UAE: 'Thị thực xanh' và cải cách thể chế trong đại dịch UAE: 'Thị thực xanh' và cải cách thể chế trong đại dịch Chuyên đề “Chiến lược tái mở cửa, phục hồi kinh tế trong dịch Covid-19” cung cấp góc nhìn đa chiều, bài học kinh nghiệm của những quốc gia có chỉ số phục hồi kinh tế khả quan trên thế giới, mặc dù nguy cơ dịch bệnh vẫn tiềm ẩn. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã trở thành mô hình thành công trong việc thích ứng với trạng thái “bình thường mới”, nhờ những nỗ lực bảo đảm tính liên tục của hệ thống giáo dục và y tế cũng như phục hồi các lĩnh vực kinh tế và thương mại, bên cạnh việc khôi phục một phần du lịch và các hoạt động giải trí. Tiêm chủng thần tốc, hỗ trợ kịp thời, và cải cách thể chế mạnh mẽ là 3 yếu tố đang chắp cánh cho đà hồi phục của UAE sau đại dịch Covid-19. Đòn bẩy từ chiến dịch tiêm chủng toàn diện Trong đại dịch, UAE đã phải gánh chịu những tổn thất nặng nề như hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, chiến dịch tiêm chủng thần tốc cùng nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung vaccine đã giúp quốc gia vùng Vịnh này vươn lên dẫn đầu thế giới về tỷ lệ chủng ngừa Covid-19. Tính đến ngày 18/9/2021, UAE đã tiêm tổng cộng hơn 19,4 triệu liều vaccine cho 91,84% dân số, trong đó tỷ lệ tiêm đủ liều đạt gần 81% (theo số liệu từ Cơ quan Quản lý Khủng hoảng khẩn cấp và Thảm họa Quốc gia UAE - NCEMA). Đáng chú ý, số ca nhiễm Covid-19 hằng ngày ở UAE đã giảm liên tục xuống dưới mốc 1.000 ca trong 2 tuần trở lại đây - ngày 18/9 chỉ ghi nhận 471 ca nhiễm mới, mức thấp nhất từ trước tới nay. Thành công chống dịch của UAE có thể gói gọn trong 5 điểm chính: chương trình tiêm chủng thần tốc; xét nghiệm định kỳ nhằm phát hiện ca nhiễm không triệu chứng; phong tỏa bán phần trong giai đoạn đỉnh dịch giúp kéo ca nhiễm xuống; tổ chức khoanh vùng, truy vết chặt chẽ ngăn lây nhiễm cộng đồng; và liều vắc xin tăng cường. Chính những phản ứng nhanh nhẹn và đúng đắn trước đại dịch đã tạo điều kiện để quốc gia vùng Vịnh sớm mở cửa lại nền kinh tế. Một phụ nữ tiêm vaccine Pfizer-BioNTech tại Trung tâm Y tế Zabeel ở Dubai. (Ảnh: The National) Trẻ em 12-15 tuổi được tiêm vaccine Pfizer –BioNTech taị Dubai. (Ảnh: The National) Một bé trai được tiêm vaccine tại Dubai. (Ảnh: The National) Từ ngày 24/4/2020, các nhà chức trách UAE đã bắt đầu mở cửa dần dần các trung tâm mua sắm và các cơ sở kinh doanh khác, tùy thuộc vào các yêu cầu giãn cách xã hội, và đồng thời tạo điều kiện cho người lao động nước ngoài có nguyện vọng hồi hương. Một vài hãng hàng không đã khôi phục một số chuyến bay chở khách nhất định. Hầu hết các nhân viên chính phủ đã trở lại làm việc kể từ giữa tháng 6/2020. Tháng 7/2020, thủ phủ thương mại Dubai của UAE đã trở thành một trong những nơi đầu tiên trên thế giới khôi phục hoạt động du lịch, mở cửa đón du khách quốc tế và cho phép tổ chức các hội nghị trực tiếp. Từ ngày 29/7/2020, các nhà hàng, quán cà phê, và các cửa hàng thực phẩm đã được cấp phép khác ở Abu Dhabi bắt đầu hoạt động trở lại với 80% công suất. Trong khi đó, các trường học đã mở cửa trở lại vào tháng 9. Ngày 23/9/2020, chính quyền Abu Dhabi cho phép các khu vui chơi và giải trí trong và ngoài các trung tâm thương mại được hoạt động trở lại. Cuối tháng 9/2020, các nhà chức trách UAE tiếp tục cấp thị thực cho du khách nước ngoài. Vào tháng 10/2020, UAE bắt đầu cấp thị thực việc làm cho các khu vực công và bán công quan trọng, đồng thời cấp giấy phép nhập cảnh cho những lao động là người giúp việc gia đình. Ngoài ra, một số địa danh văn hóa nổi tiếng ở UAE cũng được phép đón khách du lịch trở lại. Ngày 9/12/2020, chính quyền Abu Dhabi thông báo nối lại tất cả các hoạt động kinh tế, du lịch, văn hóa và giải trí trong hai tuần. Khi số ca nhiễm Covid-19 trong nước tăng cao vào tháng 1/2021, chính phủ UAE đã thắt chặt các biện pháp an toàn và tăng cường việc xét nghiệm Covid-19 thường xuyên cho nhân viên chính phủ, đồng thời yêu cầu xét nghiệm PCR bắt buộc đối với du khách quốc tế, cũng như cắt giảm số người được phép đến trung tâm thương mại và các địa điểm khác và hạn chế các hoạt động tụ tập đông người. Từ 30/8/2021, UAE chính thức cấp thị thực trở lại cho khách du lịch đã được tiêm vaccine Covid-19 đầy đủ - động thái được coi là cú hích mạnh mẽ cho ngành du lịch mũi nhọn của đất nước. Quyết định được áp dụng đối với tất cả công dân của các quốc gia, bao gồm cả những nước đã từng bị cấm trước đây. Du khách đủ điều kiện là những người đã được tiêm đầy đủ 1 trong những loại vaccine được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phê duyệt sử dụng khẩn cấp (AstraZeneca, Pfizer/BioNTech, Moderna, Sinopharm, Sinovac). Tuy nhiên, hành khách sẽ phải đăng ký báo cáo tình trạng tiêm chủng trên app sức khỏe của Chính phủ và xét nghiệm PCR nhanh bắt buộc tại sân bay. Bước đi này là 1 phần của chiến lược “tạo sự cân bằng giữa y tế công và hoạt động của các ngành nghề trọng yếu”, hỗ trợ nỗ lực quốc gia hướng tới đạt phục hồi bền vững và tăng trưởng kinh tế. Hỗ trợ kịp thời nền kinh tế Cùng với chiến dịch tiêm chủng thần tốc, UAE đã thông qua một kế hoạch hỗ trợ kinh tế toàn diện bao gồm một loạt các thủ tục nhằm ngăn chặn các tác động của đại dịch đối với nền kinh tế. • Đưa ra 33 sáng kiến để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Ngày 3/8/2020, Chính phủ UAE đã thông qua việc khởi động kế hoạch ‘33 sáng kiến’ nhằm đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và thu hút đầu tư. Theo đó, một Ủy ban tạm quyền đã được thành lập để điều phối và theo dõi việc thực hiện các gói cứu trợ linh hoạt và tăng tốc độ tăng trưởng kinh doanh. Ngày 18/10/2020, Ủy ban lâm thời đã phê duyệt kế hoạch thực hiện 33 sáng kiến theo 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên – cung cấp hỗ trợ ngay lập tức cho các lĩnh vực kinh doanh thông qua việc triển khai 15 sáng kiến chính. Giai đoạn thứ 2 – đưa ra hỗ trợ bổ sung cho các lĩnh vực để thúc đẩy phục hồi kinh tế nhanh chóng. Giai đoạn thứ ba – cung cấp hỗ trợ tổng hợp cho các ngành nghề quan trọng, đồng thời sẽ mở ra một con đường phát triển bền vững và linh hoạt cho nền kinh tế. • Hỗ trợ tài chính cho các ngành công nghiệp ưu tiên, công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp vừa và nhỏ Chính phủ UAE đã phê duyệt Chiến lược của Ngân hàng Phát triển Tiểu vương quốc (EDB) cung cấp hỗ trợ tài chính trị giá khoảng 30 tỷ AED (tương đương 8,16 tỷ USD) cho các doanh nghiệp và công ty khởi nghiệp - một bước đi quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế quốc gia. Ngân hàng đã phân bổ gói cứu trợ này để hỗ trợ các ngành công nghiệp ưu tiên trong thời gian 5 năm từ 2021 đến 2025. Bước đi này sẽ góp phần hỗ trợ tài chính cho hơn 13.500 doanh nghiệp vừa và nhỏ và tạo ra 25 nghìn việc làm. Ngoài ra, EDB cũng sẽ khởi động 1 quỹ đầu tư trị giá 1 tỷ AED cho các công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp vừa và nhỏ vào năm 2022, nhắm đến các công ty công nghiệp ở những ngành nghề ưu tiên đang cần cần tài trợ và đầu tư. • Khởi động kế hoạch 10 năm để thúc đẩy khu vực công nghiệp Chiến lược công nghiệp 10 năm của UAE nhằm mở rộng và phát triển khu vực công nghiệp trở thành động lực của 1 nền kinh tế quốc gia bền vững. Chiến lược được kỳ vọng sẽ tăng đóng góp của khu vực công nghiệp vào GDP từ 133 tỷ AED hiện nay lên 300 tỷ AED vào năm 2031. Chiến lược sẽ triển khai các chương trình và sáng kiến để hỗ trợ 13.500 doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ. • Đẩy mạnh ngoại thương và khu vực phi dầu mỏ trong nước UAE đã thông qua “Chính sách phát triển xuất khẩu” để tăng cường xuất khẩu và mở ra các thị trường quốc tế mới với mục đích hỗ trợ hoạt động ngoại thương của đất nước và thúc đẩy sự tham gia của khu vực phi dầu mỏ vào GDP. Chính sách này sẽ giúp nền kinh tế quốc gia hưởng lợi từ các cơ hội phục hồi kinh tế dự kiến trong năm 2021 và tương lai. • Khuyến khích nền kinh tế sáng tạo Tiểu vương quốc Dubai đã khởi động ‘Chiến lược Kinh tế Sáng tạo’ với mục tiêu tăng gấp đôi mức đóng góp của các ngành công nghiệp sáng tạo vào GDP, từ 2,6% năm 2020 lên 5% vào năm 2025. Dubai sẽ cung cấp các gói giải pháp linh hoạt, đi kèm các ưu đãi và các vườn ươm sáng tạo tiên tiến để duy trì tốc độ phát triển công nghệ nhanh chóng. Cải cách thể chế mạnh mẽ Cũng giống với nhiều nền kinh tế khác, Covid-19 đã phá hoại mô hình tăng trưởng của UAE, vốn phụ thuộc chủ yếu vào lực lượng lao động nước ngoài – những người bị hấp dẫn bởi mức lương cao cùng môi trường thuế thấp. Dưới tác động của đại dịch, dân số là người xa xứ của Dubai đã giảm 8,4% - mức giảm lớn nhất được ghi nhận ở vùng Vịnh, khi mà người lao động - những người có quyền cư trú thường gắn liền với việc làm của họ - đã buộc phải rời đất nước do lâm vào tình cảnh thất nghiệp. Sự di cư của lao động nước ngoài này đã đi kèm với sự sụt giảm kỷ lục 6,1% trong GDP của UAE vào năm 2020. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp dầu khí - trụ cột chính của nền kinh tế - đã bị ảnh hưởng lớn do nhu cầu giảm, trong khi các lĩnh vực khác như du lịch cũng sụt giảm đáng kể, với lượng khách đến Sân bay quốc tế Dubai giảm 70% năm 2020. Lượng khách đến Sân bay quốc tế Dubai giảm 70% năm 2020. (Ảnh: Reuters). Bối cảnh kinh tế tiêu cực này đã thúc đẩy các nhà lãnh đạo UAE tìm kiếm những cách thức mới để tự do hóa nền kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài nhiều hơn. Không những thế, bản thân các nhà chức trách UAE cũng nhận thức được rằng họ cần tiếp tục đổi mới để duy trì vị thế là điểm đến ưa thích cho người nước ngoài sinh sống, làm việc và đầu tư, đặc biệt là khi các quốc gia vùng Vịnh khác bắt đầu đẩy nhanh các kế hoạch đa dạng hóa kinh tế của họ. Hàng loạt sáng kiến chính sách đã được Chính phủ UAE triển khai nhằm thúc đẩy môi trường đầu tư cởi mở, đa dạng hóa kinh tế và phục hồi kinh tế. Ngày 1/6/2021, nhiều đạo luật mới đã chính thức có hiệu lực, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ 100% cổ phần trong các công ty trên khắp lãnh thổ UAE (ngoại trừ các lĩnh vực chiến lược như dầu khí và quốc phòng). Trước đây, việc người nước ngoài nắm toàn quyền sở hữu chỉ được cho phép trong các ‘Khu vực tự do’ (Free Zones) được UAE chỉ định. Đối với các doanh nghiệp nằm ngoài những khu vực này, các nhà đầu tư nước ngoài chỉ có thể sở hữu tối đa 49% cổ phần, trong khi phần lớn cổ phần được nắm giữ bởi một đối tác Tiểu vương quốc địa phương. Một câu hỏi được đặt ra là liệu những thay đổi mới có làm giảm đi sức cạnh tranh kinh tế của các ‘Khu vực tự do’ hay không. Theo đó, các ‘Khu vực tự do’ chủ yếu tập trung ở Abu Dhabi và Dubai, nên việc tự do hóa các quy định kinh tế bên ngoài ‘Khu vực tự do’ có thể sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cấp năm tiểu vương quốc khác của UAE là Ajman, Sharjah, Ras Al Khaimah, Fujairah, và Umm Al Quwain. Trên thực tế, các ‘Khu vực tự do’ vẫn có thể tận dụng thương hiệu, ảnh hưởng trong Chính phủ UAE và các mạng lưới để thu hút các công ty nước ngoài. Việc miễn thuế hải quan và các loại thuế khác trong các ‘Khu vực tự do’ cũng mang lại lợi thế đáng kể cho các nhà đầu tư nước ngoài đang tìm kiếm sự hiện diện tại UAE. Tuy nhiên, việc cho phép 100% sở hữu nước ngoài bên ngoài các ‘Khu vực tự do’ có thể là khởi đầu của một xu hướng mới trong nỗ lực làm tăng sức cạnh tranh cho toàn bộ môi trường kinh doanh của UAE. Ngày 5/9/2021, UAE đã công bố triển khai “Thị thực xanh” (Green Visa) như một trong các biện pháp nhằm thu hút nhân tài và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. “Thị thực Xanh” là một hình thức nới lỏng các quy định về cư trú đối với người nước ngoài ở UAE. Luật pháp UAE quy định, người nước ngoài thường chỉ được cấp thị thực trong thời gian hạn chế gắn với hợp đồng lao động của họ, và rất khó để có được quyền cư trú dài hạn. Một khi không có việc làm, cư dân nước ngoài sẽ mất thị thực và không có quyền định cư lâu dài tại UAE. Điều này dẫn đến gần 10% dân số của đất nước đã phải rời đi trong năm đầu tiên của đại dịch Covid-19. Các cá nhân có “Thị thực xanh” có thể đến UAE làm việc mà không cần một công ty đứng ra bảo lãnh. Những người này cũng có thể bảo lãnh cha mẹ và con cái dưới 25 tuổi đến UAE. Bộ trưởng Thương mại UAE Thani al-Zeyoudi cho biết loại thị thực này sẽ được cấp chủ yếu cho nhóm những lao động tay nghề cao, nhà đầu tư, doanh nhân, thực tập sinh, những sinh viên và nghiên cứu sinh nổi bật. Ngày 2/12/2021 tới sẽ là ngày kỷ niệm 50 năm thành lập UAE. Để kỷ niệm cho 5 thập kỷ hình thành và phát triển, UAE đang triển khai kế hoạch 50 sáng kiến nhằm đa dạng hóa nền kinh tế và kích thích tăng trưởng trong nước, tìm cách thu hút khoảng 150 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài mới trong thập kỷ tới. Đây là một phần của một loạt các biện pháp mà thế giới Ả Rập đưa ra nhằm thúc đẩy nền kinh tế và giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ. Trọng tâm của UAE hiện nay là chuyển sang phát triển lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, mã hóa, nghiên cứu không gian và học thuật xuất sắc. Để làm được điều đó, chính phủ UAE coi “Thị thực xanh” là một sáng kiến tiên phong quan trọng cần tích cực triển khai. Cùng với một loạt các cải cách cư trú trước đó, các nhà lãnh đạo UAE kỳ vọng về tác động đáng kể đến việc giữ chân các nhà đầu tư, doanh nhân giàu có và thu hút thêm nhiều chuyên gia, những nhân tài trong tất cả các lĩnh vực, hiện thực hóa tham vọng đưa UAE trở thành trung tâm toàn cầu cho nguồn nhân lực tài năng và có tầm ảnh hưởng. Trong một cuộc khảo sát được Bộ Phát triển Cộng đồng UAE tiến hành vào tháng 8/2021, 94% số người được hỏi nói rằng họ lạc quan về các sáng kiến và biện pháp mà Chính phủ nước này thực hiện trong giai đoạn phục hồi đại dịch Covid-19 – tăng mạnh so với con số 34% ghi nhận vào tháng 4/2020. Tỷ lệ lạc quan, tin tưởng trên là hoàn toàn có cơ sở khi nền kinh tế quốc gia vùng Vịnh đang trên đà phục hồi khởi sắc nhờ độ phủ vaccine ngừa Covid-19 ngày càng rộng và các quyết sách mạnh mẽ bắt đầu phát huy tác dụng, mang lại nhiều kết quả khả quan. Tỷ lệ lấp đầy phòng khách sạn của UAE đạt 62% trong 6 tháng đầu năm 2021, vượt trội hơn so với 10 điểm đến du lịch hàng đầu thế giới khác gồm Trung Quốc (54%), Mỹ (45%), Mexico (38%), Anh (37%) và Thổ Nhĩ Kỳ (36%). Các cơ sở khách sạn và du lịch trên toàn quốc đã đón gần 8,3 triệu khách trong giai đoạn này, ghi nhận mức tăng trưởng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu khách sạn đạt 11,3 tỷ AED (3,07 tỷ USD), tăng 31% so với nửa đầu năm 2020. Trong khi đó, Chỉ số Quản lý Thu mua (PMI) của UAE đã tăng lên mức cao nhất trong hai năm qua là 54 điểm vào tháng 7/2021. Nhà kinh tế trưởng phụ trách khu vực Trung Đông-Bắc Phi của IIF Garbis Iradian cho rằng, sức khỏe tài chính của UAE có thể cải thiện ở mức độ vừa phải trong năm 2021 nhờ sự phục hồi của giá dầu. Giá dầu cao hơn kết hợp với sự phục hồi kinh tế sẽ hỗ trợ cho khu vực ngân hàng bằng cách cải thiện tình hình thanh khoản và nhu cầu tín dụng của khu vực tư nhân. Nguồn: Báo Nhân Dân Chuyên đề “Chiến lược tái mở cửa, phục hồi kinh tế trong dịch Covid-19” cung cấp góc nhìn đa chiều, bài học kinh nghiệm của những quốc gia có chỉ số phục hồi kinh tế khả quan trên thế giới, mặc dù nguy cơ dịch bệnh vẫn tiềm ẩn. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã trở thành mô hình thành công trong việc thích ứng với trạng thái “bình thường mới”, nhờ những nỗ lực bảo đảm tính liên tục của hệ thống giáo dục và y tế cũng như phục hồi các lĩnh vực kinh tế và thương mại, bên cạnh việc khôi phục một phần du lịch và các hoạt động giải trí. Tiêm chủng thần tốc, hỗ trợ kịp thời, và cải cách thể chế mạnh mẽ là 3 yếu tố đang chắp cánh cho đà hồi phục của UAE sau đại dịch Covid-19. Đòn bẩy từ chiến dịch tiêm chủng toàn diện Trong đại dịch, UAE đã phải gánh chịu những tổn thất nặng nề như hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, chiến dịch tiêm chủng thần tốc cùng nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung vaccine đã giúp quốc gia vùng Vịnh này vươn lên dẫn đầu thế giới về tỷ lệ chủng ngừa Covid-19. Tính đến ngày 18/9/2021, UAE đã tiêm tổng cộng hơn 19,4 triệu liều vaccine cho 91,84% dân số, trong đó tỷ lệ tiêm đủ liều đạt gần 81% (theo số liệu từ Cơ quan Quản lý Khủng hoảng khẩn cấp và Thảm họa Quốc gia UAE - NCEMA). Đáng chú ý, số ca nhiễm Covid-19 hằng ngày ở UAE đã giảm liên tục xuống dưới mốc 1.000 ca trong 2 tuần trở lại đây - ngày 18/9 chỉ ghi nhận 471 ca nhiễm mới, mức thấp nhất từ trước tới nay. Thành công chống dịch của UAE có thể gói gọn trong 5 điểm chính: chương trình tiêm chủng thần tốc; xét nghiệm định kỳ nhằm phát hiện ca nhiễm không triệu chứng; phong tỏa bán phần trong giai đoạn đỉnh dịch giúp kéo ca nhiễm xuống; tổ chức khoanh vùng, truy vết chặt chẽ ngăn lây nhiễm cộng đồng; và liều vắc xin tăng cường. Chính những phản ứng nhanh nhẹn và đúng đắn trước đại dịch đã tạo điều kiện để quốc gia vùng Vịnh sớm mở cửa lại nền kinh tế. Một phụ nữ tiêm vaccine Pfizer-BioNTech tại Trung tâm Y tế Zabeel ở Dubai. (Ảnh: The National) Trẻ em 12-15 tuổi được tiêm vaccine Pfizer –BioNTech taị Dubai. (Ảnh: The National) Một bé trai được tiêm vaccine tại Dubai. (Ảnh: The National)Từ ngày 24/4/2020, các nhà chức trách UAE đã bắt đầu mở cửa dần dần các trung tâm mua sắm và các cơ sở kinh doanh khác, tùy thuộc vào các yêu cầu giãn cách xã hội, và đồng thời tạo điều kiện cho người lao động nước ngoài có nguyện vọng hồi hương. Một vài hãng hàng không đã khôi phục một số chuyến bay chở khách nhất định. Hầu hết các nhân viên chính phủ đã trở lại làm việc kể từ giữa tháng 6/2020. Tháng 7/2020, thủ phủ thương mại Dubai của UAE đã trở thành một trong những nơi đầu tiên trên thế giới khôi phục hoạt động du lịch, mở cửa đón du khách quốc tế và cho phép tổ chức các hội nghị trực tiếp.Từ ngày 29/7/2020, các nhà hàng, quán cà phê, và các cửa hàng thực phẩm đã được cấp phép khác ở Abu Dhabi bắt đầu hoạt động trở lại với 80% công suất. Trong khi đó, các trường học đã mở cửa trở lại vào tháng 9. Ngày 23/9/2020, chính quyền Abu Dhabi cho phép các khu vui chơi và giải trí trong và ngoài các trung tâm thương mại được hoạt động trở lại. Cuối tháng 9/2020, các nhà chức trách UAE tiếp tục cấp thị thực cho du khách nước ngoài. Vào tháng 10/2020, UAE bắt đầu cấp thị thực việc làm cho các khu vực công và bán công quan trọng, đồng thời cấp giấy phép nhập cảnh cho những lao động là người giúp việc gia đình. Ngoài ra, một số địa danh văn hóa nổi tiếng ở UAE cũng được phép đón khách du lịch trở lại. Ngày 9/12/2020, chính quyền Abu Dhabi thông báo nối lại tất cả các hoạt động kinh tế, du lịch, văn hóa và giải trí trong hai tuần.Khi số ca nhiễm Covid-19 trong nước tăng cao vào tháng 1/2021, chính phủ UAE đã thắt chặt các biện pháp an toàn và tăng cường việc xét nghiệm Covid-19 thường xuyên cho nhân viên chính phủ, đồng thời yêu cầu xét nghiệm PCR bắt buộc đối với du khách quốc tế, cũng như cắt giảm số người được phép đến trung tâm thương mại và các địa điểm khác và hạn chế các hoạt động tụ tập đông người.Từ 30/8/2021, UAE chính thức cấp thị thực trở lại cho khách du lịch đã được tiêm vaccine Covid-19 đầy đủ - động thái được coi là cú hích mạnh mẽ cho ngành du lịch mũi nhọn của đất nước. Quyết định được áp dụng đối với tất cả công dân của các quốc gia, bao gồm cả những nước đã từng bị cấm trước đây. Du khách đủ điều kiện là những người đã được tiêm đầy đủ 1 trong những loại vaccine được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phê duyệt sử dụng khẩn cấp (AstraZeneca, Pfizer/BioNTech, Moderna, Sinopharm, Sinovac). Tuy nhiên, hành khách sẽ phải đăng ký báo cáo tình trạng tiêm chủng trên app sức khỏe của Chính phủ và xét nghiệm PCR nhanh bắt buộc tại sân bay. Bước đi này là 1 phần của chiến lược “tạo sự cân bằng giữa y tế công và hoạt động của các ngành nghề trọng yếu”, hỗ trợ nỗ lực quốc gia hướng tới đạt phục hồi bền vững và tăng trưởng kinh tế.Hỗ trợ kịp thời nền kinh tếCùng với chiến dịch tiêm chủng thần tốc, UAE đã thông qua một kế hoạch hỗ trợ kinh tế toàn diện bao gồm một loạt các thủ tục nhằm ngăn chặn các tác động của đại dịch đối với nền kinh tế.• Đưa ra 33 sáng kiến để thúc đẩy tăng trưởng kinh tếNgày 3/8/2020, Chính phủ UAE đã thông qua việc khởi động kế hoạch ‘33 sáng kiến’ nhằm đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và thu hút đầu tư. Theo đó, một Ủy ban tạm quyền đã được thành lập để điều phối và theo dõi việc thực hiện các gói cứu trợ linh hoạt và tăng tốc độ tăng trưởng kinh doanh.Ngày 18/10/2020, Ủy ban lâm thời đã phê duyệt kế hoạch thực hiện 33 sáng kiến theo 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên – cung cấp hỗ trợ ngay lập tức cho các lĩnh vực kinh doanh thông qua việc triển khai 15 sáng kiến chính. Giai đoạn thứ 2 – đưa ra hỗ trợ bổ sung cho các lĩnh vực để thúc đẩy phục hồi kinh tế nhanh chóng. Giai đoạn thứ ba – cung cấp hỗ trợ tổng hợp cho các ngành nghề quan trọng, đồng thời sẽ mở ra một con đường phát triển bền vững và linh hoạt cho nền kinh tế.• Hỗ trợ tài chính cho các ngành công nghiệp ưu tiên, công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp vừa và nhỏChính phủ UAE đã phê duyệt Chiến lược của Ngân hàng Phát triển Tiểu vương quốc (EDB) cung cấp hỗ trợ tài chính trị giá khoảng 30 tỷ AED (tương đương 8,16 tỷ USD) cho các doanh nghiệp và công ty khởi nghiệp - một bước đi quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế quốc gia. Ngân hàng đã phân bổ gói cứu trợ này để hỗ trợ các ngành công nghiệp ưu tiên trong thời gian 5 năm từ 2021 đến 2025.Bước đi này sẽ góp phần hỗ trợ tài chính cho hơn 13.500 doanh nghiệp vừa và nhỏ và tạo ra 25 nghìn việc làm. Ngoài ra, EDB cũng sẽ khởi động 1 quỹ đầu tư trị giá 1 tỷ AED cho các công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp vừa và nhỏ vào năm 2022, nhắm đến các công ty công nghiệp ở những ngành nghề ưu tiên đang cần cần tài trợ và đầu tư.• Khởi động kế hoạch 10 năm để thúc đẩy khu vực công nghiệpChiến lược công nghiệp 10 năm của UAE nhằm mở rộng và phát triển khu vực công nghiệp trở thành động lực của 1 nền kinh tế quốc gia bền vững. Chiến lược được kỳ vọng sẽ tăng đóng góp của khu vực công nghiệp vào GDP từ 133 tỷ AED hiện nay lên 300 tỷ AED vào năm 2031. Chiến lược sẽ triển khai các chương trình và sáng kiến để hỗ trợ 13.500 doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ.• Đẩy mạnh ngoại thương và khu vực phi dầu mỏ trong nướcUAE đã thông qua “Chính sách phát triển xuất khẩu” để tăng cường xuất khẩu và mở ra các thị trường quốc tế mới với mục đích hỗ trợ hoạt động ngoại thương của đất nước và thúc đẩy sự tham gia của khu vực phi dầu mỏ vào GDP. Chính sách này sẽ giúp nền kinh tế quốc gia hưởng lợi từ các cơ hội phục hồi kinh tế dự kiến trong năm 2021 và tương lai.• Khuyến khích nền kinh tế sáng tạoTiểu vương quốc Dubai đã khởi động ‘Chiến lược Kinh tế Sáng tạo’ với mục tiêu tăng gấp đôi mức đóng góp của các ngành công nghiệp sáng tạo vào GDP, từ 2,6% năm 2020 lên 5% vào năm 2025. Dubai sẽ cung cấp các gói giải pháp linh hoạt, đi kèm các ưu đãi và các vườn ươm sáng tạo tiên tiến để duy trì tốc độ phát triển công nghệ nhanh chóng.Cải cách thể chế mạnh mẽCũng giống với nhiều nền kinh tế khác, Covid-19 đã phá hoại mô hình tăng trưởng của UAE, vốn phụ thuộc chủ yếu vào lực lượng lao động nước ngoài – những người bị hấp dẫn bởi mức lương cao cùng môi trường thuế thấp. Dưới tác động của đại dịch, dân số là người xa xứ của Dubai đã giảm 8,4% - mức giảm lớn nhất được ghi nhận ở vùng Vịnh, khi mà người lao động - những người có quyền cư trú thường gắn liền với việc làm của họ - đã buộc phải rời đất nước do lâm vào tình cảnh thất nghiệp. Sự di cư của lao động nước ngoài này đã đi kèm với sự sụt giảm kỷ lục 6,1% trong GDP của UAE vào năm 2020. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp dầu khí - trụ cột chính của nền kinh tế - đã bị ảnh hưởng lớn do nhu cầu giảm, trong khi các lĩnh vực khác như du lịch cũng sụt giảm đáng kể, với lượng khách đến Sân bay quốc tế Dubai giảm 70% năm 2020. Lượng khách đến Sân bay quốc tế Dubai giảm 70% năm 2020. (Ảnh: Reuters).Bối cảnh kinh tế tiêu cực này đã thúc đẩy các nhà lãnh đạo UAE tìm kiếm những cách thức mới để tự do hóa nền kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài nhiều hơn. Không những thế, bản thân các nhà chức trách UAE cũng nhận thức được rằng họ cần tiếp tục đổi mới để duy trì vị thế là điểm đến ưa thích cho người nước ngoài sinh sống, làm việc và đầu tư, đặc biệt là khi các quốc gia vùng Vịnh khác bắt đầu đẩy nhanh các kế hoạch đa dạng hóa kinh tế của họ.Hàng loạt sáng kiến chính sách đã được Chính phủ UAE triển khai nhằm thúc đẩy môi trường đầu tư cởi mở, đa dạng hóa kinh tế và phục hồi kinh tế.Ngày 1/6/2021, nhiều đạo luật mới đã chính thức có hiệu lực, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ 100% cổ phần trong các công ty trên khắp lãnh thổ UAE (ngoại trừ các lĩnh vực chiến lược như dầu khí và quốc phòng). Trước đây, việc người nước ngoài nắm toàn quyền sở hữu chỉ được cho phép trong các ‘Khu vực tự do’ (Free Zones) được UAE chỉ định. Đối với các doanh nghiệp nằm ngoài những khu vực này, các nhà đầu tư nước ngoài chỉ có thể sở hữu tối đa 49% cổ phần, trong khi phần lớn cổ phần được nắm giữ bởi một đối tác Tiểu vương quốc địa phương.Một câu hỏi được đặt ra là liệu những thay đổi mới có làm giảm đi sức cạnh tranh kinh tế của các ‘Khu vực tự do’ hay không. Theo đó, các ‘Khu vực tự do’ chủ yếu tập trung ở Abu Dhabi và Dubai, nên việc tự do hóa các quy định kinh tế bên ngoài ‘Khu vực tự do’ có thể sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cấp năm tiểu vương quốc khác của UAE là Ajman, Sharjah, Ras Al Khaimah, Fujairah, và Umm Al Quwain. Trên thực tế, các ‘Khu vực tự do’ vẫn có thể tận dụng thương hiệu, ảnh hưởng trong Chính phủ UAE và các mạng lưới để thu hút các công ty nước ngoài. Việc miễn thuế hải quan và các loại thuế khác trong các ‘Khu vực tự do’ cũng mang lại lợi thế đáng kể cho các nhà đầu tư nước ngoài đang tìm kiếm sự hiện diện tại UAE. Tuy nhiên, việc cho phép 100% sở hữu nước ngoài bên ngoài các ‘Khu vực tự do’ có thể là khởi đầu của một xu hướng mới trong nỗ lực làm tăng sức cạnh tranh cho toàn bộ môi trường kinh doanh của UAE. Ngày 5/9/2021, UAE đã công bố triển khai “Thị thực xanh” (Green Visa) như một trong các biện pháp nhằm thu hút nhân tài và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. “Thị thực Xanh” là một hình thức nới lỏng các quy định về cư trú đối với người nước ngoài ở UAE. Luật pháp UAE quy định, người nước ngoài thường chỉ được cấp thị thực trong thời gian hạn chế gắn với hợp đồng lao động của họ, và rất khó để có được quyền cư trú dài hạn. Một khi không có việc làm, cư dân nước ngoài sẽ mất thị thực và không có quyền định cư lâu dài tại UAE. Điều này dẫn đến gần 10% dân số của đất nước đã phải rời đi trong năm đầu tiên của đại dịch Covid-19.Các cá nhân có “Thị thực xanh” có thể đến UAE làm việc mà không cần một công ty đứng ra bảo lãnh. Những người này cũng có thể bảo lãnh cha mẹ và con cái dưới 25 tuổi đến UAE. Bộ trưởng Thương mại UAE Thani al-Zeyoudi cho biết loại thị thực này sẽ được cấp chủ yếu cho nhóm những lao động tay nghề cao, nhà đầu tư, doanh nhân, thực tập sinh, những sinh viên và nghiên cứu sinh nổi bật.Ngày 2/12/2021 tới sẽ là ngày kỷ niệm 50 năm thành lập UAE. Để kỷ niệm cho 5 thập kỷ hình thành và phát triển, UAE đang triển khai kế hoạch 50 sáng kiến nhằm đa dạng hóa nền kinh tế và kích thích tăng trưởng trong nước, tìm cách thu hút khoảng 150 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài mới trong thập kỷ tới. Đây là một phần của một loạt các biện pháp mà thế giới Ả Rập đưa ra nhằm thúc đẩy nền kinh tế và giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ. Trọng tâm của UAE hiện nay là chuyển sang phát triển lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, mã hóa, nghiên cứu không gian và học thuật xuất sắc.Để làm được điều đó, chính phủ UAE coi “Thị thực xanh” là một sáng kiến tiên phong quan trọng cần tích cực triển khai. Cùng với một loạt các cải cách cư trú trước đó, các nhà lãnh đạo UAE kỳ vọng về tác động đáng kể đến việc giữ chân các nhà đầu tư, doanh nhân giàu có và thu hút thêm nhiều chuyên gia, những nhân tài trong tất cả các lĩnh vực, hiện thực hóa tham vọng đưa UAE trở thành trung tâm toàn cầu cho nguồn nhân lực tài năng và có tầm ảnh hưởng. Trong một cuộc khảo sát được Bộ Phát triển Cộng đồng UAE tiến hành vào tháng 8/2021, 94% số người được hỏi nói rằng họ lạc quan về các sáng kiến và biện pháp mà Chính phủ nước này thực hiện trong giai đoạn phục hồi đại dịch Covid-19 – tăng mạnh so với con số 34% ghi nhận vào tháng 4/2020. Tỷ lệ lạc quan, tin tưởng trên là hoàn toàn có cơ sở khi nền kinh tế quốc gia vùng Vịnh đang trên đà phục hồi khởi sắc nhờ độ phủ vaccine ngừa Covid-19 ngày càng rộng và các quyết sách mạnh mẽ bắt đầu phát huy tác dụng, mang lại nhiều kết quả khả quan. Tỷ lệ lấp đầy phòng khách sạn của UAE đạt 62% trong 6 tháng đầu năm 2021, vượt trội hơn so với 10 điểm đến du lịch hàng đầu thế giới khác gồm Trung Quốc (54%), Mỹ (45%), Mexico (38%), Anh (37%) và Thổ Nhĩ Kỳ (36%). Các cơ sở khách sạn và du lịch trên toàn quốc đã đón gần 8,3 triệu khách trong giai đoạn này, ghi nhận mức tăng trưởng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu khách sạn đạt 11,3 tỷ AED (3,07 tỷ USD), tăng 31% so với nửa đầu năm 2020. Trong khi đó, Chỉ số Quản lý Thu mua (PMI) của UAE đã tăng lên mức cao nhất trong hai năm qua là 54 điểm vào tháng 7/2021. Nhà kinh tế trưởng phụ trách khu vực Trung Đông-Bắc Phi của IIF Garbis Iradian cho rằng, sức khỏe tài chính của UAE có thể cải thiện ở mức độ vừa phải trong năm 2021 nhờ sự phục hồi của giá dầu. Giá dầu cao hơn kết hợp với sự phục hồi kinh tế sẽ hỗ trợ cho khu vực ngân hàng bằng cách cải thiện tình hình thanh khoản và nhu cầu tín dụng của khu vực tư nhân. Nguồn: Báo Nhân Dân Trở về đầu trang Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất UAE Thị thực xanh kích cầu phát triển du lịch 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10