đó, phần chi phí cho các chuyến bay trong mỗi tour sẽ được giảm bớt khi vé máy bay được mua với mức giá tốt và ổn định. “Ngoài ra, các bên có thể phối hợp để xây dựng tour mới, tạo khuyến mãi nhân dịp khai trương đường bay mới hay các dịp lễ; hợp tác xây dựng sản phẩm du lịch nhằm fill up khách đối với 1 số ngày bay, chuyến bay có tỷ lệ khách thấp và khai thác du lịch bằng các chuyến bay thuê chuyến”, ông Hoan chia sẻ thêm. Kiến nghị Chính phủ các cơ chế, chính sách giúp ngành hàng không giảm chi phí Để việc hợp tác của ngành du lịch và hàng không kịp thời, giải quyết các vấn đề như giảm giá vé máy bay thực sự hiệu quả, cần có kế hoạch liên kết tổng thể ở quy mô quốc gia. Các cơ quan quản lý nhà nước cấp cao của hai ngành cần đóng vai trò “nhạc trưởng” để tạo môi trường kết nối giữa các địa phương, ngành hàng không và du lịch bền vững, nhịp nhàng. Theo ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng Ban thư ký Hội đồng Tư vấn Du lịch (TAB), giá vé máy bay tăng cao tác động nhiều ngành và sinh kế của địa phương. Nếu giải quyết giá vé máy bay giải quyết được nhiều vấn đề khác nhau. Đại diện nhóm nghiên cứu Hội đồng Tư vấn Du lịch, ông Chính đề xuất Chính phủ khuyến khích thành lập các hãng hàng không mới; hỗ trợ chính sách thuế, phí và giá. Chính phủ cũng cần xem xét quy định về giá trần. “Cần áp dụng giá trần linh hoạt theo giá xăng dầu”, ông Chính bày tỏ. Ông Hoàng Nhân Chính cũng đề xuất Chính phủ hỗ trợ xây dựng thêm trung tâm bảo trì, sửa chữa, đại tu máy bay (MRO); tạo điều kiện thuận lợi cho hãng hàng không thuê ướt máy bay; khuyến khích đầu tư nước ngoài vào hàng không Việt Nam; thiết lập cơ chế để ngành hàng không và du lịch hợp tác. Với các chính quyền địa phương, cần có cơ chế, chính sách bù lỗ cho ngành hàng không. Các điểm đến và hãng hàng không cùng cam kết giữ chất lượng và giá dịch vụ. Theo ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng Ban thư ký Hội đồng Tư vấn Du lịch (TAB), giá vé máy bay tăng cao tác động nhiều ngành và sinh kế của địa phương. Theo ông Hoàng Nhân Chính, các đơn vị cung cấp dịch vụ tại sân bay, quản lý, điều hành bay cần giảm 50% giá, phí cho các chuyến bay đêm so với các chuyến bay ngày. “Nếu làm được điều này, các hãng hàng không sẽ thuận lợi giảm giá vé”, ông Chính nói. Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam tăng cường năng lực điều hành; các hãng hàng không bỏ phí mua vé máy bay; các hãng hàng không cần cam kết với công ty du lịch ổn định cả về giá cả và chất lượng. Cuối cùng, với ngành du lịch không đứng ngoài kêu ca mà phải cùng chung tay với hàng không để góp phần giảm giá vé máy bay. Theo ông Chính, một cơ chế cứng nhắc nhiều doanh nghiệp khách sạn áp dụng chính sách nhận phòng (check-in) và trả phòng (check-out) khiến nhiều khách du lịch thiệt thòi. “Nhiều tập đoàn quốc tế đã áp dụng chính sách nhận phòng và trả phòng linh hoạt trong 24 tiếng. Tại sao ngành du lịch Việt Nam không suy nghĩ đến việc các tập đoàn khách sạn thử đưa ra cách thức linh hoạt này. Khi đó, du lịch sẽ bắt tay được với ngành hàng không để áp dụng, tận dụng được chuyến bay đêm với giá máy bay rẻ, sẽ có gói combo tốt hơn”, ông Hoàng Nhân Chính bày tỏ. Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Tập đoàn Du lịch-Hàng không Viettravel cho hay, việc tăng giá vé máy bay là bối cảnh chung trên toàn cầu. “Bình quân giá vé thế giới tăng từ 17-27%, không riêng Việt Nam”, ông Kỳ nói. Theo ông Kỳ, chúng ta không có yếu tố nào ghìm giá vé máy bay xuống nếu không có sự vào cuộc của Chính phủ vì Chính phủ là bệ đỡ, kiến tạo cho doanh nghiệp. “Tôi đề xuất Chính phủ vào cuộc thật sự. Hiện Chính phủ đã kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch với sự tham gia của nhiều bộ, ngành. Chính phủ cần có cơ chế chính sách thật sự giúp ngành hàng không giảm chi phí và có giải pháp Chiến lược phát triển hàng không”, ông Kỳ bày tỏ. Từ góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Công Hoan, Tổng Giám đốc Flamingo Redtours chia sẻ: “Các chương trình kêu gọi doanh nghiệp và địa phương cùng vào cuộc cần xuất phát từ sự tự nguyện, với cơ chế phù hợp. Khi các bên cùng đầu tư, cùng hưởng lợi thì việc hợp tác mới thực sự bền vững. Bên cạnh đó, nội bộ hàng không và du lịch cần sự ‘bắt tay’ chặt chẽ hơn trong chính ngành của mình”. Đồng quan điểm, bà Lương Thị Hoàng Lan, Giám đốc Kinh doanh Khối du lịch nghỉ dưỡng Tập đoàn Sun Group kiến nghị: “Cần có sự ngồi lại của 3 bên: địa phương, du lịch và hàng không để bàn kế hoạch hợp tác ngắn hạn và lâu dài trên cơ sở chia sẻ lợi ích và trách nhiệm giữa các bên. Không chỉ hàng không và du lịch cần đưa ra chính sách giá tốt, mà các địa phương cũng cần đưa ra những ưu đãi hợp lý (về nghỉ dưỡng, vận chuyển, nhà hàng…) để tạo điều kiện xây dựng những chương trình, combo sản phẩm nghỉ dưỡng chất lượng với mức giá ưu đãi, bao gồm cả vé máy bay, phòng khách sạn và tour du lịch”. Trong khuôn khổ hội thảo đã diễn ra Lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác Phát động du lịch nội địa trong mùa cao điểm. Trước đề xuất của các doanh nghiệp hàng không, ông Đỗ Hồng Cẩm, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam chia sẻ, để góp phần giải quyết chi phí đầu vào tăng cao, Cục đề nghị các hãng hàng không tăng hiệu suất sử dụng tàu bay trong ngày. Các địa phương cũng cần có chế độ chính sách hỗ trợ cho các hãng. Các hãng hàng không đưa ra các chương trình khuyến mại, điều chỉnh giá vé, thực hiện việc cơ cấu giá vé công khai, minh bạch theo quy định pháp luật về giá trần. Trong dải giá vé, các hàng không dành dải giá vé từ thấp tới cao cho người dân tiếp cận giá vé phù hợp với mức chi trả. Chúng ta phải đánh giá lại thủ tục về hành chính, các chính sách pháp luật xem cần điều chỉnh như thế nào để các doanh nghiệp vận hành hiệu quả, hướng tới đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của người dân. “Chúng tôi sẽ cùng ngồi lại với cơ quan liên quan, trong đó có Cục Du lịch Quốc gia, xem xét các giải pháp mà các đại biểu đã nêu ra tại hội thảo để phân tích về tính xác đáng của giải pháp, xem xét căn cứ, nguồn lực, cơ quan nào có thể đứng ra chủ trì để có những hành động cụ thể. Chúng tôi mong muốn các địa phương thật sự quan tâm đến kết nối hàng không-du lịch, góp phần hỗ trợ cho hàng không tăng thêm đường bay”, ông Cẩm cho hay. Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu kết luận hội thảo. Phát biểu kết luận hội thảo, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân Lê Quốc Minh chia sẻ, Việt Nam có nhiều tiềm năng du lịch nhưng tại sao chúng ta chưa thu hút, trong khi những nước láng giềng vẫn đang làm tốt. Giá vé máy bay thời gian qua chỉ là một phần câu chuyện và còn nhiều vấn đề khác liên quan đến câu chuyện thúc đẩy ngành du lịch. Tuy nhiên, sự liên kết giữa hai ngành hàng không và du lịch như “hai chiếc cánh của máy bay” nếu không có sự phối hợp rõ ràng, bền vững, lâu dài thì rất khó để thúc đẩy ngành du lịch cũng như ngành hàng không. Tại hội thảo, với nhiều ý kiến tranh luận sôi nổi, các cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp hàng không, doanh nghiệp lữ hành, các địa phương đã đề xuất những giải pháp khả thi để kiến nghị các cơ quan hữu quan, cũng như kêu gọi sự chủ động của các bên liên quan để tìm đến phương án có tính chất dài hạn, tháo gỡ khó khăn cho ngành hàng không và du lịch.Nhóm Phóng viênNguồn: Báo Nhân Dân Trở về đầu trang Giảm giá vé máy bay Hàng không Vé máy bay Du lịch Liên kết hàng không-du lịch 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10