Tìm giải pháp quản lý các điểm đến du lịch Bình Thuận Tìm giải pháp quản lý các điểm đến du lịch Bình Thuận Tổ Quốc - Chào mừng kỷ niệm 23 năm Ngày Du lịch Bình Thuận, tại thành phố Phan Thiết, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận vừa tổ chức Hội thảo chuyền đề "Thực trạng và giải pháp quản lý các điểm đến du lịch trên địa bàn tỉnh". Tháp Chăm Pô Sah Inư Bình Thuận hiện có 22 điểm di tích - lịch sử - văn hóa và 18 điểm du lịch nổi bật, hình thành các tuyến du lịch nội tỉnh, nội thành phố Phan Thiết như trường Dục Thanh, Vạn Thủy Tú, Tháp nước Phan Thiết, sông Cà Ty, tháp Chăm Pô Sah Inư, Suối Tiên, làng chài Mũi Né, Đồi cát bay, Bàu Trắng, Gành Son, Bãi đá 7 màu, chùa Cổ Thạch, Hòn Cau, hải đăng Kê Gà, chùa Núi, dinh Thầy Thím Thác Bà, hồ Biển Lạc, hồ Hàm Thuận - Đa Mi. Những năm qua, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đã góp phần tạo ra những nét hấp dẫn cho du lịch địa phương, thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan và trải nghiệm. Trong đó có một số khu du lịch rất nổi tiếng và độc đáo như: khu du lịch Hàm Tiến - Mũi Né gắn với sản phẩm nghỉ dưỡng biển, thể thao biển; khu du lịch Tiến Thành - Hàm Thuận Nam gắn với du lịch trải nghiệm các thắng cảnh thiên nhiên hoang sơ; khu du lịch cộng đồng Tuy Phong, La Gi gắn với du lịch tâm linh kết hợp tham quan và dã ngoại. Bãi đá 7 màu Tuy vậy, theo ngành du lịch và các địa phương sở hữu các điểm tham quan, việc phát triển các điểm đến vẫn còn hạn chế, chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế, một số khu, điểm du lịch đã quy hoạch nhưng chưa được đầu tư đồng bộ từ hạ tầng đến dịch vụ, việc khai thác xây dựng các tour tuyến, mở rộng các chương trình tham quan chưa thật sự đa dạng, phong phú và hấp dẫn khách du lịch. Bên cạnh đó, công tác quản lý điểm đến còn bộc lộ những mặt hạn chế, bất cập trong việc đảm bảo cảnh quan, môi trường, an ninh trật tự và chất lượng các dịch vụ tại điểm đến. Tại hội thảo, các địa phương trọng điểm du lịch như Phan Thiết, La Gi, Phú Quý, Bắc Bình; các Ban quản lý khu, điểm du lịch, các sở ngành liên quan như Công an, Tài nguyên - Môi trường, Kế hoạch - Đầu tư, Công thương, Hiệp hội Du lịch cũng đã nêu ra những thực trạng cũng như đề xuất giải pháp phù hợp với thực tế để quản lý các điểm đến du lịch, khai thác hiệu quả tiềm năng phục vụ phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường cảnh quan, an toàn, an ninh trật tự tại các khu, điểm tham quan du lịch. Hội thảo cũng đã nghe các tham luận của các chuyên gia góp ý, tư vấn một số giải pháp quản lý điểm đến, việc xây dựng tour tuyến du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch dựa trện việc khai thác tiềm năng, lợi thế các điểm đến. Làng chài Mũi Né Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận, nhóm giải pháp quản lý điểm đến du lịch thời gian tới sẽ tập trung bảo vệ cảnh quan, tài nguyên môi trường, gìn giữ và phát huy giá trị điểm đến. Đồng thời, tăng cường quản lý hoạt động du lịch, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho du khách, phát triển du lịch cộng đồng và sản phẩm du lịch mới cũng như xúc tiến, quảng bá hình ảnh điểm đến. Về lâu dài, các địa phương, các Ban quản lý khu điểm du lịch, các sở ngành liên quan và nhất là cộng đồng dân cư tại các điểm đến cần phối hợp hỗ trợ hiệu quả hơn trong việc triển khai các nhiệm vụ cụ thể, thiết thực để quản lý hiệu quả điểm đến, góp phần xây dựng thành công điểm đến du lịch Bình Thuận an toàn, thân thiện và chất lượng. Nguyên Vũ Tổ Quốc - Chào mừng kỷ niệm 23 năm Ngày Du lịch Bình Thuận, tại thành phố Phan Thiết, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận vừa tổ chức Hội thảo chuyền đề "Thực trạng và giải pháp quản lý các điểm đến du lịch trên địa bàn tỉnh". Tháp Chăm Pô Sah InưBình Thuận hiện có 22 điểm di tích - lịch sử - văn hóa và 18 điểm du lịch nổi bật, hình thành các tuyến du lịch nội tỉnh, nội thành phố Phan Thiết như trường Dục Thanh, Vạn Thủy Tú, Tháp nước Phan Thiết, sông Cà Ty, tháp Chăm Pô Sah Inư, Suối Tiên, làng chài Mũi Né, Đồi cát bay, Bàu Trắng, Gành Son, Bãi đá 7 màu, chùa Cổ Thạch, Hòn Cau, hải đăng Kê Gà, chùa Núi, dinh Thầy Thím Thác Bà, hồ Biển Lạc, hồ Hàm Thuận - Đa Mi.Những năm qua, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đã góp phần tạo ra những nét hấp dẫn cho du lịch địa phương, thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan và trải nghiệm. Trong đó có một số khu du lịch rất nổi tiếng và độc đáo như: khu du lịch Hàm Tiến - Mũi Né gắn với sản phẩm nghỉ dưỡng biển, thể thao biển; khu du lịch Tiến Thành - Hàm Thuận Nam gắn với du lịch trải nghiệm các thắng cảnh thiên nhiên hoang sơ; khu du lịch cộng đồng Tuy Phong, La Gi gắn với du lịch tâm linh kết hợp tham quan và dã ngoại. Bãi đá 7 màuTuy vậy, theo ngành du lịch và các địa phương sở hữu các điểm tham quan, việc phát triển các điểm đến vẫn còn hạn chế, chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế, một số khu, điểm du lịch đã quy hoạch nhưng chưa được đầu tư đồng bộ từ hạ tầng đến dịch vụ, việc khai thác xây dựng các tour tuyến, mở rộng các chương trình tham quan chưa thật sự đa dạng, phong phú và hấp dẫn khách du lịch. Bên cạnh đó, công tác quản lý điểm đến còn bộc lộ những mặt hạn chế, bất cập trong việc đảm bảo cảnh quan, môi trường, an ninh trật tự và chất lượng các dịch vụ tại điểm đến.Tại hội thảo, các địa phương trọng điểm du lịch như Phan Thiết, La Gi, Phú Quý, Bắc Bình; các Ban quản lý khu, điểm du lịch, các sở ngành liên quan như Công an, Tài nguyên - Môi trường, Kế hoạch - Đầu tư, Công thương, Hiệp hội Du lịch cũng đã nêu ra những thực trạng cũng như đề xuất giải pháp phù hợp với thực tế để quản lý các điểm đến du lịch, khai thác hiệu quả tiềm năng phục vụ phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường cảnh quan, an toàn, an ninh trật tự tại các khu, điểm tham quan du lịch.Hội thảo cũng đã nghe các tham luận của các chuyên gia góp ý, tư vấn một số giải pháp quản lý điểm đến, việc xây dựng tour tuyến du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch dựa trện việc khai thác tiềm năng, lợi thế các điểm đến. Làng chài Mũi NéTheo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận, nhóm giải pháp quản lý điểm đến du lịch thời gian tới sẽ tập trung bảo vệ cảnh quan, tài nguyên môi trường, gìn giữ và phát huy giá trị điểm đến. Đồng thời, tăng cường quản lý hoạt động du lịch, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho du khách, phát triển du lịch cộng đồng và sản phẩm du lịch mới cũng như xúc tiến, quảng bá hình ảnh điểm đến. Về lâu dài, các địa phương, các Ban quản lý khu điểm du lịch, các sở ngành liên quan và nhất là cộng đồng dân cư tại các điểm đến cần phối hợp hỗ trợ hiệu quả hơn trong việc triển khai các nhiệm vụ cụ thể, thiết thực để quản lý hiệu quả điểm đến, góp phần xây dựng thành công điểm đến du lịch Bình Thuận an toàn, thân thiện và chất lượng. Nguyên Vũ Trở về đầu trang Du lịch Bình Thuận thành phố Phan ThiếtHiệp hội du lịch 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10