Tôn nghiêm, trang trọng Lễ khai ấn đền Trần Nam Định Tôn nghiêm, trang trọng Lễ khai ấn đền Trần Nam Định Đêm 23/2 (tức đêm 14 tháng Giêng Âm lịch), tại Di tích lịch sử-văn hóa đền Trần, phường Lộc Vượng (thành phố Nam Định) đã diễn ra Lễ khai ấn Đền Trần Xuân Giáp Thìn 2024. Lễ hội khai ấn đền Trần Nam Định được tổ chức quy củ, trang trọng, an toàn, bảo đảm an ninh trật tự, nếp sống văn minh, phát huy giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. Tham dự buổi lễ có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Đoàn Hồng Phong, Tổng Thanh tra Chính Phủ; Lê Thành Long, Bộ trưởng Tư pháp; Phạm Gia Túc, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định; Trần Quốc Cường, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên; các đồng chí lãnh đạo tỉnh Nam Định cùng đại diện các ban, ngành, đoàn thể, các huyện, thành phố tỉnh Nam Định. Lễ khai ấn (giờ Tý đêm ngày 14 tháng Giêng) là nghi lễ quan trọng trong Lễ hội khai ấn Đền Trần truyền thống, gồm các hoạt động: từ 22 giờ 15 phút đến 22 giờ 40 phút thực hiện nghi lễ dâng hương, từ 22 giờ 40 phút đến 23 giờ 10 phút tổ chức nghi lễ rước kiệu ấn từ Đền Cố Trạch sang Đền Thiên Trường, từ 23 giờ 15 phút thực hiện nghi Lễ khai ấn, dâng Chúc văn. Các đại biểu tham dự Lễ khai ấn đền Trần Xuân Giáp Thìn 2024. Lễ khai ấn đền Trần đầu Xuân với ý nghĩa nhân văn to lớn là cầu cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình, thịnh trị, mọi nhà chung hưởng lộc ấn Đền Trần-“Tích Phúc Vô Cương”, mong muốn muôn dân, bách gia trăm họ giữ gìn gia phong, kỷ cương, đạo đức, tích phúc đủ đầy thì lộc hưởng mới bền vững. Tục lệ này không chỉ mang đậm giá trị nhân văn mà còn có ý nghĩa giáo dục lịch sử, thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc. Điều này hoàn toàn khác với quan niệm sai lầm cho rằng hưởng lộc ấn đền Trần là để thăng quan, tiến chức. Trong không gian linh thiêng của Lễ khai ấn, trước ban thờ Trung Thiên, Đền Thiên Trường, các đại biểu đã thành kính dâng hương tưởng nhớ tổ tiên nhà Trần, tri ân công lao to lớn của các vị Vua Trần và Đức Thánh Trần-Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, thể hiện sâu sắc truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc; qua đó động viên cán bộ và nhân dân trong tỉnh tiếp nối truyền thống tốt đẹp của cha ông, ra sức phấn đấu học tập, lao động, sáng tạo, cống hiến tài năng, tâm sức, trí tuệ để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh. Nghi thức rước kiệu ấn tại Lễ khai ấn đền Trần Xuân Giáp Thìn 2024. Lễ hội khai ấn đền Trần năm nay được tổ chức quy củ, trang trọng, an toàn, bảo đảm an ninh trật tự, nếp sống văn minh, phát huy giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, khơi dậy niềm tự hào về Hào khí Đông A sáng ngời của quân dân Đại Việt 3 lần đại thắng quân Nguyên-Mông xâm lược. Sau khi kết thúc nghi Lễ khai ấn, từ 23 giờ 55 phút ngày 14 tháng Giêng, đền Trần mới mở để người dân và khách thập phương vào lễ đầu năm. Từ 5 giờ sáng 15 tháng Giêng, Ban Tổ chức bắt đầu phát ấn cho nhân dân và du khách tại 3 nhà Giải Vũ và nhà trưng bày đền Trùng Hoa. Nhóm PV Nguồn: Báo Nhân Dân Đêm 23/2 (tức đêm 14 tháng Giêng Âm lịch), tại Di tích lịch sử-văn hóa đền Trần, phường Lộc Vượng (thành phố Nam Định) đã diễn ra Lễ khai ấn Đền Trần Xuân Giáp Thìn 2024. Lễ hội khai ấn đền Trần Nam Định được tổ chức quy củ, trang trọng, an toàn, bảo đảm an ninh trật tự, nếp sống văn minh, phát huy giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. Tham dự buổi lễ có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Đoàn Hồng Phong, Tổng Thanh tra Chính Phủ; Lê Thành Long, Bộ trưởng Tư pháp; Phạm Gia Túc, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định; Trần Quốc Cường, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên; các đồng chí lãnh đạo tỉnh Nam Định cùng đại diện các ban, ngành, đoàn thể, các huyện, thành phố tỉnh Nam Định. Lễ khai ấn (giờ Tý đêm ngày 14 tháng Giêng) là nghi lễ quan trọng trong Lễ hội khai ấn Đền Trần truyền thống, gồm các hoạt động: từ 22 giờ 15 phút đến 22 giờ 40 phút thực hiện nghi lễ dâng hương, từ 22 giờ 40 phút đến 23 giờ 10 phút tổ chức nghi lễ rước kiệu ấn từ Đền Cố Trạch sang Đền Thiên Trường, từ 23 giờ 15 phút thực hiện nghi Lễ khai ấn, dâng Chúc văn. Các đại biểu tham dự Lễ khai ấn đền Trần Xuân Giáp Thìn 2024. Lễ khai ấn đền Trần đầu Xuân với ý nghĩa nhân văn to lớn là cầu cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình, thịnh trị, mọi nhà chung hưởng lộc ấn Đền Trần-“Tích Phúc Vô Cương”, mong muốn muôn dân, bách gia trăm họ giữ gìn gia phong, kỷ cương, đạo đức, tích phúc đủ đầy thì lộc hưởng mới bền vững. Tục lệ này không chỉ mang đậm giá trị nhân văn mà còn có ý nghĩa giáo dục lịch sử, thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc. Điều này hoàn toàn khác với quan niệm sai lầm cho rằng hưởng lộc ấn đền Trần là để thăng quan, tiến chức. Trong không gian linh thiêng của Lễ khai ấn, trước ban thờ Trung Thiên, Đền Thiên Trường, các đại biểu đã thành kính dâng hương tưởng nhớ tổ tiên nhà Trần, tri ân công lao to lớn của các vị Vua Trần và Đức Thánh Trần-Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, thể hiện sâu sắc truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc; qua đó động viên cán bộ và nhân dân trong tỉnh tiếp nối truyền thống tốt đẹp của cha ông, ra sức phấn đấu học tập, lao động, sáng tạo, cống hiến tài năng, tâm sức, trí tuệ để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh. Nghi thức rước kiệu ấn tại Lễ khai ấn đền Trần Xuân Giáp Thìn 2024. Lễ hội khai ấn đền Trần năm nay được tổ chức quy củ, trang trọng, an toàn, bảo đảm an ninh trật tự, nếp sống văn minh, phát huy giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, khơi dậy niềm tự hào về Hào khí Đông A sáng ngời của quân dân Đại Việt 3 lần đại thắng quân Nguyên-Mông xâm lược. Sau khi kết thúc nghi Lễ khai ấn, từ 23 giờ 55 phút ngày 14 tháng Giêng, đền Trần mới mở để người dân và khách thập phương vào lễ đầu năm. Từ 5 giờ sáng 15 tháng Giêng, Ban Tổ chức bắt đầu phát ấn cho nhân dân và du khách tại 3 nhà Giải Vũ và nhà trưng bày đền Trùng Hoa.Nhóm PV Nguồn: Báo Nhân Dân Trở về đầu trang Khai ấn đền Trần Phát ấn đền Trần cho du khách thập phương Nam Định Lễ khai ấn 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10