• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Giá trị lịch sử

Bảo tàng với hàng nghìn hiện vật y học cổ truyền

BÌNH DƯƠNGBảo tàng Dược cổ truyền Việt Nam có kiến trúc giống tòa nhà cổ, trưng bày khoảng 3.000 hiện vật về y học cổ truyền.
 Bảo tàng nằm ở mặt tiền quốc lộ 13, đoạn qua thị xã Thuận An (Bình Dương), cách trung tâm TP HCM khoảng 15 km. Công trình có diện tích hơn 2.000 m2, xây dựng giống như một khu nhà cổ truyền thống Việt Nam.
Đây là bảo tàng tư nhân, hoạt động từ năm 2016, đang lưu giữ khoảng 3.000 cổ vật, bài thuốc, tranh ảnh, sách vở... về y học phương Đông.
 Một căn phòng phục dựng lại mô hình của nhà thuốc Đông y vào khoảng thế kỷ 19. Nhà thuốc với đầy đủ bảng hiệu, nơi bốc thuốc, bàn bắt mạch, tủ ngăn kéo, các dụng cụ bào chế...
 Bảo tàng gồm 14 phòng, hầu hết đều xây theo lối kiến trúc nhà cổ truyền thống với mái ngói, cột gỗ, nền lát gạch nung... Mỗi phòng trưng bày một loại hình riêng về y học phương Đông.
Ở lối vào là phòng giới thiệu về lịch sử Dược cổ truyền Việt Nam. Nơi đây trưng bày các cổ vật, sách vở, tranh... liên quan đến nghề thuốc cổ truyền qua các triều đại phong kiến.
 Nhiều ấm, nồi, bình... bằng kim loại để pha chế thuốc có niên đại hàng trăm năm được bảo quản trong tủ kính.
 Chiếc chày và cối đá dùng để làm thuốc có niên đại khoảng 3.000 năm, là một trong những cổ vật xưa nhất trong bảo tàng.
 Chiếc thuyền tán hình rồng được dùng để bào chế thuốc Đông y có từ khoảng thế kỷ 18 - 19. Ngoài ra còn có nhiều thuyền tán với đủ loại hình thù làm bằng gỗ, đá, kim loại...
 Chiếc nồi sao thuốc bằng đồng loại lớn có hoa văn tinh xảo được đúc khoảng thế kỷ 19. Cạnh đó là nhiều dụng cụ bào chế thuốc truyền thống như nồi, ấm sắc, dao cầu, thuyền tán, bàn nghiền, chày cối đá...
 Các loại sách về Đông dược bằng nhiều ngôn ngữ, viết trong thế kỷ 20, được chủ nhân bảo tàng sưu tầm.
 Một phòng khác trong bảo tàng giới thiệu về những cây thuốc của Việt Nam. Nơi đây có hàng trăm tranh ảnh với bài viết giới thiệu chi tiết về động vật, khoáng vật dùng làm thuốc.
 600 bức tranh vẽ tay về các cây thuốc của Việt Nam được treo trên tường.
 Cạnh đó là phòng trưng bày mô hình nhà thuốc Nam với phong cách nhà tranh mái lá đơn sơ thường thấy ở thôn quê. Nhiều loại thuốc Nam khá phổ biến như đinh lăng, hà thủ ô, trà xanh, đậu đen, tía tô... được sao khô và trưng bày trong những chiếc giỏ đan bằng tre.
 Không gian bảo tàng hoài cổ với những căn nhà dựng bằng gỗ, lợp mái ngói, xung quanh là hồ nước, vườn cây... Nơi đây còn bán các loại trà thảo dược, rượu bổ, thuốc đông y.
Bảo tàng mở cửa các ngày trong tuần trừ chủ nhật, từ 8h30 đến 17h với giá vé 120.000 đồng cho người lớn và 60.000 đồng cho trẻ em cao dưới 1m2.
Quỳnh Trần
Trở về đầu trang
   bảo tàng Bảo tàng Dược cổ truyền Việt Nam Bình Dương
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Giá trị tín ngưỡng thờ thần Tây Thiên
  • Quảng Nam: Sáng tạo của Hội An với nghệ thuật bài chòi
  • Di tích lịch sử - nghệ thuật Đình Lạc Trung
  • Đình Lạc Viên thờ phụng vua Ngô Quyền và 5 vị thành hoàng
  • Đình Kiều Sơn, Hải An, thờ phụng vua Ngô Quyền
  • Đình Gia Viên, “Thọ Xương Đình” thờ phụng vua Ngô Quyền, Đông Hải Đại vương, Nam Hải Đại vương, Quyển Hoa Công chúa
  • Gốm Bắc Ninh "du lịch" Nhật Bản
  • Phát huy tiềm năng du lịch sinh thái làng nghề Bát Tràng
  • Đồng Nai: Trao quyết định công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ giỗ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh
  • Hội Lim (Bắc Ninh) là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Long An phát triển du lịch qua di tích lịch sử -...

    Hiện toàn tỉnh Long An có 127 di tích lịch sử - văn hóa (DTLSVH), trong đó, 22 DTLSVH cấp...

    205
  • Hội Lim (Bắc Ninh) là di sản văn hóa phi vật thể...

    Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng ký Quyết định số 1744 ngày 10/6/2025 về việc công bố...

    134
  • Những điều thú vị của du lịch Đà Lạt (Lâm Đồng)...

    Đà Lạt (Lâm Đồng) được biết đến như một thành phố ngàn hoa, thành phố ba thiên đường. Đà...

    130
  • Quảng Ninh: Hạ Long quan tâm tôn tạo các di tích...

    Nhằm phát huy giá trị các di tích, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương, thời...

    107
  • Đưa du lịch Ninh Thuận trở thành ngành kinh tế...

    Với mục tiêu đón 3,6 triệu lượt khách và doanh thu 4.500 tỷ đồng, Ninh Thuận đang tập...

    101

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch