(Dân Việt) - Vịnh Hạ Long ở Việt Nam đưa đưa vào trong cuốn sách Những kỳ quan thế giới của tác giả nổi tiếng Claudia Martin.
Khu thắng cảnh núi Danxia rất rộng lớn, nếu muốn khám phá hết nơi này phải tốn ít nhất 2 ngày. Khi leo núi, người ta tin rằng nếu nhìn thấy cầu vồng từ trên cao sẽ mang lại sự may mắn. Trên núi cũng có vài quán nước để du khách dừng lại nghỉ ngơi trước khi tiếp tục khám phá vùng đất này.
Thác Angel, Venezuela: Đây là thác nước cao nhất trên thế giới, chảy từ đỉnh núi Auyán Tepui ở vùng cao nguyên Guiana. Ngọn núi này có hệ sinh thái rất đa dạng bao gồm 25 loài động vật lưỡng cư và bò sát đặc hữu.
Los Cuernos, Chile: Ngọn núi cao 2.000 m trong vườn quốc gia Torres del Paine được bao quanh bởi các dòng sông băng, hồ và rừng cận nam cực. Từ trên đỉnh núi, du khách có thể chiêm ngưỡng vùng đồng băng Patagonia và sa mạc Atacama.
Đấu trường La Mã: Italia: Công trình cổ đại ở thành phố Rome được xây dựng từ năm 82 sau Công nguyên, với sức chứa từ 50.000 đến 80.000 chỗ ngồi. Đấu trường được sử dụng để tổ chức các cuộc đua tranh của các đấu sĩ, thi săn hay xử tử.
Thác Victoria, châu Phi: Thác nước trên sông Zambezi thuộc đồng sở hữu của Zambia và Zimbabwe. Nhà thám hiểm người Scotland David Livingstone có lẽ là người châu Âu đầu tiên chiêm ngưỡng hệ thống thác hùng vĩ này.
Vườn quốc gia Hồ Plitvice, Croatia: Khu bảo tồn này nổi tiếng với 16 hồ nước được liên kết với nhau bằng hệ thống thác bậc thang tự nhiên. Nơi đây cũng là môi trường sống của các loài động vật hoang dã như gấu nâu, sói và linh miêu.
Đỉnh Kim Cương, Hawaii: Miệng núi lửa này được hình thành bởi quá trình phun trào của núi lửa Ko'olau cách đây 400.000 đến 500.000 năm. Ko'olau là một trong số 17 núi lửa tạo thành quần đảo Hawaii.
Hanging Rock, Australia: Vách đá treo được hình thành bởi quá trình kiến tạo địa chất bất bình thường ở thung lũng Grose và rặng núi Xanh – Blue Mountains tại bang New South Wales, Australia.
Cầu Millau Viaduct, Pháp: Với chiều cao 343m, Millau Viaduct là cây cầu cao nhất trên thế giới. Mặt cầu được giữ bằng những dây cáp giăng từ 7 trụ bê tông khổng lồ.
Đền Al-Khazneh, Jordan: Công trình thực chất là lăng mộ cho nhà vua Aretas IV của người Nabatean. Mặc dù các bức tượng bên ngoài bị xói mòn bởi mưa và gió, du khách có thể chiêm ngưỡng tượng 4 con chim đại bàng còn khá nguyên vẹn ở đây.
Geiranger, Na Uy: Vịnh Geiranger có phong cảnh rất kỳ vĩ, với các thung lũng hình chữ U được tạo nên bởi sông băng và sóng biển.
Jeddah, Ả Rập Saudi: Thị trấn cố được hình thành từ thế kỷ thứ 7 và hiện nó vẫn giữ được những công trình kiến trúc truyền thóng của Biển Đỏ, với nhiều nhà tháp được xây dựng bằng đá san hô và gỗ.
Mauritius: Nhìn từ trên cao, “thác nước ngầm” ở Ấn Độ Dương ngoài khơi bờ biển Mauritius thực chất chỉ là hiện tượng ảo ảnh. Hòn đảo nằm trên thềm đại dương có độ sâu 150m. Cá từ trên bãi biển bị dòng hải lưu cuốn xuống rìa thềm này, tạo thành hiệu ứng như thác nước.
Núi Tháp Quỷ, Mỹ: Ngọn núi ở bang Wyoming hình thành cách đây khoảng 40 triệu năm, khi nham thạch đông cứng bên trong mạch của một núi lửa. Quá trình xói mòn do thời tiết, đã tạo ra hình dạng cho ngọn núi như ngày nay.
Vịnh Hạ Long, Việt Nam: Theo truyền thuyết, Vịnh Hạ Long được tạo ra bởi một gia đình rồng được gửi tới để bảo vệ Việt Nam khỏi những kẻ xâm lược. Những con rồng đã nhả ra châu báu để tạo thành những núi đá và các hòn đảo, nhằm chặn các tàu chiến của kẻ thù.
Đảo nhân tạo Palm Jumeirah, Dubai: Hòn đảo nhân tạo lớn nhất thế giới bắt đầu được xây dựng từ năm 2001 và kéo dài trong 6 năm. Nó có hình giống một cây cọ với một hòn đảo hình lưỡi liềm bao quanh có vai trò như đê chắn sóng. Nơi đây có 28 khách sạn và 4.500 nhà dân.
Borobudur, Indonesia: Ngôi đền đạo Phật lớn nhất thế giới được xây dựng vào thế kỷ thứ 9. Công trình này có 9 tầng, xếp chồng lên nhau bao gồm 6 vuông, 3 tròn và trên cùng là một mái tròn.
Thành phố Petra, Jordan: Nằm trên sa mạc ở miền nam Jordan, thành phố được xây dựng từ các vách đá sa thạch cách đây khoảng 2.000 năm bởi người Nabatean. Vào thời kỳ cực thịnh, thành phố là trung tâm giao thương lớn.