Xây dựng môi trường văn hóa lễ hội Xây dựng môi trường văn hóa lễ hội Bắc Ninh là đất của lễ nghi, của những niêm những luật ngàn năm xông trầm khói tỏa, của miên man hội hè, đình đám! Cùng với các loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian đặc sắc, những làn điệu dân ca, những làng khoa bảng, làng nghề thủ công truyền thống... lễ hội đã trở thành một “đặc sản” góp phần hình thành “thương hiệu” văn hóa Bắc Ninh-Kinh Bắc. Thống kê mới nhất của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bắc Ninh hiện có 599 lễ hội truyền thống, trong đó thành phố Bắc Ninh có 87 lễ hội, Từ Sơn có 51 lễ hội, Tiên Du có 51 lễ hội, Yên Phong có 87 lễ hội, Thuận Thành có 101 lễ hội, Gia Bình có 58 lễ hội, Lương Tài và Quế Võ mỗi địa phương có 77 lễ hội. Việc tổ chức lễ hội nhằm tôn vinh danh nhân, vị thần có công với dân với nước được thờ phụng tại các di tích. Không gian tổ chức lễ hội diễn ra ở 537 ngôi đình, còn lại là một số chùa, đền. Gắn liền với quá trình hình thành, phát triển của các cộng đồng dân cư nên lễ hội truyền thống ở Bắc Ninh xuất hiện từ rất sớm. Điển hình là lễ hội chùa Dâu với tín ngưỡng thờ nữ thần nông nghiệp “Tứ Pháp” xuất hiện vào khoảng thế kỷ II đầu thế kỷ III. Chủ nhân của lễ hội này là những nông dân người Việt sống bằng nghề trồng lúa nước ở vùng Dâu-Luy Lâu. Lễ hội truyền thống ở Bắc Ninh biểu hiện đời sống tâm linh tín ngưỡng của cộng đồng dân cư các làng xã thuần nông với nhiều nghi lễ, tín ngưỡng nông nghiệp đặc sắc, phản ánh ước vọng mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Qua khảo sát, lễ hội truyền thống ở Bắc Ninh chủ yếu diễn ra vào 3 tháng mùa xuân với 493 lễ hội, chiếm khoảng hơn 80%. Mỗi lễ hội lưu giữ những giá trị tinh hoa với vẻ đẹp riêng trong văn hóa, phong tục, nghi lễ... Đặc biệt, khi đến với lễ hội miền Kinh Bắc, du khách sẽ được đắm mình trong những làn điệu Dân ca Quan họ thắm thiết trữ tình cùng rất nhiều trò chơi dân gian như: Thi đấu vật, tổ tôm điếm, cờ tướng, cờ người, đu tiên, dệt vải, thi thổi cơm, thi kéo dây lấy lửa, thi bơi chải… Múa rồng trong lễ hội Đền Đô. Để bảo đảm thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn an ninh trật tự trong mùa lễ hội 2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành hướng dẫn, đề nghị các cấp, ngành, địa phương phối hợp chỉ đạo, quản lý, tổ chức lễ hội an toàn, văn minh. Trong đó chú trọng đa dạng hóa các hình thức truyền thông về di tích, ý nghĩa, giá trị đặc sắc của lễ hội, tăng cường truyền thông trên các nền tảng số như: website du lịch, trang thông tin điện tử địa phương, mạng xã hội, phần mềm tiện ích… để người dân, du khách dễ tiếp cận. Nội dung tuyên truyền tập trung vận động nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, ngành, nhân dân và du khách thực hiện nghiêm quy định của Nhà nước về tổ chức lễ hội, nguồn gốc của lễ hội, di tích và các nhân vật được tôn vinh thờ phụng; tuyên truyền về giá trị, ý nghĩa của tín ngưỡng, nghi lễ truyền thống; thực hiện nếp sống văn minh khi tham gia lễ hội; bài trừ tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, hạn chế đốt đồ vàng mã, bảo đảm an toàn, tiết kiệm không phô trương, hình thức, phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc và thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường. Điểm mới đáng chú ý là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo cơ quan chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức lễ hội làng Diềm (thành phố Bắc Ninh); lễ hội Lim, lễ hội chùa Phật Tích (huyện Tiên Du); lễ hội Đền Đô (thành phố Từ Sơn); lễ hội chùa Dâu, lễ hội chùa Bút Tháp (thị xã Thuận Thành)... để triển khai thí điểm và nhân rộng mô hình tổ chức lễ hội bảo đảm thực hiện có hiệu quả “Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống”. Trong đó lưu ý, việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch tại lễ hội không được làm ảnh hưởng đến bản sắc văn hóa tốt đẹp, hình ảnh, giá trị của các loại hình di sản văn hóa, đặc biệt là Dân ca Quan họ Bắc Ninh. Các địa phương rà soát kế hoạch tổ chức lễ hội, điều chỉnh tần suất, quy mô phù hợp với tình hình thực tiễn; loại bỏ hoặc thay thế những tập tục không còn phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển; phát huy tính tích cực, sáng tạo của nhân dân trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống; bố trí không gian để tổ chức trình diễn các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống; trưng bày giới thiệu di sản văn hóa, sản phẩm du lịch, sản phẩm OCOP tiêu biểu của Bắc Ninh và các địa phương; tổ chức hoạt động TDTT, nhất là các môn thể thao dân tộc nhằm nâng cao chất lượng hoạt động lễ hội, phục vụ và đáp ứng tốt nhất nhu cầu tham gia lễ hội của nhân dân và khách du lịch. Bên cạnh đó, Ban tổ chức lễ hội các địa phương triển khai giải pháp quy hoạch không gian lễ hội, bố trí khu vực vui chơi giải trí và khu vực tổ chức các hoạt động dịch vụ phù hợp, không lấn chiếm khuôn viên di tích; yêu cầu các cơ sở kinh doanh dịch vụ niêm yết giá bán công khai, không tăng giá, ép giá dịch vụ, không lợi dụng lễ hội để thu lợi bất chính và kịp thời xử lý nghiêm các vi phạm. Ngoài ra, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng phương án phân luồng giao thông và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong thời gian tổ chức lễ hội; có phương án bảo đảm vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm theo qui định; hướng dẫn các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đảm bảo an toàn cho khách du lịch; tăng cường quản lý, kiểm soát chất lượng kinh doanh dịch vụ du lịch, phương tiện phục vụ du lịch. V.Thanh Nguồn: Báo Bắc Ninh Bắc Ninh là đất của lễ nghi, của những niêm những luật ngàn năm xông trầm khói tỏa, của miên man hội hè, đình đám! Cùng với các loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian đặc sắc, những làn điệu dân ca, những làng khoa bảng, làng nghề thủ công truyền thống... lễ hội đã trở thành một “đặc sản” góp phần hình thành “thương hiệu” văn hóa Bắc Ninh-Kinh Bắc. Thống kê mới nhất của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bắc Ninh hiện có 599 lễ hội truyền thống, trong đó thành phố Bắc Ninh có 87 lễ hội, Từ Sơn có 51 lễ hội, Tiên Du có 51 lễ hội, Yên Phong có 87 lễ hội, Thuận Thành có 101 lễ hội, Gia Bình có 58 lễ hội, Lương Tài và Quế Võ mỗi địa phương có 77 lễ hội. Việc tổ chức lễ hội nhằm tôn vinh danh nhân, vị thần có công với dân với nước được thờ phụng tại các di tích. Không gian tổ chức lễ hội diễn ra ở 537 ngôi đình, còn lại là một số chùa, đền. Gắn liền với quá trình hình thành, phát triển của các cộng đồng dân cư nên lễ hội truyền thống ở Bắc Ninh xuất hiện từ rất sớm. Điển hình là lễ hội chùa Dâu với tín ngưỡng thờ nữ thần nông nghiệp “Tứ Pháp” xuất hiện vào khoảng thế kỷ II đầu thế kỷ III. Chủ nhân của lễ hội này là những nông dân người Việt sống bằng nghề trồng lúa nước ở vùng Dâu-Luy Lâu. Lễ hội truyền thống ở Bắc Ninh biểu hiện đời sống tâm linh tín ngưỡng của cộng đồng dân cư các làng xã thuần nông với nhiều nghi lễ, tín ngưỡng nông nghiệp đặc sắc, phản ánh ước vọng mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Qua khảo sát, lễ hội truyền thống ở Bắc Ninh chủ yếu diễn ra vào 3 tháng mùa xuân với 493 lễ hội, chiếm khoảng hơn 80%. Mỗi lễ hội lưu giữ những giá trị tinh hoa với vẻ đẹp riêng trong văn hóa, phong tục, nghi lễ... Đặc biệt, khi đến với lễ hội miền Kinh Bắc, du khách sẽ được đắm mình trong những làn điệu Dân ca Quan họ thắm thiết trữ tình cùng rất nhiều trò chơi dân gian như: Thi đấu vật, tổ tôm điếm, cờ tướng, cờ người, đu tiên, dệt vải, thi thổi cơm, thi kéo dây lấy lửa, thi bơi chải… Múa rồng trong lễ hội Đền Đô. Để bảo đảm thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn an ninh trật tự trong mùa lễ hội 2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành hướng dẫn, đề nghị các cấp, ngành, địa phương phối hợp chỉ đạo, quản lý, tổ chức lễ hội an toàn, văn minh. Trong đó chú trọng đa dạng hóa các hình thức truyền thông về di tích, ý nghĩa, giá trị đặc sắc của lễ hội, tăng cường truyền thông trên các nền tảng số như: website du lịch, trang thông tin điện tử địa phương, mạng xã hội, phần mềm tiện ích… để người dân, du khách dễ tiếp cận. Nội dung tuyên truyền tập trung vận động nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, ngành, nhân dân và du khách thực hiện nghiêm quy định của Nhà nước về tổ chức lễ hội, nguồn gốc của lễ hội, di tích và các nhân vật được tôn vinh thờ phụng; tuyên truyền về giá trị, ý nghĩa của tín ngưỡng, nghi lễ truyền thống; thực hiện nếp sống văn minh khi tham gia lễ hội; bài trừ tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, hạn chế đốt đồ vàng mã, bảo đảm an toàn, tiết kiệm không phô trương, hình thức, phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc và thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường. Điểm mới đáng chú ý là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo cơ quan chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức lễ hội làng Diềm (thành phố Bắc Ninh); lễ hội Lim, lễ hội chùa Phật Tích (huyện Tiên Du); lễ hội Đền Đô (thành phố Từ Sơn); lễ hội chùa Dâu, lễ hội chùa Bút Tháp (thị xã Thuận Thành)... để triển khai thí điểm và nhân rộng mô hình tổ chức lễ hội bảo đảm thực hiện có hiệu quả “Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống”. Trong đó lưu ý, việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch tại lễ hội không được làm ảnh hưởng đến bản sắc văn hóa tốt đẹp, hình ảnh, giá trị của các loại hình di sản văn hóa, đặc biệt là Dân ca Quan họ Bắc Ninh. Các địa phương rà soát kế hoạch tổ chức lễ hội, điều chỉnh tần suất, quy mô phù hợp với tình hình thực tiễn; loại bỏ hoặc thay thế những tập tục không còn phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển; phát huy tính tích cực, sáng tạo của nhân dân trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống; bố trí không gian để tổ chức trình diễn các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống; trưng bày giới thiệu di sản văn hóa, sản phẩm du lịch, sản phẩm OCOP tiêu biểu của Bắc Ninh và các địa phương; tổ chức hoạt động TDTT, nhất là các môn thể thao dân tộc nhằm nâng cao chất lượng hoạt động lễ hội, phục vụ và đáp ứng tốt nhất nhu cầu tham gia lễ hội của nhân dân và khách du lịch. Bên cạnh đó, Ban tổ chức lễ hội các địa phương triển khai giải pháp quy hoạch không gian lễ hội, bố trí khu vực vui chơi giải trí và khu vực tổ chức các hoạt động dịch vụ phù hợp, không lấn chiếm khuôn viên di tích; yêu cầu các cơ sở kinh doanh dịch vụ niêm yết giá bán công khai, không tăng giá, ép giá dịch vụ, không lợi dụng lễ hội để thu lợi bất chính và kịp thời xử lý nghiêm các vi phạm. Ngoài ra, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng phương án phân luồng giao thông và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong thời gian tổ chức lễ hội; có phương án bảo đảm vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm theo qui định; hướng dẫn các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đảm bảo an toàn cho khách du lịch; tăng cường quản lý, kiểm soát chất lượng kinh doanh dịch vụ du lịch, phương tiện phục vụ du lịch. V.Thanh Nguồn: Báo Bắc Ninh Trở về đầu trang Lễ hội ngày Tết môi trường Văn hóa 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10