• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Giá trị lịch sử

Đình làng Đồng Kỵ, nơi thờ phụng Lôi Đức Thánh Thiên Cương Đế, danh tướng của Thánh Gióng

Đình làng Đồng Kỵ được xây dựng vào thời Hậu Lê, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 6 (1745). Đình làng thờ vị Thần Thành Hoàng là Lôi Đức Thánh Thiên Cương Đế, người có công dẹp giặc Xích Quỷ và cùng với Đức Thánh Phù Đổng Thiên Vương trừ giặc Ân.

Nói đến thị xã Từ Sơn - Bắc Ninh, người ta sẽ nhắc tới Đền Đô và Đình làng Đình Bảng đầu tiên, đây là hai di tích lịch sử cấp Quốc gia nổi tiếng cả nước. Nhưng ít ai hay, ở Từ Sơn còn có Đình làng Đồng Kỵ cũng nổi tiếng không kém với lễ hội rước pháo từ xa xưa và được công nhận là di tích lịch sử Quốc gia năm 1990.

 Đình làng Đồng Kỵ. Ảnh internet

Đình làng Đồng Kỵ được xây dựng vào thời Hậu Lê, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 6 (1745). Đình làng thờ vị Thần Thành Hoàng là Lôi Đức Thánh Thiên Cương Đế, người có công dẹp giặc Xích Quỷ và cùng với Đức Thánh Phù Đổng Thiên Vương trừ giặc Ân.

Kiến trúc đình làng được xây dựng theo kiểu chữ công, gồm: tòa Đại bái, Thiêu hương và Hậu cung với tám góc đao cong vút. Các cấu kiện gỗ như đầu dư, con trồng, cốn, kẻ bẩy... được trạm trổ hoa văn rồng phượng rất tinh tế và có tính nghệ thuật cao, đặc biệt trên nóc Đình còn được đắp nổi hình Tưởng Long trầu nguyệt.

Với không gian kiến trúc rộng, khuôn viên đình với những cây đa, cây đề hàng trăm năm tuổi cùng những chiếc cầu đá bắc ngang qua hồ nước tạo nên một vẻ đẹp đặc trưng, bình yên và cổ kính. Mái đình lợp ngói mũi hài, bốn góc có 4 đầu đao cong. Bên trong đình, các cột, mái làm bằng gỗ lim, được trạm trổ tinh vi và có sự tương ứng với nhau một cách hợp lý. Nền đình làm bằng sàn gỗ, cao hơn 1m so với sân đình để tránh úng ngập vào mùa mưa bão. Phía nền gỗ gần sát bên ngoài cửa cao hơn phía trong khoảng 8-10cm để làm chỗ ngồi cho các cụ thượng thọ mỗi khi có việc làng.

Cũng như bao ngôi đình khác, đình làng Đồng Kỵ là ngôi nhà chung để người dân hội họp, sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng và tế lễ thờ cúng các vị thần đã có công giúp nước hộ dân. Hội làng diễn ra từ ngày mùng 4 đến mùng 6 tháng Giêng. Trong những ngày này, ngày mùng 4 được coi là ngày quan trọng và náo nhiệt nhất, vì nó diễn ra lễ hội rước pháo để tưởng niệm công trạng của vị Thành Hoàng làng khi xưa.

Chùm ảnh Đình Đồng Kỵ 

 Dình Đồng Kỵ sau khi tu sửa

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 Những phù điêu chạm khắc trước khi tu sửa Đình Đồng Kỵ

 

Phần chạm khắc mới sau khi tu bổ

 
 
 

 Nơi thờ tự của Đình Đồng Kỵ

Ngoài những ngày hội, một năm cửa đình chỉ mở thêm 2 lần vào các ngày 12-11 (âm lịch) để các bô lão trong làng tổng kết những việc đã làm được trong năm và ngày 10-1 (âm lịch) để bàn bạc những việc cần làm sắp tới, hoặc sửa sang hương ước.

Các cụ khi ra đình phải ngồi theo thứ tự “chiếu trên, chiếu dưới” rõ ràng, người tuổi trên thì ngồi chiếu trên, tuổi dưới thì ngồi chiếu dưới. Cụ 100 tuổi thì ngồi với các cụ 100 tuổi, nếu chỉ có duy nhất một cụ 100 tuổi thì một mình cụ sẽ ngồi chiếu trên... Từ những năm 90 của thế kỷ trước, người dân Đồng Kỵ đã thành lập Ban quản lý di tích và Ban khánh tiết chuyên lo việc tế lễ, chăm sóc, tu bổ di tích với nguồn kinh phí phần lớn do người làng công đức.

Ông Vũ Đức Chính – Thư ký dân làng Đồng Kỵ, cho biết: “Lễ hội Đồng Kỵ được diễn ra từ ngày mồng 3 đến mồng 6 tháng giêng hàng năm. Chương trình lễ hội được chuẩn bị từ trung tuần tháng chạp do UBND phường phối hợp với Ban quản lý di tích, Hội người cao tuổi chịu trách nhiệm về phần Hội, còn Ban khánh tiết chịu trách nhiệm về phần Lễ.

Về phần Hội, sẽ mời tất cả các phường, hội, câu lạc bộ như bóng chuyền, cầu lông, võ vật, cờ tướng... Ban tổ chức lễ hội chi kinh phí và sắp xếp vị trí diễn ra các trò chơi.

 

 Lễ rước pháo làng Đồng Kỵ. Ảnh internet

Về phần Lễ, từ ngày 20 tháng chạp Ban khánh tiết (gồm các ông đám, bà đám tuổi 51) tổ chức họp toàn dân vào ngày 21 để bàn và lấy ý kiến của các cụ cao niên về phần tổ chức lễ. Tiếp đó, từ ngày 22,

Ban khánh tiết tiến hành tổng vệ sinh dọn dẹp toàn bộ khu vực đình chùa, bao sái đồ thờ tượng phật, bầu ra các tiểu ban để chịu trách nhiệm các phần việc như trang trí không gian lễ hội (Băng rôn, khẩu hiệu, treo cờ, đèn lồng...) cũng như việc mua sắm. Thứ nữa là bầu ra 12 ông quan đám nội (với điều kiện là không chịu tang ma, không khuyết tật) chuyên trách phần tế lễ cho dân.

Ban khánh tiết tổng hợp lấy danh sách phù giá rước Thánh và rước pháo gồm các trai đinh hàng giáp tuổi từ 36 đến 50, phân công sắp xếp từng vị trí trong đội hình rước Thánh ngày mồng 3 và rước pháo ngày mồng 4 tháng giêng. Đồng thời cũng mời các ban như: Ban dẫn tế, Ban đại nhạc, Ban tiểu nhạc, Ban dâng hương để phục vụ phần lễ tế để thêm long trọng và đúng nghi thức”.

Trước kia, lễ rước pháo ở làng Đồng Kỵ là rước pháo thật nhưng sau khi chấp hành chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về cấm đốt pháo nổ do những thiệt hại mà nó gây ra nên đã dừng việc rước pháo thật lại. 

Tuy nhiên, dân làng không muốn để mất đi một phần lễ hội quan trọng, và cũng muốn cho các thế hệ sau ghi nhớ truyền thống ông cha, nên đã tiến hành làm 2 quả và 2 tràng pháo bằng gỗ sơn son thiếp vàng phỏng theo đúng như pháo giấy ngày xưa để duy trì lễ hội pháo vào ngày mồng 4 tháng giêng hàng năm.

Ông Chính chia sẻ thêm: “Đình làng là một tài sản lớn của toàn dân, là tài sản quý do cha ông xưa để lại. Nó không những có giá trị về mặt vật chất, giá trị nghệ thuật, mà còn có giá trị lớn về mặt tâm linh, đồng thời lại là nơi thờ cúng Thành Hoàng làng và là nơi hội họp của toàn dân làng khi làng có việc. Vậy nên, thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước đều có ý thức bảo vệ và rất tự hào về ngôi đình làng”.

  Nguồn: Văn hiến Việt Nam

Ths Nguyễn Thy Ngà đăng

Trở về đầu trang
   Đình Đồng Kỵ danh tướng Hùng Vương Thánh Gióng Lễ rước pháo
10   Tổng số:1 lượt

Các tin khác

  • Danh thắng Yên Tử- Vĩnh Nghiêm- Côn Sơn- Kiếp Bạc được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa thế giới
  • Đình Phúc Lộc thờ phụng Đông Hải Đại Vương tôn thần, Tích Lịch tôn thần, Linh Ứng tôn thần
  • Đình Thụy Lôi, thở phụng tứ vị thần chủ của đền Sái và đền Thượng
  • Đình Thụy Hà, Đông Anh thờ phụng Cao Sơn Đại vương
  • Đình Hương Câu, thờ phụng Đương Giang Hiển Thánh Đại Vương và Tam vị Thiên thần
  • Đình Khúc Trì, Kiến An thờ phụng Cao Sơn Đại vương, Quý Minh Đại vương
  • Đình Trình Khúc, Cẩm Khê thờ phụng Cao Sơn Đại vương
  • Đình Triều Khúc, thờ phụng Bố Cái Đại vương Phùng Hưng
  • Đình Cổ Chế, viên ngọc của nghệ thuật kiến trúc đình làng Bắc Bộ
  • Nghê - Sấu, linh vật Việt trong dòng chảy thời gian
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Kể chuyện du lịch Lâm Đồng qua những khung hình

    Để kể câu chuyện về một Lâm Đồng trọn vẹn và đa diện hơn với công chúng qua những khoảnh...

    150
  • Gốm Bắc Ninh "du lịch" Nhật Bản

    Giữa dòng chảy hiện đại, làng gốm Phù Lãng (Bắc Ninh) vẫn âm thầm giữ lửa gần 700 năm....

    147
  • Phát huy tiềm năng du lịch sinh thái làng nghề...

    Những năm gần đây, làng nghề Bát Tràng (Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội) đang nỗ lực kiến tạo...

    139
  • Lần đầu tiên du thuyền 5 sao khởi hành từ Việt...

    Bằng việc khởi hành du thuyền quốc tế cao cấp từ cảng nội địa, Việt Nam không chỉ khai...

    130
  • Tận dụng tiềm năng, thế mạnh để phát triển du...

    Nắm giữ nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du...

    114

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch