Khách du lịch tham quan Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi (TP Hồ Chí Minh). Ảnh: ĐĂNG KHOA
Du lịch đường sông được xem là sản phẩm đặc trưng của TP Hồ
Chí Minh nhưng lại chưa được khai thác đúng với lợi thế vị trí địa lý và tiềm
năng sẵn có. Sở Du lịch thành phố đã phối hợp Sở Giao thông vận tải triển khai
chương trình phát triển, cải tạo giao thông đường thủy, phục vụ du lịch.
Theo đó, bên cạnh 11 bến thủy đã hoàn thành, thành phố kêu gọi
xã hội hóa đầu tư 10 bến thủy nội địa, phục vụ du lịch ở địa bàn quận 2, quận
4, quận Bình Thạnh, huyện Củ Chi, huyện Cần Giờ... Để đón tiếp khách du lịch quốc
tế, cùng với khu vực cảng Nhà Rồng - Khánh Hội (quận 4), cảng tàu khách quốc tế
Mũi Đèn Đỏ (quận 7) cũng là những vị trí thuận lợi trong việc phát triển du lịch
đường biển.
Đồng thời trong năm 2018, Sở Du lịch sẽ hoàn thành chiến lược
phát triển du lịch TP Hồ Chí Minh đến năm 2030, từ đó, xác định sản phẩm, thị
trường du lịch trọng điểm, đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước.
* Hưng Yên tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng hiện
đại
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết T.Ư 7, khóa X về nông nghiệp,
nông dân, nông thôn, tỉnh Hưng Yên đã đạt kết quả đáng khích lệ trong phát triển
nông nghiệp theo hướng hiện đại, giá trị gia tăng cao, bền vững, gắn với xây dựng
nông thôn mới (NTM)... Toàn tỉnh chuyển đổi hơn 9.000 ha trồng lúa hiệu quả thấp
sang trồng các loại cây ăn quả, rau màu... có thu nhập cao hơn; đưa giá trị thu
nhập bình quân năm 2017 đạt 173 triệu đồng/ha/năm, gấp ba lần so năm 2008; huy
động được hơn 40 nghìn tỷ đồng xây dựng NTM, đã có 87 xã được công nhận đạt chuẩn
NTM, chiếm khoảng 60% tổng số xã toàn tỉnh....
Tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện Nghị quyết, tỉnh Hưng
Yên đề ra 12 nhiệm vụ, giải pháp; trong đó tập trung tái cơ cấu, phát triển
nông nghiệp theo hướng hiện đại nâng cao giá trị gia tăng và phát triển nhanh bền
vững, các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, cơ giới hóa sản xuất, đầu tư
trang thiết bị hiện đại trong bảo quản, chế biến. Đổi mới và phát triển các
hình thức tổ chức sản xuất; ứng dụng khoa học - công nghệ; phát triển các ngành
công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực cho nông thôn...
Hưng Yên phấn đấu đến năm 2020, giá trị sản xuất nông nghiệp
tăng trưởng bình quân từ 2,5 đến 3%/năm, đạt 210 triệu đồng/ha/năm, thu nhập
bình quân đầu người ở khu vực nông thôn hơn 55 triệu đồng/ năm; tỷ lệ lao động
nông nghiệp dưới 30%; cơ bản hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.
PV và TTXVN