Tưng bừng khai Hội Gióng Đền Sóc và Hội Cổ Loa Tưng bừng khai Hội Gióng Đền Sóc và Hội Cổ Loa Ngày 8/2 (tức mùng 6 tháng Giêng năm Tân Mão), hàng vạn người dân Thủ đô và du khách thập phương đã nô nức về dự lễ khai Hội Gióng đền Sóc, huyện Sóc Sơn và Hội Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội. Tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, từ sáng sớm ngày mùng 6 Tết, khoảng hơn 20.000 người dân quanh vùng và du khách thập phương đã về chân núi Sóc dự khai mạc Hội Gióng đền Sóc (diễn ra trong 3 ngày 6, 7 và 8 tháng Giêng âm lịch). Sau khi được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2010, Hội Gióng đền Sóc năm nay càng đặc biệt thu hút sự chú ý của đông đảo nhân dân, du khách trong nước và quốc tế. Tại lễ hội, theo truyền thống, nhân dân 8 thôn thuộc 6 xã quanh khu vực đền Sóc (Tân Minh, Tiên Dược, Phù Linh, Đức Hòa, Xuân Giang, Bắc Phú) làm lễ rước hương hoa, oản phẩm, trầu cau, voi chiến, giò hoa tre, cỏ voi, kiệu Tướng, kiệu cầu Húc… thể hiện tình cảm biết ơn trân trọng với Thánh Gióng và niềm tự hào về truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm, tinh thần thượng võ của dân tộc. Điều đặc biệt nhất ở lễ hội là lễ dâng giò hoa tre. Đó là những thanh tre cật vót mỏng, đầu tuốt bông nhuộm phẩm màu, tượng trưng cho roi ngựa của Thánh Gióng. Hoa tre được người Phù Linh dâng lễ ở đền Thượng, rước xuống đền Hạ rồi mới phát cho bà con và du khách làm lộc may mắn đầu xuân. Thánh Gióng là một trong “tứ Thánh bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam, gắn với huyền thoại cậu bé làng Phù Đổng dũng cảm đánh thắng giặc Ân, đem lại thái bình cho đất nước. Tại khu vực núi Sóc là quần thể di tích Đền Sóc - chùa Non - Học viện Phật giáo Việt Nam - Tượng đài Thánh Gióng. Trong đó mới nhất là Tượng đài Thánh Gióng được đặt tại đỉnh núi Đá Chồng cao 297m trên dãy núi Sóc. Theo lưu truyền đây là nơi Thánh Gióng sau khi thắng giặc đã cởi bỏ giáp sắt, hiển Thánh về trời. Tượng đài Thánh Gióng là công trình văn hóa tâm linh trọng điểm kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, được thực hiện theo phương thức xã hội hóa, với tổng kinh phí (giai đoạn thực hiện) khoảng 60 tỷ đồng, trong đó phần đúc tượng là 30 tỷ đồng. Lễ hội Cổ Loa là lễ hội truyền thống đầu xuân lớn nhất trên địa bàn huyện Đông Anh, là dịp để nhân dân trong vùng vui xuân, tưởng nhớ công ơn các bậc hiền nhân có công dựng nước và giữ nước. Theo truyền thống, người dân khu vực xã Cổ Loa và vùng lân cận đã tham gia lễ tế “bát xã” (gồm Cổ Loa, Thư Cưu, Mạch Tràng, Cầu Cả, Sằn, Đài Bi, Văn Thượng, Ngoại Sát), rước kiệu, bài vị, hương án, hướng về đền Thượng - trung tâm của Loa Thành, dâng hương tưởng nhớ vua An Dương Vương, vị vua có công xây thành, đắp lũy chống giặc ngoại xâm. Tại lễ hội, huyện Đông Anh đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa thể thao và các trò chơi dân gian, tạo điều kiện cho người dân địa phương và du khách tham gia vui xuân, như vật dân tộc, bóng chuyền, thi đấu cờ người, hát quan họ trên Giếng Ngọc, hát tuồng của xã Cổ Loa và Xuân Nộn, rối nước Đào Thục và các trò chơi dân gian như chọi gà, thi đu, ném còn, kéo lửa thổi cơm thi…/. Nguồn : TTXVN Ngày 8/2 (tức mùng 6 tháng Giêng năm Tân Mão), hàng vạn người dân Thủ đô và du khách thập phương đã nô nức về dự lễ khai Hội Gióng đền Sóc, huyện Sóc Sơn và Hội Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội. Tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, từ sáng sớm ngày mùng 6 Tết, khoảng hơn 20.000 người dân quanh vùng và du khách thập phương đã về chân núi Sóc dự khai mạc Hội Gióng đền Sóc (diễn ra trong 3 ngày 6, 7 và 8 tháng Giêng âm lịch). Sau khi được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2010, Hội Gióng đền Sóc năm nay càng đặc biệt thu hút sự chú ý của đông đảo nhân dân, du khách trong nước và quốc tế. Tại lễ hội, theo truyền thống, nhân dân 8 thôn thuộc 6 xã quanh khu vực đền Sóc (Tân Minh, Tiên Dược, Phù Linh, Đức Hòa, Xuân Giang, Bắc Phú) làm lễ rước hương hoa, oản phẩm, trầu cau, voi chiến, giò hoa tre, cỏ voi, kiệu Tướng, kiệu cầu Húc… thể hiện tình cảm biết ơn trân trọng với Thánh Gióng và niềm tự hào về truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm, tinh thần thượng võ của dân tộc. Điều đặc biệt nhất ở lễ hội là lễ dâng giò hoa tre. Đó là những thanh tre cật vót mỏng, đầu tuốt bông nhuộm phẩm màu, tượng trưng cho roi ngựa của Thánh Gióng. Hoa tre được người Phù Linh dâng lễ ở đền Thượng, rước xuống đền Hạ rồi mới phát cho bà con và du khách làm lộc may mắn đầu xuân. Thánh Gióng là một trong “tứ Thánh bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam, gắn với huyền thoại cậu bé làng Phù Đổng dũng cảm đánh thắng giặc Ân, đem lại thái bình cho đất nước. Tại khu vực núi Sóc là quần thể di tích Đền Sóc - chùa Non - Học viện Phật giáo Việt Nam - Tượng đài Thánh Gióng. Trong đó mới nhất là Tượng đài Thánh Gióng được đặt tại đỉnh núi Đá Chồng cao 297m trên dãy núi Sóc. Theo lưu truyền đây là nơi Thánh Gióng sau khi thắng giặc đã cởi bỏ giáp sắt, hiển Thánh về trời. Tượng đài Thánh Gióng là công trình văn hóa tâm linh trọng điểm kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, được thực hiện theo phương thức xã hội hóa, với tổng kinh phí (giai đoạn thực hiện) khoảng 60 tỷ đồng, trong đó phần đúc tượng là 30 tỷ đồng. Lễ hội Cổ Loa là lễ hội truyền thống đầu xuân lớn nhất trên địa bàn huyện Đông Anh, là dịp để nhân dân trong vùng vui xuân, tưởng nhớ công ơn các bậc hiền nhân có công dựng nước và giữ nước. Theo truyền thống, người dân khu vực xã Cổ Loa và vùng lân cận đã tham gia lễ tế “bát xã” (gồm Cổ Loa, Thư Cưu, Mạch Tràng, Cầu Cả, Sằn, Đài Bi, Văn Thượng, Ngoại Sát), rước kiệu, bài vị, hương án, hướng về đền Thượng - trung tâm của Loa Thành, dâng hương tưởng nhớ vua An Dương Vương, vị vua có công xây thành, đắp lũy chống giặc ngoại xâm. Tại lễ hội, huyện Đông Anh đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa thể thao và các trò chơi dân gian, tạo điều kiện cho người dân địa phương và du khách tham gia vui xuân, như vật dân tộc, bóng chuyền, thi đấu cờ người, hát quan họ trên Giếng Ngọc, hát tuồng của xã Cổ Loa và Xuân Nộn, rối nước Đào Thục và các trò chơi dân gian như chọi gà, thi đu, ném còn, kéo lửa thổi cơm thi…/. Nguồn : TTXVN Trở về đầu trang Lễ hội Đền Sóc Phù Đổng Thiên Vương 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10