Cũng như xã hội, văn hóa Đại Việt thời Lý – Trần đã pha trộn và hỗn dung giữa những yếu tố Nam Á và Đông Á trong một vị thế cân bằng văn hóa. Tất cả những điều này được thể hiện khá rõ nét qua những tiêu chuẩn về trang phục trong thời kỳ đó.
Các vương triều Lý, Trần, được coi là giai đoạn phục hưng của
nền văn hóa Việt cổ bản địa (văn minh Văn Lang – Âu Lạc) trên nền tảng khôi phục
độc lập dân tộc và giữ vững chủ quyền quốc gia qua những cuộc kháng chiến của Đại
Việt chống Tống, Nguyên thắng lợi. Vị thế độc lập về chính trị – dẫn đến ý thức
độc lập về văn hóa “Nam Bắc đều chủ nước mình, không phải noi nhau” (lời Trần
Nghệ Tông).
Chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc, ý thức tìm về cội nguồn
đã thấm đậm trong môi trường văn hóa thời Lý -Trần. Cũng như xã hội, văn hóa Đại
Việt thời Lý – Trần đã pha trộn và hỗn
dung giữa những yếu tố Nam Á và Đông Á trong một vị thế cân bằng văn hóa. Tất cả
những điều này được thể hiện khá rõ nét qua những tiêu chuẩn về trang phục
trong thời kỳ đó.
Trang phục Việt thời Lý – tiền đề của “chuẩn mực thời trang
Việt”
Thời Lý có lệnh cấm người dân mặc áo màu vàng (giai đoạn năm
1182), con gái trong dân gian không được bắt chước kiểu búi tóc như cung nhân.
Người Việt thời Lý thường bỏ tóc dài và đội khăn quấn. Người trung niên và có
tuổi búi tóc ở phía sau gọi là búi tóc củ hành, sau đó quấn khăn bao quanh ra
ngoài nhiều vòng.
Đây là hình minh họa của nhóm “Đại Việt Cổ Phong”
Người lao động quấn khăn buộc đầu rìu hoặc buộc lệch ở thái
dương, cắt tóc ngắn, hoặc buông xõa hai vai hoặc quấn vòng quanh cổ. Có nhiều
loại khăn quấn thời đó: Khăn ngắn dài khoảng một thước ta (0,6m), quấn vòng từ
sau gáy choàng qua búi tóc hoặc qua tóc tới trước trán phía trên chân tóc, rồi
buộc thắt nút, để hai đuôi khăn vểnh lên (kiểu quấn khăn đầu rìu); Khăn quấn
dài là lối quấn khăn truyền thống của người Việt khi làm việc gì trang trọng.
Phân biệt tầng lớp xã hội bằng… chất liệu
Trang phục phụ nữ người Việt cổ bao gồm khăn đội đầu (khăn
vuông), khăn vấn tóc, yếm, thắt lưng, áo cánh, váy, áo tứ thân, áo năm thân.
Chiếc yếm của phụ nữ là một miếng vải hình vuông khoét một góc tạo thành cổ, phần
vải còn lại tạo thành chiếc yếm ở trước ngực làm đồ lót mặc sát người của phụ nữ
Việt Nam.
Hình minh họa trang phục phụ nữ Việt Nam thời Lý được lấy từ
Đại Việt Cổ Phong
Yếm thường được may bằng lụa hoặc vải nõn sợi nhỏ hoặc vải
quyến đủ các màu sắc trừ màu đen. Thắt lưng trong trang phục phụ nữ thời Lý thường
được dệt bằng lụa sồi có độ dài thắt quanh người hai vòng, mà vẫn còn dài để có
thể thắt nút giọt lệ, buông rủ dải thắt lưng xuống phía trước.
Độ dài thắt lưng khoảng 1,5-2m, rộng chừng 15-20cm. Hai đầu
thắt lưng người ta chừa khoảng sợi dọc (còn gọi là sợi canh) không dệt, để tết
tua cho đẹp. Thắt lưng được nhuộm theo màu cầu vồng năm sắc sặc sỡ. Phụ nữ thường
thắt hai thắt lưng, làm lộ ra nhiều màu sắc đẹp thêm cho trang phục.
Một phác thảo phục trang Việt thời Lý
Váy phụ nữ Việt thời đó gồm ba phần: cạp váy, gấu váy (còn gọi
là lai váy) và thân váy. Loại váy dài thường dùng trong lễ phục thì buông trùng
tới mu bàn chân. Người giàu mặc váy bằng lụa, lĩnh, hoặc loại lụa dệt dày láng
bóng.
Trang phục thường dân thời Lý
Áo dài nam giới ngày ấy có loại áo dài năm thân mang kiểu
cách tương tự như của áo dài nữ giới nhưng khác là phần cổ dựng cao thành gấp
đôi cổ áo nữ và không hở cổ, áo này có phủ lá sen lớn lót phía sau vòng ra phía
trước, tay áo nam giới rộng hơn.
Tầng lớp quý tộc mặc áo dài năm thân bằng chất liệu cao cấp
như: gấm, vóc, đoạn sa, thường mặc kép với một áo lót bằng lụa màu mỏng. Cũng
có một số áo năm thân dùng trong giới quý tộc làm bằng các loại vóc, the, các sợi
dệt trên vải dày hơn để khi mặc áo kép càng lộ rõ hoa văn của áo phía trong tạo
sự duyên ẩn, không phô trương.
Minh họa trang phục của nam giới thời Lý cùng dép da trong
sách “Ngàn Năm áo mũ”
Áo năm thân của tầng lớp bình dân thường là áo the đen mặc
kép với áo vải quyến màu trắng (áo lương). Áo tràng vạt dành cho nam giới vừa
dài vừa rộng nên còn được gọi là áo thụng, đây là áo phổ biến triều Lý dùng cho
các tăng nhân Phật giáo. Đặc điểm là tay áo dài quá cả bàn tay, độ thụng lớn tới
hàng thước ta. Áo này được dùng trong các nghi lễ tế thần ở đình chùa, lễ hội;
áo thường màu nâu, đen, xanh chàm.
Cùng với những hoa văn, họa tiết trang trí trên trang phục,
những hoa văn, họa tiết thời Lý ở các hiện vật khác không chỉ là yếu tố trang
trí nghệ thuật mà còn có nhiều ý nghĩa tượng trưng. Qua đó ta thấy, từ xa xưa,
người Việt đã có những chuẩn mực thời trang mang bản sắc rất riêng, có ảnh hưởng
sâu sắc đến tư duy phục trang của cả một dân tộc cho đến ngày nay.
Trang phục dân gian thời Trần
Tới thời Trần trang phục dân gian của nước ta vẫn tiếp nối
các loại trang phục dân gian của thời Lý và còn phát triển hơn nữa
Trong “An Nam chí lược”
Lê Tắc viết: ” Vương hầu và thứ dân thường mặc áo cổ tròm, thường bằng màu đen
huyền, quần bằng là trắng, hài chuộng loại bằng da” Sứ thần nhà Nguyên Trần Cương Trung trong Sứ
Giao thi tập miêu tả:” Người trong nước đều mặc màu đen, áo đen có bốn vạt, cổ
tròn bằng là.
Phụ nữ cũng mặc áo đen, song áo trắng bên trong lộ rõ ra
ngoài, ôm lấy cổ, rộng bốn tấc là khác biệt. Các màu xanh, đỏ, vàng, tía tuyệt
nhiên không có” hoặc “Dân đều đi chân đất (…) da chân họ rất dày, leo núi như
bay, gai góc cũng không sợ” Uông Đại Uyên người Nguyên trong Đảo di chí lược
miêu tả người Việt hạng giàu có khá giả :” Mặt trắng răng đen, thắt đai, đội
mũ, mặc áo Đường, có áo trùm bên ngoài màu đen, tất tơ giày vuông (…) khi ở nhà
họ để đầu trần, thấy khách thì đội mũ, đi đâu xa thì một người bưng mũ mang
theo (…) thứ dân ngày thường ở nhà không đội mũ”
Về chất liệu may trang phục trong “An Nam chí nguyên”, tác
giả Trung Quốc Cao Trùng Hưng thời Minh có đưa ra ghi nhận:” Vải vóc nước ấy
(Nước ta thời cuối Trần – đầu hồ Hồ) thì có các loại the Cát Liễu, the hoa tim
táo sợi thẳng, the hợp, lụa bóng bông, ỷ (Loại the lụa có hoa bóng chằng chịt,
không dùng sợi thẳng), lĩnh, là, hài tơ khá lạ mà tốt. Hai thứ gai, tơ chuối
thì được chắp lại làm vải, mịn như lụa nõn, rất hợp mặc vào mùa hè” Có thấy rõ
tục đi chân đất, nhuộm răng đen của người nước ta vẫn tiếp tục tồn tại Trang phục nam Có thể thấy kiểu áo cổ tròn 4 vạt thời Lý tới
thời Trần vẫn được sử dụng, và kiểu áo này thậm chí còn được dùng tới tận thời
Lê – Trịnh.
Tranh vẽ áo vạt dài cổ tròn Trần ( Cả thời Lý ) Nguồn từ “Đại
Việt Cổ Phong” vẽ bởi Lục Bình
Trong bức “Trúc lâm đại sĩ xuất sơn đồ” áo giao lĩnh vẫn xuất
hiện
Như vậy thời Trần người Việt cũng có tục vấn khăn tuy nhiên
không phải kiểu vấn khăn xếp giống thời nhà Nguyễn vì kiểu vấn khăn đó chỉ xuất
hiện quãng cuối thế kỷ 17.
Búi tóc chuy kế (Búi tó, búi củ hành…)
Tranh trong “Tam tài đồ hội”(Thế kỷ 15) miêu tả người nước
ta, có thể dễ dàng nhận thấy kiểu ăn mặc đóng khố mặc áo dài vẫn được duy trì
Về trang phục nữ
Thông qua các miêu tả có thể thấy trang phục nữ thời Trần vẫn
là dạng áo cổ tròn 4 vạt đi với thường và váy hoặc áo giao lĩnh vạt chéo đi với
thường và váy.
Phụ nữ Việt thời Lê Trung Hưng trong tranh “Văn quan vinh
quy đồ” mọi người có thể thấy rõ kiểu dáng trang phục áo cổ tròn 4 vạt đi với
thường + váy từ thời Trần vẫn còn tới thời này.
Trang phục áo cổ tròn 4 vạt quây thường lấy sắc đen làm
chính của phụ nữ thời Trần
Trong “Minh thực lục”
có ghi chép lời của Giao Chỉ Bố chính ty Lư Văn Chính tâu lên năm 1419: ” Người
Giao chỉ khi cha mẹ mất chỉ mặc áo đen. Xin đem tang lễ do quốc triều đặt định ban
bố cho khắp dân gian, để họ biết”. Nước ta thời Lý – Trần trang phục lúc để
tang chủ yếu là màu đen, ít dùng màu trắng và không coi đó là điểm gở.
Các cung nữ thời Tống trong Đảo luyện đồ của Hoàng đế Tống
Huy Tông Cách phục trang này ảnh hưởng tới
phụ nữ quý tộc thời Lý – Trần.
Bản vẽ của lilsuika, đã vẽ khá chuẩn trang phục thời Trần với
áo 4 vạt kết hợp với thường tuy nhiên nét vẽ cổ áo mặc ngoài chưa rõ ràng không
đủ để phân biệt là giao lĩnh vạt chéo
Cũng là tranh vẽ của lilsuika, bức tranh trên được chú thích
là tranh vẽ từ tượng bà chúa Mạc tức là thế kỷ 15 – 16
Nhìn nhận chung, trang phục thời Lý -Trần có những sắc thái
đặc biệt, nó không tách rời ảnh hưởng của một nguyên lý thẩm mỹ xuất phát từ
tinh thần thượng võ Đông A, bắt nguồn từ truyền thống dựng nước, giữ nước oanh
liệt của dân tộc. Với lòng yêu nước nồng nàn, với sức mạnh đoàn kết chặt chẽ, với
trí thông minh sáng tạo, đã phải thường xuyên cảnh giác, thường xuyên rèn luyện,
liên tục chiến đấu ngoan cường và đã giành được thắng lợi huy hoàng.
Thực tế khách quan ấy không cho phép một sự cầu kỳ, phức tạp,
tản mạn… trên mọi hình thái đời sống xã hội thời ấy, trong đó có phần trang phục.
Hoàng Phương
Nguồn: Y hồn sắc Việt