Xung quanh việc tháo dỡ những ngôi đình, nhà thờ cổ đem bán: "Đúng là họ bán thật rồi" Xung quanh việc tháo dỡ những ngôi đình, nhà thờ cổ đem bán: "Đúng là họ bán thật rồi" “Tàn nhẫn với di sản của tiền nhân” không chỉ thuộc về sự ấu trĩ của những người dân, mà còn có trách nhiệm từ chính quyền địa phương trong công tác quản lý, phát huy di tích. “Báo cáo với anh, sự việc như anh phản ánh và cung cấp là có thật. Đúng là họ bán cấu kiện gỗ đình thật rồi anh ạ…”. Đoàn công tác của Sở, ngành chức năng tỉnh Nam Định và huyện Ý Yên tiến hành kiểm tra, đánh giá chuyên môn cũng như việc tháo dỡ đình đem bán sau khi Văn Hóa phản ánh Ảnh: V.T Trên điện thoại, giọng Chủ tịch UBND xã Yên Nghĩa (huyện Ý Yên, Nam Định) Phan Trường Sinh mềm oặt xuống, cứ từ từ thông báo với chúng tôi sau khi tiến hành kiểm tra, làm việc với dân làng Thanh Khê. Còn trước đó, trong cuộc làm việc, Chủ tịch UBND xã Yên Nghĩa giọng chắc nịch khẳng định, không có chuyện mua bán cấu kiện gỗ đình Thanh Khê. Vì sao họ làm cái việc bất nhẫn như thế? Như số trước đã đề cập, sau khi tìm đến đúng ngôi đình cổ 167 tuổi bị hạ giải và đem bán toàn bộ cấu kiện gỗ, trong đó có những mảng chạm khắc đẹp đến mê hồn, thể hiện trình độ, sự tài hoa của nghệ nhân xưa, để lấy tiền góp thêm cho việc xây dựng đình; gặp thành viên trong Ban kiến thiết tu bổ, xây dựng đình Thanh Khê nghe kể vanh vách việc bán cấu kiện gỗ như bức cốn mê (giới chuyên môn gọi cốn vì nóc chạm đồ án hổ phù hàm thọ, phong cách cuối Nguyễn) chẳng hạn, chúng tôi trở lại thành phố Nam Định trong lòng đeo đẳng biết bao suy nghĩ. Rằng vì sao họ có thể đem bán những cấu kiện gỗ hàng trăm năm tuổi, chứa đựng trong đó biết bao giá trị lịch sử, văn hóa, tâm linh? Chiều muộn 10.4, bên cột cờ thành Nam chúng tôi trò chuyện với hai nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa địa phương (xin được giấu tên) về câu chuyện bán toàn bộ cấu kiện gỗ đình làng Thanh Khê. Sau khi đưa cho họ xem toàn bộ ảnh tư liệu cũng như clip ghi lại các cấu kiện gỗ, đặc biệt những bức ảnh chụp cận cảnh bức cốn mê, bức chạm trổ ở xà nách, đấu, đầu dư…, một nhà nghiên cứu thốt lên: “Đẹp quá. Phong cách chạm trổ, đục khắc này là vào thời Nguyễn, chắc chắn là Nguyễn muộn. Nó rất có giá trị về kỹ, mỹ thuật truyền thống”. Nhà nghiên cứu kia đặt câu hỏi: “Xưa, vì hoàn cảnh lịch sử nên nhiều đình bị tháo dỡ, chùa chiền bị ngăn cấm hoạt động. Còn nay sao lại có tình trạng tàn nhẫn như thế với di sản của cha ông? Báo chí phải lên tiếng ngay không thì nguy, mà chính quyền ở đâu để họ làm cái việc bất nhẫn như thế?”. Đưa chúng tôi đến tận nơi mua được toàn bộ cấu kiện gỗ đình Thanh Khê, thấy còn 8 chân cột đá cổ, N.V.A và những người đi cùng tiếp tục gạ mua Ảnh: N.H Mang theo những điều trăn trở ấy, sáng sớm 11.4, chúng tôi tìm về xã Yên Nghĩa với mong muốn tìm được câu trả lời thỏa đáng, nào ngờ… Từ ngoài đường cái quan chúng tôi gặp một người dân hỏi đường về trụ sở UBND xã Yên Nghĩa. “Xã nằm cách đình Thanh Khê mấy bước chân thôi. Đến đó các anh hỏi tiếp…”, người dân chỉ dẫn. Quả thật UBND xã chỉ nằm cách đình làng Thanh Khê mươi phút đi bộ. Đứng tại trụ sở xã cũng nhìn thấy rõ đình Thanh Khê với khối bê tông xám ngoét, vậy mà lãnh đạo xã cũng như các bộ phận liên quan dường như không hay biết gì về chuyện “động trời” nơi đây. Xã đang có hội nghị đại hội công đoàn. Chờ mươi phút, có một người đàn ông đi ra ngoài nghe điện thoại. Tiến đến gần hỏi thăm và đề nghị được gặp lãnh đạo xã làm việc thì rất may mắn người đó là Chủ tịch UBND xã Yên Nghĩa Phan Trường Sinh. Sau dăm câu tự giới thiệu chào hỏi, chúng tôi đề nghị có cuộc trao đổi về công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích đình làng Thanh Khê ngay tại phòng làm việc của Chủ tịch xã. “Tôi sẽ tìm hiểu rồi báo cáo lại” “Thưa ông, gần đây trên mạng xã hội đăng tải nhiều thông tin xung quanh việc đình làng Thanh Khê dỡ bỏ toàn bộ cấu kiện gỗ, sau đó gọi người đến mua, lấy thêm tiền xây dựng đình mới. Việc này xã có biết không?”, chúng tôi đặt câu hỏi khá trực diện. Với vẻ bình tĩnh, ông Sinh cho biết: “Báo cáo nhà báo, đình Thanh Khê là cái đình làng. Theo các cụ, ngày xưa từ cái thời đã khá lâu rồi, thực tế chúng tôi cũng không nắm rõ đình được xây dựng năm nào, thời kỳ nào, nhưng chắc chắn là trong thời kỳ phong kiến. Thứ hai, đình làng Thanh Khê đã xuống cấp từ lâu. Trong thời gian kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đình làng Thanh Khê được trưng dụng thành cái kho, thực tế là kho sản xuất của hợp tác xã nên một số bộ phận đã xuống cấp. Các cấu kiện vì kèo bằng gỗ đã bị mối mọt và đã thay đổi các cấu trúc. Đã có một lần tu sửa, làm bê tông lên cho nó ổn nhưng đợt này làng Thanh Khê chủ động xã hội hóa kêu gọi nhân dân trong thôn và kêu gọi xã hội hóa các đồng chí ở ngoài đường để đóng góp trùng tu, tôn tạo đình. Thôn cũng đã báo cáo trên cơ sở là vẫn giữ nguyên hiện trạng ban đầu. Cái gì mà mục hỏng thì thay thế nhưng vẫn giữ cái lối của đình. Một số cái cột bằng đá thì giữ nguyên. Lát nữa các anh có điều kiện ra tham quan để xem làm như thế nào. Còn cái việc dỡ ra, hạ giải xuống rồi đem bán các cấu kiện gỗ là không có đâu”. Chân đá tảng cùng một số cấu kiện gỗ được chạm trổ bị vứt bỏ tại đình Nói rồi ông Sinh rót nước mời chúng tôi và không quên hỏi “các anh có hút thuốc không”. Châm điếu thuốc, chúng tôi gặng hỏi lại, “có nghĩa là việc dỡ ra, hạ giải toàn bộ cấu kiện gỗ của đình rồi đem bán là không hề xảy ra, thưa ông?”. “Không có đâu nhé. Những cái mục hỏng thì chắc phải bỏ vì ở đó có hẳn một Ban quản lý mà. Nhưng tôi nghĩ rằng những cái hoa văn còn trên cấu kiện gỗ nọ kia thì không biết thế nào. Ngày xưa chúng tôi làm ở đình Duối cũng vậy, đình ở làng trên, sau bỏ ra một số cấu kiện gỗ thì có một số thợ đến hỏi xin, hỏi mua để lấy về làm mẫu thôi. Chứ không có việc hạ giải rồi mua bán như thế đâu”, Chủ tịch UBND xã Yên Nghĩa trả lời và cho biết thêm: “Việc tu bổ, xây dựng đình làng Thanh Khê UBND xã có biết chứ. Các cụ ở làng lập hẳn cái ban kiến thiết rồi có báo cáo gửi UBND xã, huy động toàn dân, đóng góp cũng được nhiều lắm. Có một số anh em ở ngoài đường, có điều kiện nên ủng hộ”. Thiết nghĩ đã đến lúc “mở bát” những thông tin đã xác minh từ trước, chúng tôi đành phải “truy”: “Qua quá trình tìm hiểu được biết sau khi hạ giải, toàn bộ cấu kiện gỗ trong đó có những bức rất có giá trị như cốn mê, cửa nách đã bị đem bán. Chúng tôi khẳng định có việc này. Vậy ông có bình luận gì?”. Suy nghĩ một lát, giọng trầm xuống, ông Sinh nói: “Cái này…, cái này xin phép nhà báo chúng tôi phải tìm hiểu sâu, chứ không hề có cái chủ trương ấy”. Ai cũng biết rằng, việc người dân trong làng Thanh Khê họp bàn đi đến quyết định tu bổ, tôn tạo đình là thể hiện tấm lòng trước vị Thành hoàng làng, đồng thời làm tôn lên nơi thực hành văn hóa tín ngưỡng, tâm linh, nhưng UBND xã Yên Nghĩa cũng phải có trách nhiệm quản lý nhà nước về tu bổ, tôn tạo di tích này. Vậy trách nhiệm quản lý của UBND xã đến đâu để một số cá nhân ở một huyện trên địa bàn tỉnh Nam Định đến mua được toàn bộ cấu kiện gỗ đình Thanh Khê mà lãnh đạo xã không hề hay biết? Trước những lập luận này, lúc đó ông Chủ tịch UBND xã Yên Nghĩa mới phản ứng: “Cái này có lẽ tôi sẽ có buổi làm việc với thôn thì mới có tài liệu cung cấp cho nhà báo được”. Đang lúc trao đổi, ông Sinh đứng dậy xin phép ra ngoài, một lúc sau ông vào cho biết vừa yêu cầu Trưởng Công an xã xuống ngay đình kiểm tra, điều tra có hay không việc bán cấu kiện gỗ. Cuộc làm việc giữa chúng tôi với Chủ tịch UBND xã Yên Nghĩa Phan Trường Sinh chỉ diễn ra non giờ đồng hồ. Trước khi rời trụ sở xã, ông Sinh đề nghị chúng tôi cho mượn giấy tờ có liên quan để chụp ảnh và gửi lại số điện thoại. Chiều cùng ngày 11.4, qua nguồn tin chúng tôi được biết cơ quan chức năng của tỉnh Nam Định và phòng ban huyện Ý Yên đã đến trực tiếp đình làng Thanh Khê để kiểm tra. Tại đây một người dân trong Ban bảo vệ đình cật vấn một cán bộ của Sở, ngành: “Làng tôi chúng tôi làm. Các ông có bỏ tiền ra đâu mà cứ nói đến di sản”. Phóng sự điều tra của NGUYỄN THANH SƯƠNG Nguồn: Báo Văn Hóa “Tàn nhẫn với di sản của tiền nhân” không chỉ thuộc về sự ấu trĩ của những người dân, mà còn có trách nhiệm từ chính quyền địa phương trong công tác quản lý, phát huy di tích. “Báo cáo với anh, sự việc như anh phản ánh và cung cấp là có thật. Đúng là họ bán cấu kiện gỗ đình thật rồi anh ạ…”. Đoàn công tác của Sở, ngành chức năng tỉnh Nam Định và huyện Ý Yên tiến hành kiểm tra, đánh giá chuyên môn cũng như việc tháo dỡ đình đem bán sau khi Văn Hóa phản ánh Ảnh: V.TTrên điện thoại, giọng Chủ tịch UBND xã Yên Nghĩa (huyện Ý Yên, Nam Định) Phan Trường Sinh mềm oặt xuống, cứ từ từ thông báo với chúng tôi sau khi tiến hành kiểm tra, làm việc với dân làng Thanh Khê. Còn trước đó, trong cuộc làm việc, Chủ tịch UBND xã Yên Nghĩa giọng chắc nịch khẳng định, không có chuyện mua bán cấu kiện gỗ đình Thanh Khê.Vì sao họ làm cái việc bất nhẫn như thế?Như số trước đã đề cập, sau khi tìm đến đúng ngôi đình cổ 167 tuổi bị hạ giải và đem bán toàn bộ cấu kiện gỗ, trong đó có những mảng chạm khắc đẹp đến mê hồn, thể hiện trình độ, sự tài hoa của nghệ nhân xưa, để lấy tiền góp thêm cho việc xây dựng đình; gặp thành viên trong Ban kiến thiết tu bổ, xây dựng đình Thanh Khê nghe kể vanh vách việc bán cấu kiện gỗ như bức cốn mê (giới chuyên môn gọi cốn vì nóc chạm đồ án hổ phù hàm thọ, phong cách cuối Nguyễn) chẳng hạn, chúng tôi trở lại thành phố Nam Định trong lòng đeo đẳng biết bao suy nghĩ. Rằng vì sao họ có thể đem bán những cấu kiện gỗ hàng trăm năm tuổi, chứa đựng trong đó biết bao giá trị lịch sử, văn hóa, tâm linh?Chiều muộn 10.4, bên cột cờ thành Nam chúng tôi trò chuyện với hai nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa địa phương (xin được giấu tên) về câu chuyện bán toàn bộ cấu kiện gỗ đình làng Thanh Khê. Sau khi đưa cho họ xem toàn bộ ảnh tư liệu cũng như clip ghi lại các cấu kiện gỗ, đặc biệt những bức ảnh chụp cận cảnh bức cốn mê, bức chạm trổ ở xà nách, đấu, đầu dư…, một nhà nghiên cứu thốt lên: “Đẹp quá. Phong cách chạm trổ, đục khắc này là vào thời Nguyễn, chắc chắn là Nguyễn muộn. Nó rất có giá trị về kỹ, mỹ thuật truyền thống”. Nhà nghiên cứu kia đặt câu hỏi: “Xưa, vì hoàn cảnh lịch sử nên nhiều đình bị tháo dỡ, chùa chiền bị ngăn cấm hoạt động. Còn nay sao lại có tình trạng tàn nhẫn như thế với di sản của cha ông? Báo chí phải lên tiếng ngay không thì nguy, mà chính quyền ở đâu để họ làm cái việc bất nhẫn như thế?”. Đưa chúng tôi đến tận nơi mua được toàn bộ cấu kiện gỗ đình Thanh Khê, thấy còn 8 chân cột đá cổ, N.V.A và những người đi cùng tiếp tục gạ mua Ảnh: N.HMang theo những điều trăn trở ấy, sáng sớm 11.4, chúng tôi tìm về xã Yên Nghĩa với mong muốn tìm được câu trả lời thỏa đáng, nào ngờ… Từ ngoài đường cái quan chúng tôi gặp một người dân hỏi đường về trụ sở UBND xã Yên Nghĩa. “Xã nằm cách đình Thanh Khê mấy bước chân thôi. Đến đó các anh hỏi tiếp…”, người dân chỉ dẫn. Quả thật UBND xã chỉ nằm cách đình làng Thanh Khê mươi phút đi bộ. Đứng tại trụ sở xã cũng nhìn thấy rõ đình Thanh Khê với khối bê tông xám ngoét, vậy mà lãnh đạo xã cũng như các bộ phận liên quan dường như không hay biết gì về chuyện “động trời” nơi đây. Xã đang có hội nghị đại hội công đoàn. Chờ mươi phút, có một người đàn ông đi ra ngoài nghe điện thoại. Tiến đến gần hỏi thăm và đề nghị được gặp lãnh đạo xã làm việc thì rất may mắn người đó là Chủ tịch UBND xã Yên Nghĩa Phan Trường Sinh. Sau dăm câu tự giới thiệu chào hỏi, chúng tôi đề nghị có cuộc trao đổi về công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích đình làng Thanh Khê ngay tại phòng làm việc của Chủ tịch xã.“Tôi sẽ tìm hiểu rồi báo cáo lại”“Thưa ông, gần đây trên mạng xã hội đăng tải nhiều thông tin xung quanh việc đình làng Thanh Khê dỡ bỏ toàn bộ cấu kiện gỗ, sau đó gọi người đến mua, lấy thêm tiền xây dựng đình mới. Việc này xã có biết không?”, chúng tôi đặt câu hỏi khá trực diện.Với vẻ bình tĩnh, ông Sinh cho biết: “Báo cáo nhà báo, đình Thanh Khê là cái đình làng. Theo các cụ, ngày xưa từ cái thời đã khá lâu rồi, thực tế chúng tôi cũng không nắm rõ đình được xây dựng năm nào, thời kỳ nào, nhưng chắc chắn là trong thời kỳ phong kiến. Thứ hai, đình làng Thanh Khê đã xuống cấp từ lâu. Trong thời gian kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đình làng Thanh Khê được trưng dụng thành cái kho, thực tế là kho sản xuất của hợp tác xã nên một số bộ phận đã xuống cấp. Các cấu kiện vì kèo bằng gỗ đã bị mối mọt và đã thay đổi các cấu trúc. Đã có một lần tu sửa, làm bê tông lên cho nó ổn nhưng đợt này làng Thanh Khê chủ động xã hội hóa kêu gọi nhân dân trong thôn và kêu gọi xã hội hóa các đồng chí ở ngoài đường để đóng góp trùng tu, tôn tạo đình. Thôn cũng đã báo cáo trên cơ sở là vẫn giữ nguyên hiện trạng ban đầu. Cái gì mà mục hỏng thì thay thế nhưng vẫn giữ cái lối của đình. Một số cái cột bằng đá thì giữ nguyên. Lát nữa các anh có điều kiện ra tham quan để xem làm như thế nào. Còn cái việc dỡ ra, hạ giải xuống rồi đem bán các cấu kiện gỗ là không có đâu”. Chân đá tảng cùng một số cấu kiện gỗ được chạm trổ bị vứt bỏ tại đìnhNói rồi ông Sinh rót nước mời chúng tôi và không quên hỏi “các anh có hút thuốc không”. Châm điếu thuốc, chúng tôi gặng hỏi lại, “có nghĩa là việc dỡ ra, hạ giải toàn bộ cấu kiện gỗ của đình rồi đem bán là không hề xảy ra, thưa ông?”. “Không có đâu nhé. Những cái mục hỏng thì chắc phải bỏ vì ở đó có hẳn một Ban quản lý mà. Nhưng tôi nghĩ rằng những cái hoa văn còn trên cấu kiện gỗ nọ kia thì không biết thế nào. Ngày xưa chúng tôi làm ở đình Duối cũng vậy, đình ở làng trên, sau bỏ ra một số cấu kiện gỗ thì có một số thợ đến hỏi xin, hỏi mua để lấy về làm mẫu thôi. Chứ không có việc hạ giải rồi mua bán như thế đâu”, Chủ tịch UBND xã Yên Nghĩa trả lời và cho biết thêm: “Việc tu bổ, xây dựng đình làng Thanh Khê UBND xã có biết chứ. Các cụ ở làng lập hẳn cái ban kiến thiết rồi có báo cáo gửi UBND xã, huy động toàn dân, đóng góp cũng được nhiều lắm. Có một số anh em ở ngoài đường, có điều kiện nên ủng hộ”.Thiết nghĩ đã đến lúc “mở bát” những thông tin đã xác minh từ trước, chúng tôi đành phải “truy”: “Qua quá trình tìm hiểu được biết sau khi hạ giải, toàn bộ cấu kiện gỗ trong đó có những bức rất có giá trị như cốn mê, cửa nách đã bị đem bán. Chúng tôi khẳng định có việc này. Vậy ông có bình luận gì?”. Suy nghĩ một lát, giọng trầm xuống, ông Sinh nói: “Cái này…, cái này xin phép nhà báo chúng tôi phải tìm hiểu sâu, chứ không hề có cái chủ trương ấy”.Ai cũng biết rằng, việc người dân trong làng Thanh Khê họp bàn đi đến quyết định tu bổ, tôn tạo đình là thể hiện tấm lòng trước vị Thành hoàng làng, đồng thời làm tôn lên nơi thực hành văn hóa tín ngưỡng, tâm linh, nhưng UBND xã Yên Nghĩa cũng phải có trách nhiệm quản lý nhà nước về tu bổ, tôn tạo di tích này. Vậy trách nhiệm quản lý của UBND xã đến đâu để một số cá nhân ở một huyện trên địa bàn tỉnh Nam Định đến mua được toàn bộ cấu kiện gỗ đình Thanh Khê mà lãnh đạo xã không hề hay biết? Trước những lập luận này, lúc đó ông Chủ tịch UBND xã Yên Nghĩa mới phản ứng: “Cái này có lẽ tôi sẽ có buổi làm việc với thôn thì mới có tài liệu cung cấp cho nhà báo được”. Đang lúc trao đổi, ông Sinh đứng dậy xin phép ra ngoài, một lúc sau ông vào cho biết vừa yêu cầu Trưởng Công an xã xuống ngay đình kiểm tra, điều tra có hay không việc bán cấu kiện gỗ.Cuộc làm việc giữa chúng tôi với Chủ tịch UBND xã Yên Nghĩa Phan Trường Sinh chỉ diễn ra non giờ đồng hồ. Trước khi rời trụ sở xã, ông Sinh đề nghị chúng tôi cho mượn giấy tờ có liên quan để chụp ảnh và gửi lại số điện thoại. Chiều cùng ngày 11.4, qua nguồn tin chúng tôi được biết cơ quan chức năng của tỉnh Nam Định và phòng ban huyện Ý Yên đã đến trực tiếp đình làng Thanh Khê để kiểm tra. Tại đây một người dân trong Ban bảo vệ đình cật vấn một cán bộ của Sở, ngành: “Làng tôi chúng tôi làm. Các ông có bỏ tiền ra đâu mà cứ nói đến di sản”.Phóng sự điều tra của NGUYỄN THANH SƯƠNG Nguồn: Báo Văn Hóa Trở về đầu trang Dỡ đình cấu kiện gỗ 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10