• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Giá trị lịch sử

Đình Tử Các, Thái Bình, nơi thờ phụng đức vua Lý Nam Đế

Hàng năm, vào ngày 10 tháng 2 âm lịch, người dân thập phương tề tựu tại đình Tử Các xã Thái Hòa huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình dự lễ hội làng để tỏ lòng biết ơn, tôn kính nhà vua Lý Nam Đế- người khai sinh ra nhà nước Vạn Xuân.

 

Đình thờ đức vua Lý Nam Đế (Ảnh: Nguyễn Hồng Tân)

Làng Tử Đường xưa là một vùng đất rộng lớn, theo Việt sử thông giám cương mục “ Tử Đường thuộc Tổng Bích Du, huyện Thụy Anh, nay là thôn Tử Các, xã Thái Hòa. Theo truyền ngôn: Trang Tử Đường xưa là hành dinh và đồn lũy của Vua Lý Nam Đế và Triệu Quang Phục.

Tương truyền, sau khi vua Triều Lý mất khu hành điện của Vua trở thành nơi thờ Lý Nam Đế, trải qua các Triều lý, Trần, Lê đều coi là “ Quốc Miếu”. Đến đầu triều Nguyễn, dân làng một lần đại tu Miếu chuyển thành ngôi Đình.

Đình Quốc tế tại đền thôn Tử Các xã Thái Hòa huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình là một kiến trúc độc đáo gồm 5 cung: Hậu cung, Đại bái, Phương đình, Tả phu và Hữu phu và được đặt là Quốc miếu (Lý Nam Đế miếu), nơi thờ cúng của cả nước.

Đến năm Thành Thái thứ 3 ( 1891) Đình được tôn tạo và mở rộng như ngày nay. Trước cửa Đình xây tường hoa trụ biểu, cuốn thư. Chính điện xây tòa các lâu cao 6m, nóc đắp đầu soi, đại bờ soi chỉ mở, đặt bảng văn đề 3 chữ lớn “ Quốc Tế Miếu”.

 
 
 
 

Qua 2 sân nhỏ bên tả bên hữu xây 3 gian giải vũ. Qua hàng hiên là Tòa Đệ Nhị xây kiểu hồi văn cánh bảng, gồm 5 gian, dài 19m, rộng 8m, khung kiến trúc gỗ làm kiểu quang đèn, đấu chạm hoa sen, đầu dư chạm rồng, rường chạm hoa lá....Trên sà treo một cuốn thư, hai bức Đại Tự sơn son thiếp vàng với những mỹ tự, “ Nam Quốc Sơn Hà”, “ Thái Bình Thiên Tử” “ Tối Linh Từ”;

Qua một vườn nhãn chính về phía tây là Đền Thánh Mẫu xây theo kiểu chữ Đinh 2 tòa 4 gian đặt ban thờ Triều Lý Nam Đế, Lý Hoàng Hậu, Đỗ Thị Khương.
Sách Việt sử thông giám cương mục và Đại Nam nhất thống trí đều chép; Đình Tử Đường thờ Triều Lý Nam Đế.

Ngọc phả của Đình ghi chép khá tường tận về cuộc đời sự nghiệp và nghĩa cả, ân sâu công đức của Vua với dân làng. Vua họ Lý, tên húy là Bí, niên hiệu là Lý Nam Đế, vốn dòng dõi danh giá của đại thần Lý Thuần, cha là Lý Căng, mẹ là Lương Thị Hằng quê phủ Long Hưng- Thái Bình, nổi tiếng thần đồng, 5 tuổi đã biết làm thơ phú, 16 tuổi đã am tường: trên biết sự trời, dưới thông địa lý, thông lầu “ tứ thư”, “ ngũ kinh”.

Bị nhà Lương bức ra làm quan, giám quân ở Châu Đức. Căm giận Thứ sứ Tiêu tư tham tàn, ông treo ấn từ quan về Long Hưng- Thái Bình, dựng cờ đại nghĩa, hiệu triệu cả nước đánh đuổi quân xâm lược.

Trên đường đánh đuổi giặc qua vùng biên phía Nam sông Diêm Hộ (Thái Thụy, Thái Bình ngày nay) có vùng đất cao ráo, thế phong thủy (tiền tứ linh, hậu thất tinh), ngư dân ở đây khỏe mạnh, có tinh thần yêu nước nên ông đã hạ trại, đóng quân, dùng nơi này làm bàn đạp đánh giặc, hội tướng hai ban văn võ bàn bạc việc quân cơ. Từ đó, vùng đất này nhộn nhịp dập dìu như kinh đô nhỏ.

Để chiêu mộ hiền tài, đức ngài Lý Bí (Lý Bôn) cho mở trường thi chọn các tướng giỏi ở làng Đông Hồ (xã Thụy Thanh, Thái Thụy, Thái Bình ngày nay). Tướng Phạm Tu và Lý Bảo Quốc  đạt giải vào trường thi nên có tên biệt danh là Đô Hồ Phạm Tu và Đô Hồ Lý Bảo Quốc.

Các nho sĩ, tướng lĩnh và những người dân yêu nước đều được trọng dụng, phát huy mọi tài năng. Để tướng sĩ lo việc quân cơ, đức ngài Lý Bí (Lý Bôn) cho dựng trại ở Thùy Dương (Thái Hòa, Thái Thụy, Thái Bình ngày nay) để gia nhân và vợ con họ cư trú. Bộ lễ triều đình được thiết lập để lo việc tế lễ, đối nội, đối ngoại. Bộ lễ nhạc lo việc ca hát động viên tướng sĩ...

Cả vùng ven biển hồi đó vô cùng sôi động. Ở đâu cũng có đồn trú của nghĩa quân, nhân dân trong vùng hăng hái lao động, chăn nuôi và sản xuất lương thực. Trai tráng tòng quân, nghĩa quân ngày càng lớn mạnh.

Các địa danh cổ xưa lưu giữ một thời oanh liệt của một vị vua xưng đế đầu tiên của dân tộc ta còn lưu truyền mãi tới ngày nay. Năm 544, sau trận chiến cuối cùng thủy quân ta đánh giặc Lương tan tác ở hòn Độc thuộc vùng biển Đồ Sơn. 

Đức ngài Lý Bí (Lý Bôn) hội kiến tướng sĩ ở cửa biển Vạn Xuân (nay thuộc Thụy Xuân, Thái Thụy, Thái Bình). Ngày 10 tháng 2 âm lịch năm 544 làm lễ ăn mừng chiến thắng. Ngày 12 tháng 2, Lý Bí (Lý Bôn) làm lễ xưng vương Lý Nam Đế là vua nước Nam ngang tầm với Bắc Đế. Đặt tên nước là Vạn Xuân, hiệu Thiên Đạo.

Nhà vua ban thưởng cho các tướng sĩ, bãi miễn tô dụng, tạp dịch cho nhân dân có công phò vua, giúp nước. Đất nước thái bình được 3 năm.

Đầu năm 548 Lý Nam Đế mắc bệnh, người thấy sức khỏe giảm sút nên đã trao quyền chỉ huy cho các tướng giỏi là Phạm Tu và Triệu Quang Phục.

Ngày Tân Hợi tháng 8 năm 549. Vua Lý Nam Đế băng hà tại động Khuất Lào (Tam Nông Phú Thọ). Được tin sét đánh, nhân dân Tử Đường vô cùng đau đớn cùng nhau tạc bài vị, lập ban thờ vua Triều Lý ngay trong nhà “ Tử Đường” - đồn sở cũ của nhà vua, để truyền đời con cháu nối đời thờ phụng, ngàn năm hương khói không bao giờ dứt, không bao giờ quên về một người anh hùng dân tộc đầu tiên xưng Đế (Lý Nam Đế – Vua nước Nam), phất cao cờ đại nghĩa đòi chủ quyền đôc lập dân tộc vào thế kỷ VI ( thời kỳ Bắc thuộc đô hộ ).

Thần tích tại đình Tử Các nay còn ghi:
                         Khuất Lưu băng tích
                         Hà Nội cố cơ
                         Vạn Xuân xã tắc
                         Thiên thu tử đường.
          Dịch là:
                         Tử đường hương khói ngàn năm
                         Vạn Xuân xã tắc bây giờ là đây
                         Hà thành nghiệp lớn dựng xây
                         Khuất Lưu dấu ngọc đất này còn ghi.

Các đời sau ghi nhớ công đức người anh hùng dân tộc, người đứng lên khởi nghĩa đánh tan giặc Lương, lập nên nhà nước Vạn Xuân, lập miếu để thờ ông. Toàn quốc có trên 200 di tích thờ Lý Nam Đế, các nghi lễ thờ cúng  do Bộ lễ của triều đình đảm nhiệm. Triều nguyên đại thần Tôn Thất Thuyết đã về làm chủ lễ tại đây.

Qua bao thăng trầm của lịch sử, sự phong hóa của thiên nhiên, sự nghiệt ngã của thời gian, đền Quốc tế vẫn còn đó uy linh, mãi mãi là một minh chứng một thời hào hùng của quê hương, của dân tộc, của đất nước. Trong đó có công lao của Đảng bộ và bà con Thái Hòa, Thái Thụy, Thái Bình và đặc biệt là của cán bộ và nhân dân Tử Các giữ gìn và tôn tạo.

Ngày nay, hàng năm vào ngày 10 tháng 2 âm lịch, bà con thập phương tề tựu về đình Tử Các xã Thái Hòa huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình dự lễ hội làng để tỏ lòng biết ơn, tôn kính nhà vua Lý Nam Đế- người khai sinh ra nhà nước Vạn Xuân.

Đình Tử Các “Đình Quốc tế” thờ Lý Nam Đế đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia ngày 16/ 12/ 1993.

Hội đình Tử Các xưa là hội văn hóa lịch sử lớn kéo dài trong vùng, kéo dài ngày, hội tụ khá phong phú các loại hình văn hóa thể thao truyền thống. Hội tháng giêng có vật độ, vật cầu, đấu roi, đấu gậy. Hội tháng 7 có rước nước, tháng 9 có đua thuyền. Trong ba kỳ hội hàng năm thì hội tháng giêng của đình Tử Các được coi là chính hội, cư dân nhiều vùng về tế lễ và tham gia các trò chơi dân gian.

Nguyễn Hồng Tân

Nguồn: Báo Văn Hiến VN

Ths Nguyễn Thy Ngà

Trở về đầu trang
   Vua Lý Nam Đế Đình Quốc Tế Thái Bình
1.714286   Tổng số:7 lượt

Các tin khác

  • Lý Sơn (Quảng Ngãi): Hai bộ xương cá Ông xác lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam
  • Giá trị tín ngưỡng thờ thần Tây Thiên
  • Quảng Nam: Sáng tạo của Hội An với nghệ thuật bài chòi
  • Di tích lịch sử - nghệ thuật Đình Lạc Trung
  • Đình Lạc Viên thờ phụng vua Ngô Quyền và 5 vị thành hoàng
  • Đình Kiều Sơn, Hải An, thờ phụng vua Ngô Quyền
  • Đình Gia Viên, “Thọ Xương Đình” thờ phụng vua Ngô Quyền, Đông Hải Đại vương, Nam Hải Đại vương, Quyển Hoa Công chúa
  • Gốm Bắc Ninh "du lịch" Nhật Bản
  • Phát huy tiềm năng du lịch sinh thái làng nghề Bát Tràng
  • Đồng Nai: Trao quyết định công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ giỗ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Hội Lim (Bắc Ninh) là di sản văn hóa phi vật thể...

    Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng ký Quyết định số 1744 ngày 10/6/2025 về việc công bố...

    148
  • Những điều thú vị của du lịch Đà Lạt (Lâm Đồng)...

    Đà Lạt (Lâm Đồng) được biết đến như một thành phố ngàn hoa, thành phố ba thiên đường. Đà...

    145
  • Rực rỡ mùa vàng vùng cao

    Tháng 6, những ngày đầu hạ, vùng cao Tuyên Quang đã bước vào mùa lúa chín. Vùng đất quanh...

    126
  • Kể chuyện du lịch Lâm Đồng qua những khung hình

    Để kể câu chuyện về một Lâm Đồng trọn vẹn và đa diện hơn với công chúng qua những khoảnh...

    113
  • Lần đầu tiên du thuyền 5 sao khởi hành từ Việt...

    Bằng việc khởi hành du thuyền quốc tế cao cấp từ cảng nội địa, Việt Nam không chỉ khai...

    108

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch