Bảo vật của vua Lý Nam Đế trong đình cổ linh thiêng ở Thái Bình Bảo vật của vua Lý Nam Đế trong đình cổ linh thiêng ở Thái Bình Mũ đồng, long bào, đôi hài là những bảo vật của Vua Lý Nam Đế cùng các sắc phong của các triều đại được cất giữ, thờ phụng tại đình Quốc tế Tử Các ở Thái Bình. Theo VTC News, ông Trần Khánh Toàn – Thành viên Ban bảo vệ di tích, nguyên cán bộ Văn hóa xã Thái Hòa (nay là xã Hòa An, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) cho biết, thôn Tử Các, xã Hòa An, có một di tích gọi là đình Quốc Tế (có nghĩa là nơi thờ cúng của cả nước) được ghi trên xà nóc của đình. Ngôi đình thờ Đức Vua Lý Nam Đế (thế kỷ thứ VI), người có công đánh đuổi giặc Lương, lập nên Nhà nước Vạn Xuân vào năm 544. Từ thế kỷ thứ VI, khu vực này là biển, là nơi đóng quân của thủy binh của nhà Lý, do tướng thủy binh Triệu Quang Phục chỉ huy. Lý Nam Đế về đặt đại bản doanh ở đây và khi đánh thắng giặc Lương lập nên nhà nước Vạn Xuân, Đức Vua ban thưởng lại cho dân làng Tử Các (trước gọi là Tử Đường trang, sau Lý Nam Đế đổi thành Tử Các - nơi lầu son gác tía, như một kinh đô nhỏ. Trước đây, di tích này xây dựng có một khu tiền tế và một khu hậu cung. Đến thời nhà Nguyễn năm 1828, đình được xây dựng như ngày nay gồm 5 cung. Tại phương đình, gồm các bức đại tự, các hình linh vật, họa tiết, hoa văn được điêu khắc tinh xảo, cầu kỳ bởi bàn tay của các nghệ nhân điều khắc thời xưa. Trong 3 gian hậu cung, để đồ thờ của Đức Vua gồm mũ, áo, cân đai và thần tượng của nhà Vua Lý Nam Đế. Hiện nay còn mũ đồng và áo bào. Ông Trần Khánh Toàn - thành viên Ban bảo vệ di tích cho biết, điều đặc biệt, trên khám thờ (bên trong đặt 3 chiếc mũ đồng và long bào, đôi hài của Đức Vua) và nơi thờ các quần thần treo bức đại tự với 3 chữ Thiên Thư Tại (có nghĩa là Sách Trời ở đây). Theo thần phả của đình, đồ thờ của Đức Vua gồm mũ, áo, cân đai và thần tượng của Đức Vua Lý Nam Đế. Hiện nay còn 2 bộ mũ đồng, long bào và đôi hài của Đức Vua. 2 chiếc mũ đồng là của Đức Vua Lý Nam Đế, được bảo quản và lưu giữ cẩn trọng tại đây. Chiếc mũ được các nghệ nhân xưa thiết kế, tạo tác tinh xảo. Long bào và đôi hài cùng 2 chiếc mũ đồng được bảo quản cẩn trọng trong khám thờ. Toà Hậu cung thờ tượng Lý Nam Đế (Hoạ khắc Thời Nguyễn) và thờ 3 bài vị. Thời nhà Nguyễn Đại thần Tôn Thất Thuyết đã về làm chủ tế tại đình, các quan đầu tỉnh, đầu huyện trong vùng Đồng Bằng Sông Hồng được bổ nhiệm, thăng chức đều về bái yết tại đình. Trong cung cấm hiện còn lưu giữ một số bảo vật của Vua. Và mộc bản các sắc phong của các triều đại phong kiến qua các thời kỳ. Chiếc chiêng cổ được lưu giữ cẩn mật trong cung cấm. Căn cứ vào nét kiến trúc và điêu khắc tại đình Tử Các, căn cứ các tư liệu lịch sử còn lưu giữ, ngày 16/12/1993, Bộ trưởng Bộ văn hoá thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) ký Quyết định số 2015 công nhận Đình quốc tế thôn Tử Các, xã Thái Hoà (nay là xã Hòa An) là Di tích lịch sử văn cấp Quốc gia. Đến năm 1920, do ảnh hưởng của cơn bão lớn, ngôi đình bị hư hại nặng, nhân dân trong vùng và các quan lại trong huyện, tỉnh đều công đức, đóng góp tu sửa lại ngôi đình. Mới đây, khi đình có dấu hiệu xuống cấp, Ban quản lý di tích đã vận động nhân dân, các nhà hảo tâm đóng góp được hơn 1 tỷ đồng để trùng tu, tôn tạo. Thông tin với PV VTC News, ông Phạm Văn Tú - Phó Chủ tịch UBND xã Hòa An cho biết, Đình Tử Các là một di tích cấp quốc gia, hàng năm cấp ủy, chính quyền địa phương vẫn chỉ đạo Ban quản lý, Ban khánh tiết duy trì các hoạt động lễ hội, văn hóa tâm linh ở di tích. Mỗi độ xuân về, lễ hội tại đình lại được tổ chức vào 15/2 âm lịch và cuối thu 10/9 âm lịch. Để tưởng nhớ, tri ân công lao đóng góp to lớn của vị vua đầu tiên dựng nên nhà nước Vạn Xuân, hàng năm địa phương vẫn duy trì các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao trong lễ hội như vật đô, kéo co, đánh cờ vẫn được duy trì, nhằm nêu cao tinh thần yêu nước của nhân dân địa phương. Minh Khang Nguồn: VTC News Mũ đồng, long bào, đôi hài là những bảo vật của Vua Lý Nam Đế cùng các sắc phong của các triều đại được cất giữ, thờ phụng tại đình Quốc tế Tử Các ở Thái Bình. Theo VTC News, ông Trần Khánh Toàn – Thành viên Ban bảo vệ di tích, nguyên cán bộ Văn hóa xã Thái Hòa (nay là xã Hòa An, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) cho biết, thôn Tử Các, xã Hòa An, có một di tích gọi là đình Quốc Tế (có nghĩa là nơi thờ cúng của cả nước) được ghi trên xà nóc của đình. Ngôi đình thờ Đức Vua Lý Nam Đế (thế kỷ thứ VI), người có công đánh đuổi giặc Lương, lập nên Nhà nước Vạn Xuân vào năm 544. Từ thế kỷ thứ VI, khu vực này là biển, là nơi đóng quân của thủy binh của nhà Lý, do tướng thủy binh Triệu Quang Phục chỉ huy. Lý Nam Đế về đặt đại bản doanh ở đây và khi đánh thắng giặc Lương lập nên nhà nước Vạn Xuân, Đức Vua ban thưởng lại cho dân làng Tử Các (trước gọi là Tử Đường trang, sau Lý Nam Đế đổi thành Tử Các - nơi lầu son gác tía, như một kinh đô nhỏ. Trước đây, di tích này xây dựng có một khu tiền tế và một khu hậu cung. Đến thời nhà Nguyễn năm 1828, đình được xây dựng như ngày nay gồm 5 cung. Tại phương đình, gồm các bức đại tự, các hình linh vật, họa tiết, hoa văn được điêu khắc tinh xảo, cầu kỳ bởi bàn tay của các nghệ nhân điều khắc thời xưa. Trong 3 gian hậu cung, để đồ thờ của Đức Vua gồm mũ, áo, cân đai và thần tượng của nhà Vua Lý Nam Đế. Hiện nay còn mũ đồng và áo bào. Ông Trần Khánh Toàn - thành viên Ban bảo vệ di tích cho biết, điều đặc biệt, trên khám thờ (bên trong đặt 3 chiếc mũ đồng và long bào, đôi hài của Đức Vua) và nơi thờ các quần thần treo bức đại tự với 3 chữ Thiên Thư Tại (có nghĩa là Sách Trời ở đây). Theo thần phả của đình, đồ thờ của Đức Vua gồm mũ, áo, cân đai và thần tượng của Đức Vua Lý Nam Đế. Hiện nay còn 2 bộ mũ đồng, long bào và đôi hài của Đức Vua. 2 chiếc mũ đồng là của Đức Vua Lý Nam Đế, được bảo quản và lưu giữ cẩn trọng tại đây. Chiếc mũ được các nghệ nhân xưa thiết kế, tạo tác tinh xảo. Long bào và đôi hài cùng 2 chiếc mũ đồng được bảo quản cẩn trọng trong khám thờ. Toà Hậu cung thờ tượng Lý Nam Đế (Hoạ khắc Thời Nguyễn) và thờ 3 bài vị. Thời nhà Nguyễn Đại thần Tôn Thất Thuyết đã về làm chủ tế tại đình, các quan đầu tỉnh, đầu huyện trong vùng Đồng Bằng Sông Hồng được bổ nhiệm, thăng chức đều về bái yết tại đình. Trong cung cấm hiện còn lưu giữ một số bảo vật của Vua. Và mộc bản các sắc phong của các triều đại phong kiến qua các thời kỳ. Chiếc chiêng cổ được lưu giữ cẩn mật trong cung cấm. Căn cứ vào nét kiến trúc và điêu khắc tại đình Tử Các, căn cứ các tư liệu lịch sử còn lưu giữ, ngày 16/12/1993, Bộ trưởng Bộ văn hoá thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) ký Quyết định số 2015 công nhận Đình quốc tế thôn Tử Các, xã Thái Hoà (nay là xã Hòa An) là Di tích lịch sử văn cấp Quốc gia. Đến năm 1920, do ảnh hưởng của cơn bão lớn, ngôi đình bị hư hại nặng, nhân dân trong vùng và các quan lại trong huyện, tỉnh đều công đức, đóng góp tu sửa lại ngôi đình. Mới đây, khi đình có dấu hiệu xuống cấp, Ban quản lý di tích đã vận động nhân dân, các nhà hảo tâm đóng góp được hơn 1 tỷ đồng để trùng tu, tôn tạo. Thông tin với PV VTC News, ông Phạm Văn Tú - Phó Chủ tịch UBND xã Hòa An cho biết, Đình Tử Các là một di tích cấp quốc gia, hàng năm cấp ủy, chính quyền địa phương vẫn chỉ đạo Ban quản lý, Ban khánh tiết duy trì các hoạt động lễ hội, văn hóa tâm linh ở di tích. Mỗi độ xuân về, lễ hội tại đình lại được tổ chức vào 15/2 âm lịch và cuối thu 10/9 âm lịch. Để tưởng nhớ, tri ân công lao đóng góp to lớn của vị vua đầu tiên dựng nên nhà nước Vạn Xuân, hàng năm địa phương vẫn duy trì các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao trong lễ hội như vật đô, kéo co, đánh cờ vẫn được duy trì, nhằm nêu cao tinh thần yêu nước của nhân dân địa phương. Minh KhangNguồn: VTC News Trở về đầu trang Đình Quốc Tế Tử Các vua Lý Nam Đế bảo vật Thái Bình 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10