Áo dài xưa qua bưu ảnh cổ Áo dài xưa qua bưu ảnh cổ Nhìn người xưa trong trang phục áo dài năm thân – thuộc loại áo thụ lĩnh (cổ tròn dựng đứng) từ vua, quan, cho đến nam phụ lão ấu thứ dân trông đều thật đẹp, biểu đạt trọn vẹn thần thái và sự trang trọng của chiếc áo dài rất Việt này. Để tìm lại quá khứ vàng son của tà áo năm thân, những bưu ảnh cổ có niên đại cả trăm năm giúp chúng ta ngược thời gian trở về quá vãng. Bưu ảnh, tư liệu về cổ phục, được chụp vào nửa cuối thế kỷ 19, nửa đầu thế kỷ 20 trên đất An Nam xưa chính là một trong những nguồn sử liệu quý giá, chứa đựng nhiều thông tin về chi tiết áo dài, giúp hậu thế có điều kiện so sánh đối chiếu, lấy đó làm căn bản cho việc phục dựng những nét đẹp xưa mà nay phần nào bị biến đổi, bị tác động tiêu cực bởi yếu tố thị trường nhưng được gắn mác “truyền thống”. Vua Khải Định trong trang phục thường ngày, đội khăn xếp, làm việc tại điện Cần Chánh. Các vị quan trong trang phục áo ngũ thân ở Hà Nội. Nhắc đến chiếc áo dài năm thân, nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Bách đưa ra nhiều dẫn chứng và cứ liệu xác định về sự ra đời, trong đó có chi tiết được đề cập cụ thể: “… Tương truyền Đào Duy Từ (1572 – 1634) trong lúc lập kế chống lại họ Trịnh đã khuyên chúa Hy Tông Nguyễn Phúc Nguyên đổi cách ăn mặc của dân xứ Đàng Trong cho khác biệt hẳn với xứ Đàng Ngoài. Như bỏ nón thượng đội nón chóp, bỏ áo tứ thân phơi yếm mà mặc áo năm thân cài khuy, cũng như bỏ váy để mặc quần…”. Chân dung một vị quan ở Lào Cai, đội nón chóp nhọn, mặc áo ngũ thân. Vua Khải Định với Albert Sarraut – Toàn quyền Đông Dương. Quan viên và phu nhân trên bưu ảnh cổ. Nhưng dẫn chứng quan trọng hơn cả đến từ tu sĩ, tác giả Cristoforo Borri, sống ở vùng Thuận Quảng từ năm 1618 đến 1631, thời chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Trong quyển sách Relatione della nuova missione delli P.P. della Compagnia di Gesù al Regno della Cocincina xuất bản năm 1631, linh mục Borri cho biết áo dài màu thâm phổ biến của nam giới và sĩ tử Thuận Quảng đầu thế kỷ 17 tương tự như áo chùng thâm (tonaca) của các giáo sĩ Công giáo, tức là cái áo dài dạng ngũ thân. Ông cũng cho biết rằng đàn ông Nam Hà cũng để tóc dài và quấn khăn như đàn bà. Từ sau đó, chiếc áo dài năm thân dần trở nên quen thuộc, lan tỏa trong đời sống từ cung đình, hoàng tộc, xuống đến thứ quan và bậc quyền quý cho đến thứ dân. Hai trong bốn vị Thượng thư dưới triều vua Khải Định chụp lại từ cuốn “L’Indochine française”, xuất bản 1919 tại Pháp. “CÓ NHIỀU PHONG CÁCH CHƠI BƯU THIẾP KHÁC NHAU, NƯỚC NGOÀI HAY CHỌN MUA PHONG CẢNH, ĐỊA DANH, TÔI LẠI THÍCH CHỌN VỀ NHÂN VẬT, CON NGƯỜI”. – Nhà sưu tập Trương Việt Anh – Hai trong bốn vị Thượng thư dưới triều vua Khải Định chụp lại từ cuốn “L’Indochine française”, xuất bản 1919 tại Pháp. Hình ảnh nguyên bản của cổ phục, trong đó có áo dài năm thân từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 được hôm nay biết đến nhiều qua những tài liệu sách báo và hình ảnh người Pháp thực hiện. Đây chính là những hình ảnh chân thực nhất, phản ánh rõ nét vẻ đẹp một thời của cổ phục Việt. Nguồn tư liệu quý hiếm bằng hình, được nhiều nhân vật tên tuổi người nước ngoài ngày xưa ghi lại, tiêu biểu có các nhiếp ảnh gia như Raphaël Moreau, Pierre Dieulefils, Émile Gsell, Gustave Ernest, Trumelet-Faber, Charles-Édouard Hocquard, Aurélien Pestel. Hình ảnh của họ về phong cảnh, địa danh, con người, nếp sinh hoạt từ cung đình đến đời thường, nhiều trong số ấy được chuyển tải lên bưu ảnh. Nay trở thành môn sưu tầm bưu ảnh cổ lan rộng. Đông Các Đại học sĩ Vũ Quang Nhạ trong trang phục áo ngũ thân in trên bưu thiếp cổ. BST bưu ảnh xưa được chọn lọc sử dụng trong chuyên trang số này thuộc sưu tập Trương Việt Anh. Cũng là một người có duyên gắn bó với thú sưu tầm cổ phục Việt, chị cho biết: “Cổ phục của các cụ rất độc đáo, nhất là với dòng áo dài ngũ thân. Hiện vật từ hơn trăm năm trước giờ còn lại không nhiều, và qua từng thời kỳ, có nhiều cải biên, thế nên muốn tìm vẻ đẹp gốc của hiện vật, một trong những nguồn tư liệu giá trị để so sánh, đối chiếu chính là bưu ảnh cổ”. Tổng đốc Hà Nội mặc áo ngũ thân đi kiệu võng. “QUẢNG BÁ, PHỤC DỰNG, BẢO TỒN VĂN HOÁ CỔ TRUYỀN, TRONG ĐÓ CÓ TRANG PHỤC DÂN TỘC CẦN NGHIÊM TÚC, KỸ LƯỠNG, KHÔNG TÙY TIỆN BỞI SẼ ẢNH HƯỞNG NGHIỆM TRỌNG ĐẾN HIỂU BIẾT CỦA GIỚI TRẺ SAU NÀY”. – Nhà nghiên cứu Trịnh Bách – Hình ảnh vua Hàm Nghi, bốn vị Thượng thư của vua Khải Định với Đoàn Đình Duyệt (Bộ công), Tôn Thất Hân (Bộ hình), Hồ Đắc Trung (Bộ học), Nguyễn Hữu Bài (Bộ lại), Đông Các Đại học sĩ Vũ Quang Nhạ, Tổng đốc Hà Nội, quan viên và đoàn tùy tùng ở kinh thành Huế, đều biểu đạt rõ rệt sự khác biệt về trang phục, cả thần thái, sự oai vệ, sang quý trong chiếc áo dài năm thân trên các chất vải sa, đoạn, trừu… đậm nét dân tộc. Một bưu ảnh của Pierre Dieulefils với quan viên và tùy tùng bên tường thành Đại Nội, Huế. Thực hiện chuyên đề: Nguyễn Đình Nguồn: elledecoration.vn Nhìn người xưa trong trang phục áo dài năm thân – thuộc loại áo thụ lĩnh (cổ tròn dựng đứng) từ vua, quan, cho đến nam phụ lão ấu thứ dân trông đều thật đẹp, biểu đạt trọn vẹn thần thái và sự trang trọng của chiếc áo dài rất Việt này. Để tìm lại quá khứ vàng son của tà áo năm thân, những bưu ảnh cổ có niên đại cả trăm năm giúp chúng ta ngược thời gian trở về quá vãng. Bưu ảnh, tư liệu về cổ phục, được chụp vào nửa cuối thế kỷ 19, nửa đầu thế kỷ 20 trên đất An Nam xưa chính là một trong những nguồn sử liệu quý giá, chứa đựng nhiều thông tin về chi tiết áo dài, giúp hậu thế có điều kiện so sánh đối chiếu, lấy đó làm căn bản cho việc phục dựng những nét đẹp xưa mà nay phần nào bị biến đổi, bị tác động tiêu cực bởi yếu tố thị trường nhưng được gắn mác “truyền thống”. Vua Khải Định trong trang phục thường ngày, đội khăn xếp, làm việc tại điện Cần Chánh. Các vị quan trong trang phục áo ngũ thân ở Hà Nội. Nhắc đến chiếc áo dài năm thân, nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Bách đưa ra nhiều dẫn chứng và cứ liệu xác định về sự ra đời, trong đó có chi tiết được đề cập cụ thể: “… Tương truyền Đào Duy Từ (1572 – 1634) trong lúc lập kế chống lại họ Trịnh đã khuyên chúa Hy Tông Nguyễn Phúc Nguyên đổi cách ăn mặc của dân xứ Đàng Trong cho khác biệt hẳn với xứ Đàng Ngoài. Như bỏ nón thượng đội nón chóp, bỏ áo tứ thân phơi yếm mà mặc áo năm thân cài khuy, cũng như bỏ váy để mặc quần…”. Chân dung một vị quan ở Lào Cai, đội nón chóp nhọn, mặc áo ngũ thân. Vua Khải Định với Albert Sarraut – Toàn quyền Đông Dương. Quan viên và phu nhân trên bưu ảnh cổ. Nhưng dẫn chứng quan trọng hơn cả đến từ tu sĩ, tác giả Cristoforo Borri, sống ở vùng Thuận Quảng từ năm 1618 đến 1631, thời chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Trong quyển sách Relatione della nuova missione delli P.P. della Compagnia di Gesù al Regno della Cocincina xuất bản năm 1631, linh mục Borri cho biết áo dài màu thâm phổ biến của nam giới và sĩ tử Thuận Quảng đầu thế kỷ 17 tương tự như áo chùng thâm (tonaca) của các giáo sĩ Công giáo, tức là cái áo dài dạng ngũ thân. Ông cũng cho biết rằng đàn ông Nam Hà cũng để tóc dài và quấn khăn như đàn bà. Từ sau đó, chiếc áo dài năm thân dần trở nên quen thuộc, lan tỏa trong đời sống từ cung đình, hoàng tộc, xuống đến thứ quan và bậc quyền quý cho đến thứ dân. Hai trong bốn vị Thượng thư dưới triều vua Khải Định chụp lại từ cuốn “L’Indochine française”, xuất bản 1919 tại Pháp. “CÓ NHIỀU PHONG CÁCH CHƠI BƯU THIẾP KHÁC NHAU, NƯỚC NGOÀI HAY CHỌN MUA PHONG CẢNH, ĐỊA DANH, TÔI LẠI THÍCH CHỌN VỀ NHÂN VẬT, CON NGƯỜI”. – Nhà sưu tập Trương Việt Anh – Hai trong bốn vị Thượng thư dưới triều vua Khải Định chụp lại từ cuốn “L’Indochine française”, xuất bản 1919 tại Pháp.Hình ảnh nguyên bản của cổ phục, trong đó có áo dài năm thân từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 được hôm nay biết đến nhiều qua những tài liệu sách báo và hình ảnh người Pháp thực hiện. Đây chính là những hình ảnh chân thực nhất, phản ánh rõ nét vẻ đẹp một thời của cổ phục Việt. Nguồn tư liệu quý hiếm bằng hình, được nhiều nhân vật tên tuổi người nước ngoài ngày xưa ghi lại, tiêu biểu có các nhiếp ảnh gia như Raphaël Moreau, Pierre Dieulefils, Émile Gsell, Gustave Ernest, Trumelet-Faber, Charles-Édouard Hocquard, Aurélien Pestel. Hình ảnh của họ về phong cảnh, địa danh, con người, nếp sinh hoạt từ cung đình đến đời thường, nhiều trong số ấy được chuyển tải lên bưu ảnh. Nay trở thành môn sưu tầm bưu ảnh cổ lan rộng. Đông Các Đại học sĩ Vũ Quang Nhạ trong trang phục áo ngũ thân in trên bưu thiếp cổ. BST bưu ảnh xưa được chọn lọc sử dụng trong chuyên trang số này thuộc sưu tập Trương Việt Anh. Cũng là một người có duyên gắn bó với thú sưu tầm cổ phục Việt, chị cho biết: “Cổ phục của các cụ rất độc đáo, nhất là với dòng áo dài ngũ thân. Hiện vật từ hơn trăm năm trước giờ còn lại không nhiều, và qua từng thời kỳ, có nhiều cải biên, thế nên muốn tìm vẻ đẹp gốc của hiện vật, một trong những nguồn tư liệu giá trị để so sánh, đối chiếu chính là bưu ảnh cổ”. Tổng đốc Hà Nội mặc áo ngũ thân đi kiệu võng. “QUẢNG BÁ, PHỤC DỰNG, BẢO TỒN VĂN HOÁ CỔ TRUYỀN, TRONG ĐÓ CÓ TRANG PHỤC DÂN TỘC CẦN NGHIÊM TÚC, KỸ LƯỠNG, KHÔNG TÙY TIỆN BỞI SẼ ẢNH HƯỞNG NGHIỆM TRỌNG ĐẾN HIỂU BIẾT CỦA GIỚI TRẺ SAU NÀY”. – Nhà nghiên cứu Trịnh Bách – Hình ảnh vua Hàm Nghi, bốn vị Thượng thư của vua Khải Định với Đoàn Đình Duyệt (Bộ công), Tôn Thất Hân (Bộ hình), Hồ Đắc Trung (Bộ học), Nguyễn Hữu Bài (Bộ lại), Đông Các Đại học sĩ Vũ Quang Nhạ, Tổng đốc Hà Nội, quan viên và đoàn tùy tùng ở kinh thành Huế, đều biểu đạt rõ rệt sự khác biệt về trang phục, cả thần thái, sự oai vệ, sang quý trong chiếc áo dài năm thân trên các chất vải sa, đoạn, trừu… đậm nét dân tộc. Một bưu ảnh của Pierre Dieulefils với quan viên và tùy tùng bên tường thành Đại Nội, Huế.Thực hiện chuyên đề: Nguyễn Đình Nguồn: elledecoration.vn Trở về đầu trang Áo dài ngũ thân triều Nguyễn 2 Tổng số:1 lượt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10