Trào lưu du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn giúp nâng cao giá trị sản xuất, tăng thu nhập cho người dân Trào lưu du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn giúp nâng cao giá trị sản xuất, tăng thu nhập cho người dân Phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn đang được nhiều địa phương trong cả nước triển khai nhằm bảo tồn, giới thiệu, quảng bá những bản sắc văn hóa, sản phẩm nông nghiệp có lợi thế đến với khách du lịch. Du lịch nông nghiệp, nông thôn cũng giúp các địa phương nâng cao giá trị sản xuất, tăng thu nhập cho người dân trong bối cảnh đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp. Du khách hào hứng trải nghiệm công việc nhà nông tại Long Biên, Hà Nội. Tại Việt Nam, du lịch nông nghiệp, nông thôn đang ngày càng được chú ý, nhất là với du lịch học đường, du lịch cuối tuần dành cho các gia đình, nhóm bạn trẻ; du lịch trải nghiệm dành cho khách từ các đô thị lớn, khách nước ngoài… Với 36 sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng được công nhận OCOP 3-4 sao; 365 điểm du lịch nông thôn; 73 tuyến du lịch có khai thác du lịch nông thôn; lĩnh vực này thu hút 5-15% lao động ngành du lịch. Hiện nay, khách quốc tế ưa thích các điểzm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái gắn với vườn quốc gia; khách nội địa tập trung vào các điểm du lịch mang đặc sắc đại diện cho vùng miền như: Du lịch miệt vườn, du lịch cộng đồng, làng nghề, du lịch sinh thái gắn với vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, trang trại. Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia Lê Quốc Thanh cho rằng: "Nền nông nghiệp của Việt Nam rất đa dạng, phong phú, mỗi vùng có đặc điểm sinh thái, sản vật khác nhau, đây chính là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch nông nghiệp. Nhưng muốn làm du lịch nông nghiệp thì phải bắt đầu từ các sản phẩm nông nghiệp và chính những người nông dân phải có kiến thức về du lịch thì mới tạo được sự đa dạng, hiệu quả". Chính vì vậy, hệ thống khuyến nông đã và đang giúp cho người nông dân tiếp cận kiến thức về du lịch để làm thế nào thu hút được du khách thông qua hoạt động sản xuất; đồng thời tạo điều kiện cho khách du lịch trải nghiệm tiếp cận được hoạt động sản xuất của mình. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là người làm du lịch học sản xuất nông nghiệp hay người làm nông nghiệp học du lịch. Vấn đề này cần phải tích hợp hai làm một, nghĩa là những người sản xuất nông nghiệp phải có kiến thức về làm du lịch và người làm du lịch cũng phải am hiểu về nông nghiệp. Nếu tích hợp được sẽ phát triển du lịch nông nghiệp hiệu quả và bền vững hơn. Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng Nguyễn Ngọc Đam cho biết: "Mô hình sản xuất nông nghiệp gắn với du lịch đang là hướng đi phù hợp hiện nay để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích và thu nhập của bà con nông dân. Hiện nay, Hải Phòng đang dịch chuyển sang một số mô hình sản xuất nông nghiệp gắn với du lịch, dịch vụ theo chuỗi giá trị; thí dụ như chuyển một số diện tích đất lúa sản xuất kém hiệu quả sang trồng một số loại hoa kết hợp du lịch trải nghiệm". Trước mắt, Hải Phòng tập trung vào những vùng ven đô, bởi khu vực đó sẽ tiếp cận đông đảo lượng khách của thành phố và những địa phương nơi khác, đồng thời, chọn những nơi có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm cho học sinh đến vừa tham quan, vừa tìm hiểu cuộc sống lao động sản xuất của nông dân. Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Hoa Mây Sanh, huyện An Dương (Hải Phòng) Đỗ Văn Sanh chia sẻ: "Với diện tích 14 ha đất sản xuất, trước đây cấy lúa kém hiệu quả, vì vậy hợp tác xã đã chuyển đổi sang trồng các loại hoa có thu nhập cao hơn. Hiện nay, Hợp tác xã đang sản xuất những loại như: Hướng dương, loa kèn, phi yến, dạ yến thảo, cát tường, đồng tiền… theo hướng luân canh để bảo đảm thời vụ và nhu cầu tiêu thụ. Từ khi chuyển sang trồng hoa, hiệu quả kinh tế cao hơn 3-4 lần so với trồng lúa. Đáng chú ý, khi được đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp gắn với du lịch trải nghiệm ở trong nước và trên thế giới, tôi đã quyết định chuyển hướng sang làm mô hình này". Hiện nay, mô hình trồng hoa của Hợp tác xã nông nghiệp Hoa Mây Sanh đã thu hút được nhiều khách du lịch đến tham quan, du lịch trải nghiệm. Khách được ngắm hoa, chụp ảnh và mua hoa, nông sản của hợp tác xã cho nên giá trị cũng tăng theo. Thống kê, mỗi tháng thu nhập bình quân của hợp tác xã đạt vài trăm triệu đồng, trừ chi phí có lãi từ 60-70 triệu đồng. Tuy nhiên, hiện nay, phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn còn gặp những khó khăn do đa số các địa điểm thực hiện có quy mô nhỏ, phát triển dựa trên nền tảng sẵn có; chính sách thu hút đầu tư vào nông nghiệp sinh thái chưa sát với thực tế phát triển; các mô hình du lịch nông thôn thiếu sự gắn kết với các đơn vị lữ hành chuyên nghiệp; việc đầu tư xây dựng khu du lịch nông nghiệp sinh thái cần nguồn vốn lớn trong khi nguồn lực của tổ chức, cá nhân, cơ sở còn hạn chế; năng lực khai thác, quản lý, điều hành các mô hình du lịch sinh thái, cộng đồng của các chủ thể hạn chế. Bên cạnh đó, nhiều điểm du lịch nông thôn nằm ở những khu vực xa xôi, hẻo lánh, hệ thống giao thông, dịch vụ tiện ích chưa phát triển đầy đủ gây khó khăn cho việc tiếp cận của khách; ở một số địa phương, các mô hình du lịch nông thôn phát triển tự phát, thiếu sự quản lý của chính quyền… Nhằm phát huy hiệu quả du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn, các bộ, ngành, địa phương cần tháo gỡ những khó khăn về cơ chế, chính sách, nhất là vấn đề thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực này. Mặt khác, cần tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp và cộng đồng để phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn. Sự liên kết này sẽ tạo điều kiện để cộng đồng nông thôn tham gia chuỗi giá trị du lịch và phát triển các tour, tuyến du lịch đa dạng, hấp dẫn. Cùng với đó, cần hỗ trợ, đào tạo để nâng cao năng lực kinh doanh cho các gia đình và doanh nghiệp; việc quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn cần được thực hiện chuyên nghiệp, quy mô nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn cần dựa trên nền tảng khoa học-công nghệ và chuyển đổi số. Việc ứng dụng công nghệ số không chỉ giúp nâng cao chất lượng dịch vụ mà còn giúp quảng bá, quản lý và khai thác các sản phẩm du lịch hiệu quả hơn; tận dụng nguồn lực từ các chương trình, dự án phát triển nông thôn, hạ tầng, văn hóa, môi trường để tối ưu hóa việc phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn… Nguyên Phúc Nguồn: Báo Nhân Dân Phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn đang được nhiều địa phương trong cả nước triển khai nhằm bảo tồn, giới thiệu, quảng bá những bản sắc văn hóa, sản phẩm nông nghiệp có lợi thế đến với khách du lịch. Du lịch nông nghiệp, nông thôn cũng giúp các địa phương nâng cao giá trị sản xuất, tăng thu nhập cho người dân trong bối cảnh đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp. Du khách hào hứng trải nghiệm công việc nhà nông tại Long Biên, Hà Nội. Tại Việt Nam, du lịch nông nghiệp, nông thôn đang ngày càng được chú ý, nhất là với du lịch học đường, du lịch cuối tuần dành cho các gia đình, nhóm bạn trẻ; du lịch trải nghiệm dành cho khách từ các đô thị lớn, khách nước ngoài… Với 36 sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng được công nhận OCOP 3-4 sao; 365 điểm du lịch nông thôn; 73 tuyến du lịch có khai thác du lịch nông thôn; lĩnh vực này thu hút 5-15% lao động ngành du lịch. Hiện nay, khách quốc tế ưa thích các điểzm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái gắn với vườn quốc gia; khách nội địa tập trung vào các điểm du lịch mang đặc sắc đại diện cho vùng miền như: Du lịch miệt vườn, du lịch cộng đồng, làng nghề, du lịch sinh thái gắn với vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, trang trại.Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia Lê Quốc Thanh cho rằng: "Nền nông nghiệp của Việt Nam rất đa dạng, phong phú, mỗi vùng có đặc điểm sinh thái, sản vật khác nhau, đây chính là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch nông nghiệp. Nhưng muốn làm du lịch nông nghiệp thì phải bắt đầu từ các sản phẩm nông nghiệp và chính những người nông dân phải có kiến thức về du lịch thì mới tạo được sự đa dạng, hiệu quả". Chính vì vậy, hệ thống khuyến nông đã và đang giúp cho người nông dân tiếp cận kiến thức về du lịch để làm thế nào thu hút được du khách thông qua hoạt động sản xuất; đồng thời tạo điều kiện cho khách du lịch trải nghiệm tiếp cận được hoạt động sản xuất của mình. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là người làm du lịch học sản xuất nông nghiệp hay người làm nông nghiệp học du lịch. Vấn đề này cần phải tích hợp hai làm một, nghĩa là những người sản xuất nông nghiệp phải có kiến thức về làm du lịch và người làm du lịch cũng phải am hiểu về nông nghiệp. Nếu tích hợp được sẽ phát triển du lịch nông nghiệp hiệu quả và bền vững hơn. Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng Nguyễn Ngọc Đam cho biết: "Mô hình sản xuất nông nghiệp gắn với du lịch đang là hướng đi phù hợp hiện nay để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích và thu nhập của bà con nông dân. Hiện nay, Hải Phòng đang dịch chuyển sang một số mô hình sản xuất nông nghiệp gắn với du lịch, dịch vụ theo chuỗi giá trị; thí dụ như chuyển một số diện tích đất lúa sản xuất kém hiệu quả sang trồng một số loại hoa kết hợp du lịch trải nghiệm". Trước mắt, Hải Phòng tập trung vào những vùng ven đô, bởi khu vực đó sẽ tiếp cận đông đảo lượng khách của thành phố và những địa phương nơi khác, đồng thời, chọn những nơi có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm cho học sinh đến vừa tham quan, vừa tìm hiểu cuộc sống lao động sản xuất của nông dân. Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Hoa Mây Sanh, huyện An Dương (Hải Phòng) Đỗ Văn Sanh chia sẻ: "Với diện tích 14 ha đất sản xuất, trước đây cấy lúa kém hiệu quả, vì vậy hợp tác xã đã chuyển đổi sang trồng các loại hoa có thu nhập cao hơn. Hiện nay, Hợp tác xã đang sản xuất những loại như: Hướng dương, loa kèn, phi yến, dạ yến thảo, cát tường, đồng tiền… theo hướng luân canh để bảo đảm thời vụ và nhu cầu tiêu thụ. Từ khi chuyển sang trồng hoa, hiệu quả kinh tế cao hơn 3-4 lần so với trồng lúa. Đáng chú ý, khi được đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp gắn với du lịch trải nghiệm ở trong nước và trên thế giới, tôi đã quyết định chuyển hướng sang làm mô hình này". Hiện nay, mô hình trồng hoa của Hợp tác xã nông nghiệp Hoa Mây Sanh đã thu hút được nhiều khách du lịch đến tham quan, du lịch trải nghiệm. Khách được ngắm hoa, chụp ảnh và mua hoa, nông sản của hợp tác xã cho nên giá trị cũng tăng theo. Thống kê, mỗi tháng thu nhập bình quân của hợp tác xã đạt vài trăm triệu đồng, trừ chi phí có lãi từ 60-70 triệu đồng. Tuy nhiên, hiện nay, phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn còn gặp những khó khăn do đa số các địa điểm thực hiện có quy mô nhỏ, phát triển dựa trên nền tảng sẵn có; chính sách thu hút đầu tư vào nông nghiệp sinh thái chưa sát với thực tế phát triển; các mô hình du lịch nông thôn thiếu sự gắn kết với các đơn vị lữ hành chuyên nghiệp; việc đầu tư xây dựng khu du lịch nông nghiệp sinh thái cần nguồn vốn lớn trong khi nguồn lực của tổ chức, cá nhân, cơ sở còn hạn chế; năng lực khai thác, quản lý, điều hành các mô hình du lịch sinh thái, cộng đồng của các chủ thể hạn chế. Bên cạnh đó, nhiều điểm du lịch nông thôn nằm ở những khu vực xa xôi, hẻo lánh, hệ thống giao thông, dịch vụ tiện ích chưa phát triển đầy đủ gây khó khăn cho việc tiếp cận của khách; ở một số địa phương, các mô hình du lịch nông thôn phát triển tự phát, thiếu sự quản lý của chính quyền… Nhằm phát huy hiệu quả du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn, các bộ, ngành, địa phương cần tháo gỡ những khó khăn về cơ chế, chính sách, nhất là vấn đề thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực này. Mặt khác, cần tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp và cộng đồng để phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn. Sự liên kết này sẽ tạo điều kiện để cộng đồng nông thôn tham gia chuỗi giá trị du lịch và phát triển các tour, tuyến du lịch đa dạng, hấp dẫn. Cùng với đó, cần hỗ trợ, đào tạo để nâng cao năng lực kinh doanh cho các gia đình và doanh nghiệp; việc quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn cần được thực hiện chuyên nghiệp, quy mô nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn cần dựa trên nền tảng khoa học-công nghệ và chuyển đổi số. Việc ứng dụng công nghệ số không chỉ giúp nâng cao chất lượng dịch vụ mà còn giúp quảng bá, quản lý và khai thác các sản phẩm du lịch hiệu quả hơn; tận dụng nguồn lực từ các chương trình, dự án phát triển nông thôn, hạ tầng, văn hóa, môi trường để tối ưu hóa việc phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn…Nguyên Phúc Nguồn: Báo Nhân Dân Trở về đầu trang du lịch sinh thái nông nghiệp nông thôn du lịch 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10