Ấm áp Tết cổ truyền của Kiều bào Hải Phòng tại các nước Ấm áp Tết cổ truyền của Kiều bào Hải Phòng tại các nước Ngày Tết quê hương vẫn còn vương vấn trong những ngày đầu xuân, những câu chuyện đầu năm thật ấm áp tình người và lưu giữ nét cổ truyền của Văn hóa Tết Việt của những người con Hải Phòng, là những Kiều bào hiện đang sống, làm việc và học tập tại các nước khi không có cơ hội để về nhà đón Tết. <span style="color:black; mso-themecolor:text1">Đối với người Việt, Tết được coi là ngày lễ lớn nhất trong năm để được quây quần, đoàn tụ cùng gia đình và những người thân sau những ngày làm việc vất vả. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển và hội nhập, Tết hiện nay đã có nhiều đổi thay nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc. Không chỉ tại Việt Nam nói chung, Tp Hải Phòng nói riêng, Tết cổ truyền được lưu giữ như một món quà tinh thần ấm áp, yêu thương của những người con xa quê tại các nước. Và chính những người con ấy cũng không hề làm mất đi bản sắc Tết Việt. Những nét đẹp văn hóa truyền thống mà những người Hải Phòng tại các nước không quên gìn giữ; những người bạn quốc tế cũng vui mừng tham gia cùng họ. Hành động đó không chỉ thể hiện tình yêu quê hương mà còn gắn kết tình đoàn kết hữu nghị giữa các nước. Anh Stephen Messey trong những khoảnh khắc vui vẻ, ngộ nghĩnh khi đón Tết cổ truyền tại Hải Phòng, Việt Nam và tại New York, Mỹ cùng vợ Đến với nước Nga xinh đẹp, người Hải Phòng sinh sống tập trung khá đông tại Tp Moscow. Họ sống cùng với người Nga tại các chung cư gồm 3 đến 4 hộ, được gọi là các Đôm. Hầu hết những người Hải Phòng tại đây đều giữ gìn và duy trì những nét văn hóa cổ truyền như ở Việt Nam. Họ duy trì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, mỗi hộ đều có ban thờ gia tiên, có hương nhang và tất cả những ngày lễ Tết cổ truyền của dân tộc đều được những người Hải Phòng đang sống và làm việc tại đây lưu giữ. Tối 13/1, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc đã tổ chức Tết cộng đồng Xuân Kỷ Hợi 2019 cho bà con người Việt, là dịp để những người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Xứ sở Kim chi gặp mặt, chúc nhau một năm mới an khang và thịnh vượng. Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Hàn Quốc trao quà tặng cho Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc. Ảnh: Hữu Tuyên/Vietnam+ Phát biểu khai mạc buổi lễ, Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc Nguyễn Vũ Tú cho biết năm 2018 là năm kinh tế Việt Nam tiếp tục có bước phát triển tốt đẹp, vượt qua nhiều khó khăn để lập những kỷ lục mới và đóng góp vào thành tựu nổi bật này có phần không nhỏ của các doanh nghiệp Hàn Quốc, trong đó Samsung Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu trên 60 tỷ USD. Đại sứ Nguyễn Vũ Tú cho rằng năm 2018 là một năm đặc biệt của mối duyên Việt-Hàn, của mối duyên giữa huấn luyện viên Park Hang Seo với bóng đá Việt Nam. Con tim người hâm mộ đã chung nhịp đập với hành trình đầy tự hào của đội tuyển bóng đá Olympic Việt Nam tại ASIAD 2018 và thăng hoa cùng đội tuyển Việt Nam trên đỉnh AFF Cup 2018. Mối duyên giữa thầy Park với bóng đá Việt Nam đã góp phần giúp quan hệ Việt-Hàn vốn tốt đẹp lại càng thêm gắn bó. Theo Đại sứ Nguyễn Vũ Tú, những thành tựu trong quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc sau 26 năm phát triển quan hệ là vô cùng to lớn. Hàn Quốc vẫn giữ vững ngôi đầu về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam, là nhà cung cấp ODA và đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam. Hợp tác trên mọi lĩnh vực đều tốt đẹp. Cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc đang không ngừng lớn mạnh, phát triển vững chắc và trở thành một trong những cộng đồng người Việt tiêu biểu, có nhiều thành tích đóng góp cho quê hương đất nước. Hình ảnh ấm cúng ngày Tết cổ truyền tại Moscow, Liên Bang Nga của người Hải Phòng do chị Đồng Thị Dung chia sẻ Tín ngưỡng văn hóa không chỉ được người Hải Phòng lưu giữ ở nước Nga xinh đẹp, mà tại Australia, cư dân Hải Phòng nói riêng và người Việt Nam nói chung hiện đang sống khá đông đúc, phần đều lớn theo đạo Phật. Tết cổ truyền, họ tập trung đón Tết tại một ngôi chùa lớn nhất tại Melbourne được viết bằng tiếng Việt với tên Chùa Quang Minh. Chùa được bắn pháo hoa vào lúc giao thừa, chủ yếu tập trung Người Việt tại Bang Victoria đến vui chơi và đón Tết. Người Hải Phòng tại đây cũng tham gia tại khu chợ Tết dành cho người Việt hàng năm với những khu trưng bày thân quen gợi nhớ về quê hương như “Xuân Cố đô”, các lễ hội truyền thống với múa rồng, lân và những hình ảnh tượng trưng trong dân gian Việt Nam được tổ chức chia thành 4 ngày tổ chức theo 4 khu Người Việt ở (ngày 06/01 tại St Albans, ngày 13/01 Footscray, ngày 20/01 North Richmond và đúng giao thừa ngày 02/02 tại Springvale). Họ giữ gìn những nét văn hóa cổ truyền trong những ngày lễ Tết chu đáo. Có thể nói, Tết được lưu giữ bởi những người con xa quê, nhưng tại đất nước này, giờ làm và giờ học rất nghiêm ngặt, chuẩn chỉ. Có những người con xa quê vì nhớ nhà nhớ quê hương, muốn về nước ăn Tết nhưng cuộc sống và học tập của họ không được nghỉ phép như tại Việt Nam. Cũng chính vì áp lực thời gian đó, họ lại trân quý và yêu thương, giúp đỡ nhau nhiều hơn. Người Hải Phòng tại các quốc gia khác như Thụy Điển, Đài Loan, Myanmar..., Tết cũng không thể nào quên với họ, có thể họ không được nghỉ Tết hoặc không được chuẩn bị đón Tết như Việt Nam, vẫn phải lao động và học tập nhưng với họ cũng không bao giờ bỏ qua những lời chúc tốt đẹp về với người thân trong những ngày Tết cổ truyền./. Biên tập, tổng hợp : Nguyễn Thy Nga Ngày Tết quê hương vẫn còn vương vấn trong những ngày đầu xuân, những câu chuyện đầu năm thật ấm áp tình người và lưu giữ nét cổ truyền của Văn hóa Tết Việt của những người con Hải Phòng, là những Kiều bào hiện đang sống, làm việc và học tập tại các nước khi không có cơ hội để về nhà đón Tết. Đối với người Việt, Tết được coi là ngày lễ lớn nhất trong năm để được quây quần, đoàn tụ cùng gia đình và những người thân sau những ngày làm việc vất vả. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển và hội nhập, Tết hiện nay đã có nhiều đổi thay nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc. Không chỉ tại Việt Nam nói chung, Tp Hải Phòng nói riêng, Tết cổ truyền được lưu giữ như một món quà tinh thần ấm áp, yêu thương của những người con xa quê tại các nước. Và chính những người con ấy cũng không hề làm mất đi bản sắc Tết Việt. Những nét đẹp văn hóa truyền thống mà những người Hải Phòng tại các nước không quên gìn giữ; những người bạn quốc tế cũng vui mừng tham gia cùng họ. Hành động đó không chỉ thể hiện tình yêu quê hương mà còn gắn kết tình đoàn kết hữu nghị giữa các nước. Anh Stephen Messey trong những khoảnh khắc vui vẻ, ngộ nghĩnh khi đón Tết cổ truyền tại Hải Phòng, Việt Nam và tại New York, Mỹ cùng vợĐến với nước Nga xinh đẹp, người Hải Phòng sinh sống tập trung khá đông tại Tp Moscow. Họ sống cùng với người Nga tại các chung cư gồm 3 đến 4 hộ, được gọi là các Đôm. Hầu hết những người Hải Phòng tại đây đều giữ gìn và duy trì những nét văn hóa cổ truyền như ở Việt Nam. Họ duy trì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, mỗi hộ đều có ban thờ gia tiên, có hương nhang và tất cả những ngày lễ Tết cổ truyền của dân tộc đều được những người Hải Phòng đang sống và làm việc tại đây lưu giữ. Tối 13/1, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc đã tổ chức Tết cộng đồng Xuân Kỷ Hợi 2019 cho bà con người Việt, là dịp để những người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Xứ sở Kim chi gặp mặt, chúc nhau một năm mới an khang và thịnh vượng. Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Hàn Quốc trao quà tặng cho Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc. Ảnh: Hữu Tuyên/Vietnam+ Phát biểu khai mạc buổi lễ, Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc Nguyễn Vũ Tú cho biết năm 2018 là năm kinh tế Việt Nam tiếp tục có bước phát triển tốt đẹp, vượt qua nhiều khó khăn để lập những kỷ lục mới và đóng góp vào thành tựu nổi bật này có phần không nhỏ của các doanh nghiệp Hàn Quốc, trong đó Samsung Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu trên 60 tỷ USD. Đại sứ Nguyễn Vũ Tú cho rằng năm 2018 là một năm đặc biệt của mối duyên Việt-Hàn, của mối duyên giữa huấn luyện viên Park Hang Seo với bóng đá Việt Nam. Con tim người hâm mộ đã chung nhịp đập với hành trình đầy tự hào của đội tuyển bóng đá Olympic Việt Nam tại ASIAD 2018 và thăng hoa cùng đội tuyển Việt Nam trên đỉnh AFF Cup 2018. Mối duyên giữa thầy Park với bóng đá Việt Nam đã góp phần giúp quan hệ Việt-Hàn vốn tốt đẹp lại càng thêm gắn bó. Theo Đại sứ Nguyễn Vũ Tú, những thành tựu trong quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc sau 26 năm phát triển quan hệ là vô cùng to lớn. Hàn Quốc vẫn giữ vững ngôi đầu về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam, là nhà cung cấp ODA và đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam. Hợp tác trên mọi lĩnh vực đều tốt đẹp. Cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc đang không ngừng lớn mạnh, phát triển vững chắc và trở thành một trong những cộng đồng người Việt tiêu biểu, có nhiều thành tích đóng góp cho quê hương đất nước. Hình ảnh ấm cúng ngày Tết cổ truyền tại Moscow, Liên Bang Nga của người Hải Phòng do chị Đồng Thị Dung chia sẻTín ngưỡng văn hóa không chỉ được người Hải Phòng lưu giữ ở nước Nga xinh đẹp, mà tại Australia, cư dân Hải Phòng nói riêng và người Việt Nam nói chung hiện đang sống khá đông đúc, phần đều lớn theo đạo Phật. Tết cổ truyền, họ tập trung đón Tết tại một ngôi chùa lớn nhất tại Melbourne được viết bằng tiếng Việt với tên Chùa Quang Minh. Chùa được bắn pháo hoa vào lúc giao thừa, chủ yếu tập trung Người Việt tại Bang Victoria đến vui chơi và đón Tết. Người Hải Phòng tại đây cũng tham gia tại khu chợ Tết dành cho người Việt hàng năm với những khu trưng bày thân quen gợi nhớ về quê hương như “Xuân Cố đô”, các lễ hội truyền thống với múa rồng, lân và những hình ảnh tượng trưng trong dân gian Việt Nam được tổ chức chia thành 4 ngày tổ chức theo 4 khu Người Việt ở (ngày 06/01 tại St Albans, ngày 13/01 Footscray, ngày 20/01 North Richmond và đúng giao thừa ngày 02/02 tại Springvale). Họ giữ gìn những nét văn hóa cổ truyền trong những ngày lễ Tết chu đáo. Có thể nói, Tết được lưu giữ bởi những người con xa quê, nhưng tại đất nước này, giờ làm và giờ học rất nghiêm ngặt, chuẩn chỉ. Có những người con xa quê vì nhớ nhà nhớ quê hương, muốn về nước ăn Tết nhưng cuộc sống và học tập của họ không được nghỉ phép như tại Việt Nam. Cũng chính vì áp lực thời gian đó, họ lại trân quý và yêu thương, giúp đỡ nhau nhiều hơn. Người Hải Phòng tại các quốc gia khác như Thụy Điển, Đài Loan, Myanmar..., Tết cũng không thể nào quên với họ, có thể họ không được nghỉ Tết hoặc không được chuẩn bị đón Tết như Việt Nam, vẫn phải lao động và học tập nhưng với họ cũng không bao giờ bỏ qua những lời chúc tốt đẹp về với người thân trong những ngày Tết cổ truyền./. Biên tập, tổng hợp : Nguyễn Thy Nga Trở về đầu trang Tết nước ngoài người xa xứ bánh chưng giò chả nem 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10