Tránh nhập nhằng giữa du lịch và tâm linh Tránh nhập nhằng giữa du lịch và tâm linh Mặc dù Luật Du lịch không có khái niệm “du lịch tâm linh”, nhưng khuynh hướng chung hiện nay là xây dựng khu du lịch lớn với cái lõi là tâm linh hoặc khu du lịch gắn với yếu tố tâm linh. Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ cho rằng, phải làm rõ cái lõi tâm linh, tránh nhập nhằng giữa du lịch và tâm linh. Nguồn tài nguyên du lịch văn hóa Theo TS. Nguyễn Quang Lân, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Hà Nội, nói về du lịch tâm linh, trên thế giới cũng có nhiều cách định nghĩa khác nhau và cho đến nay chưa có một khái niệm chung thống nhất. Tuy nhiên, có thể hiểu, du lịch tâm linh thực chất là loại hình du lịch tập trung vào khai thác yếu tố văn hóa tâm linh của địa phương hay khu vực làm cơ sở, với mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người trong đời sống tinh thần. TS. Nguyễn Quang Lân cũng nhận định, du lịch tâm linh ngày càng trở thành một xu hướng phổ biến trong hoạt động du lịch, góp phần to lớn vào sự tăng trưởng chung của du lịch Việt Nam. “Khi kinh tế ngày càng phát triển, đời sống tinh thần sẽ ngày càng được chú trọng, nhu cầu du lịch ngày càng cao. Văn hóa và tín ngưỡng là cốt lõi của du lịch tâm linh. Tâm lý người Việt lại trọng tín ngưỡng”, TS. Nguyễn Quang Lân phân tích.Các đại biểu khảo sát tại chùa Bái Đính, Ninh Bình Tuy không có khái niệm “du lịch tâm linh”, nhưng các di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, kiến trúc; lễ hội, văn nghệ dân gian… được coi là một nguồn tài nguyên du lịch văn hóa. Trên cả nước có nhiều cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, các di sản thế giới ở Việt Nam đã và đang trở thành những địa chỉ nổi tiếng để chúng ta quảng bá thu hút du khách tới tham quan, nghiên cứu. Các tour, tuyến du lịch trọng điểm đều lấy di sản, di tích, địa điểm văn hóa tâm linh làm chặng dừng chân chính trong hành trình tham quan của du khách trong và ngoài nước, như chùa Bái Đính (Ninh Bình), chùa Tam Chúc (Hà Nam), quần thể danh thắng Yên Tử (Quảng Ninh), núi Sam (An Giang), chùa Vĩnh Nghiêm, nhà thờ Đức Bà (TP Hồ Chí Minh)…; hay như tuyến du lịch đường sông gắn với khai thác, phát huy giá trị văn hóa các cơ sở tín ngưỡng hai bên bờ sông Đồng Nai như Văn miếu Trấn Biên - khu danh thắng Bửu Long, chùa Ông, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, đền thờ Nguyễn Tri Phương, đình Tân Lân, miếu Tổ Sư... Báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhận định: “Di sản văn hóa thực sự là nguồn tài nguyên vật chất, cung cấp các loại hình dịch vụ văn hóa có sức hấp dẫn, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch văn hóa, đáp ứng nhu cầu tham quan, trải nghiệm, tâm linh của khách du lịch trong và ngoài nước”. Quản lý tốt sẽ tạo nguồn thu lớn Nắm bắt được xu hướng trên, thời gian gần đây nhiều nhà đầu tư trong nước đã tìm cơ hội đầu tư vào địa điểm tâm linh, tạo nên thay đổi đáng kể tại các di tích, đền, chùa... Nhiều công trình đã được ghi danh trở thành những địa chỉ nổi tiếng không chỉ cho các tín đồ mà còn với khách du lịch trong và ngoài nước, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của cộng đồng dân cư, phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Như dự án Khu núi chùa Bái Đính nằm trong quần thể Khu du lịch Tràng An (do Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường thực hiện) tuy vẫn đang trong quá trình thi công xây dựng nhưng được đánh giá đã góp phần tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Ninh Bình; tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hơn 20.000 lao động tại địa phương và tăng cường sự giao lưu văn hóa giữa tỉnh Ninh Bình với các tỉnh trong cả nước. Những năm qua, tỉnh Thái Nguyên cũng chú trọng quy hoạch, xây dựng các công trình tín ngưỡng, tôn giáo gắn với du lịch văn hóa tâm linh như: Khu di tích Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại ATK Định Hóa, Khu di tích lịch sử quốc gia 60 Liệt sĩ thanh niên xung phong Đại đội 915, Đội 91 Bắc Thái (thành phố Thái Nguyên), Thiền viện Trúc Lâm Tây Trúc (huyện Đại Từ). Nhiều dự án đang trong kế hoạch xây dựng, đáng chú ý là Khu tâm linh hồ Núi Cốc với khu vực lập quy hoạch có đền Gàn (đền Bà Chúa Thượng Ngàn) - dự án thành phần của dự án Khu du lịch hồ Núi Cốc. Đền Đá Thiên (thị trấn Trại Cau, huyện Đồng Hỷ) cũng đã được quy hoạch mở rộng quy mô và đang thực hiện triển khai dự án xây dựng khu du lịch sinh thái văn hóa, để trở thành điểm du lịch hấp dẫn, kết hợp với các địa điểm di tích lân cận hình thành tour du lịch văn hóa tâm linh. Tuy vậy, báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ ra rằng, vấn đề quy hoạch, đầu tư phát triển du lịch gắn với khai thác yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo còn bất cập; một số công trình chưa được đánh giá tác động đến môi trường sinh thái, cảnh quan; việc xác định chủ thể đầu tư là doanh nghiệp hay cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng thiếu thống nhất... Đặc biệt, việc quản lý, cấp phép, tính tiền thuê đất, tính thuế đối với các dự án du lịch gắn với các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo thiếu nhất quán, ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên liên quan. Tham gia Đoàn giám sát, đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ khẳng định, quan điểm quản lý nhà nước trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo là luôn đặt trong sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Với các khu du lịch gắn với tâm linh thì điều quan trọng là yếu tố tâm linh phải rõ. Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường thì cho rằng, người dân luôn quan tâm tới việc trên quy hoạch các khu du lịch ấy, diện tích nào là thuộc về tín ngưỡng, tôn giáo, diện tích nào làm dịch vụ, kinh doanh. Vì vậy, quy hoạch chi tiết cần làm rõ mục đích sử dụng đất, xác định phần đất thuần túy phục vụ tín ngưỡng, tôn giáo thì không thu tiền sử dụng đất, còn phần đất kinh doanh thì phải nộp thuế. Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ Hoàng Thị Hoa, cần nhìn nhận đúng đắn việc phát triển du lịch gắn với văn hóa, các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, từ đó có chính sách phù hợp. Bởi nếu quản lý tốt có thể phát triển du lịch, tạo nguồn thu lớn. “Với các khu du lịch văn hóa tâm linh, cần làm rõ cái lõi tâm linh, nếu là cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo thì sẽ được điều chỉnh bởi Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo, nếu không thì sẽ được điều chỉnh bởi các luật khác”. Nguyên Anh Nguồn: Báo Đại biểu Nhân dân Mặc dù Luật Du lịch không có khái niệm “du lịch tâm linh”, nhưng khuynh hướng chung hiện nay là xây dựng khu du lịch lớn với cái lõi là tâm linh hoặc khu du lịch gắn với yếu tố tâm linh. Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ cho rằng, phải làm rõ cái lõi tâm linh, tránh nhập nhằng giữa du lịch và tâm linh. Nguồn tài nguyên du lịch văn hóa Theo TS. Nguyễn Quang Lân, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Hà Nội, nói về du lịch tâm linh, trên thế giới cũng có nhiều cách định nghĩa khác nhau và cho đến nay chưa có một khái niệm chung thống nhất. Tuy nhiên, có thể hiểu, du lịch tâm linh thực chất là loại hình du lịch tập trung vào khai thác yếu tố văn hóa tâm linh của địa phương hay khu vực làm cơ sở, với mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người trong đời sống tinh thần. TS. Nguyễn Quang Lân cũng nhận định, du lịch tâm linh ngày càng trở thành một xu hướng phổ biến trong hoạt động du lịch, góp phần to lớn vào sự tăng trưởng chung của du lịch Việt Nam. “Khi kinh tế ngày càng phát triển, đời sống tinh thần sẽ ngày càng được chú trọng, nhu cầu du lịch ngày càng cao. Văn hóa và tín ngưỡng là cốt lõi của du lịch tâm linh. Tâm lý người Việt lại trọng tín ngưỡng”, TS. Nguyễn Quang Lân phân tích.Các đại biểu khảo sát tại chùa Bái Đính, Ninh BìnhTuy không có khái niệm “du lịch tâm linh”, nhưng các di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, kiến trúc; lễ hội, văn nghệ dân gian… được coi là một nguồn tài nguyên du lịch văn hóa. Trên cả nước có nhiều cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, các di sản thế giới ở Việt Nam đã và đang trở thành những địa chỉ nổi tiếng để chúng ta quảng bá thu hút du khách tới tham quan, nghiên cứu. Các tour, tuyến du lịch trọng điểm đều lấy di sản, di tích, địa điểm văn hóa tâm linh làm chặng dừng chân chính trong hành trình tham quan của du khách trong và ngoài nước, như chùa Bái Đính (Ninh Bình), chùa Tam Chúc (Hà Nam), quần thể danh thắng Yên Tử (Quảng Ninh), núi Sam (An Giang), chùa Vĩnh Nghiêm, nhà thờ Đức Bà (TP Hồ Chí Minh)…; hay như tuyến du lịch đường sông gắn với khai thác, phát huy giá trị văn hóa các cơ sở tín ngưỡng hai bên bờ sông Đồng Nai như Văn miếu Trấn Biên - khu danh thắng Bửu Long, chùa Ông, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, đền thờ Nguyễn Tri Phương, đình Tân Lân, miếu Tổ Sư... Báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhận định: “Di sản văn hóa thực sự là nguồn tài nguyên vật chất, cung cấp các loại hình dịch vụ văn hóa có sức hấp dẫn, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch văn hóa, đáp ứng nhu cầu tham quan, trải nghiệm, tâm linh của khách du lịch trong và ngoài nước”. Quản lý tốt sẽ tạo nguồn thu lớn Nắm bắt được xu hướng trên, thời gian gần đây nhiều nhà đầu tư trong nước đã tìm cơ hội đầu tư vào địa điểm tâm linh, tạo nên thay đổi đáng kể tại các di tích, đền, chùa... Nhiều công trình đã được ghi danh trở thành những địa chỉ nổi tiếng không chỉ cho các tín đồ mà còn với khách du lịch trong và ngoài nước, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của cộng đồng dân cư, phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Như dự án Khu núi chùa Bái Đính nằm trong quần thể Khu du lịch Tràng An (do Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường thực hiện) tuy vẫn đang trong quá trình thi công xây dựng nhưng được đánh giá đã góp phần tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Ninh Bình; tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hơn 20.000 lao động tại địa phương và tăng cường sự giao lưu văn hóa giữa tỉnh Ninh Bình với các tỉnh trong cả nước. Những năm qua, tỉnh Thái Nguyên cũng chú trọng quy hoạch, xây dựng các công trình tín ngưỡng, tôn giáo gắn với du lịch văn hóa tâm linh như: Khu di tích Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại ATK Định Hóa, Khu di tích lịch sử quốc gia 60 Liệt sĩ thanh niên xung phong Đại đội 915, Đội 91 Bắc Thái (thành phố Thái Nguyên), Thiền viện Trúc Lâm Tây Trúc (huyện Đại Từ). Nhiều dự án đang trong kế hoạch xây dựng, đáng chú ý là Khu tâm linh hồ Núi Cốc với khu vực lập quy hoạch có đền Gàn (đền Bà Chúa Thượng Ngàn) - dự án thành phần của dự án Khu du lịch hồ Núi Cốc. Đền Đá Thiên (thị trấn Trại Cau, huyện Đồng Hỷ) cũng đã được quy hoạch mở rộng quy mô và đang thực hiện triển khai dự án xây dựng khu du lịch sinh thái văn hóa, để trở thành điểm du lịch hấp dẫn, kết hợp với các địa điểm di tích lân cận hình thành tour du lịch văn hóa tâm linh. Tuy vậy, báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ ra rằng, vấn đề quy hoạch, đầu tư phát triển du lịch gắn với khai thác yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo còn bất cập; một số công trình chưa được đánh giá tác động đến môi trường sinh thái, cảnh quan; việc xác định chủ thể đầu tư là doanh nghiệp hay cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng thiếu thống nhất... Đặc biệt, việc quản lý, cấp phép, tính tiền thuê đất, tính thuế đối với các dự án du lịch gắn với các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo thiếu nhất quán, ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên liên quan. Tham gia Đoàn giám sát, đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ khẳng định, quan điểm quản lý nhà nước trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo là luôn đặt trong sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Với các khu du lịch gắn với tâm linh thì điều quan trọng là yếu tố tâm linh phải rõ. Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường thì cho rằng, người dân luôn quan tâm tới việc trên quy hoạch các khu du lịch ấy, diện tích nào là thuộc về tín ngưỡng, tôn giáo, diện tích nào làm dịch vụ, kinh doanh. Vì vậy, quy hoạch chi tiết cần làm rõ mục đích sử dụng đất, xác định phần đất thuần túy phục vụ tín ngưỡng, tôn giáo thì không thu tiền sử dụng đất, còn phần đất kinh doanh thì phải nộp thuế. Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ Hoàng Thị Hoa, cần nhìn nhận đúng đắn việc phát triển du lịch gắn với văn hóa, các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, từ đó có chính sách phù hợp. Bởi nếu quản lý tốt có thể phát triển du lịch, tạo nguồn thu lớn. “Với các khu du lịch văn hóa tâm linh, cần làm rõ cái lõi tâm linh, nếu là cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo thì sẽ được điều chỉnh bởi Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo, nếu không thì sẽ được điều chỉnh bởi các luật khác”. Nguyên AnhNguồn: Báo Đại biểu Nhân dân Trở về đầu trang Du lich Tâm linh tín ngưỡng tôn giáo nguồn tài nguyên 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10