• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Giá trị lịch sử

Chùa Ngọa Cương – Di tích lịch sử cách mạng tiêu biểu của Quảng Bình

Chùa Ngọa Cương tọa lạc trên một ngọn đồi khá cao phía Tây của xã Cảnh Hóa (Quảng Trạch), cách đường Quốc lộ 12A chỉ khoảng vài trăm mét. Từ ngoài đường 12A nhìn vào, lối lên chùa nổi bật với hai bên là hai con rồng lớn được xây bằng xi măng phủ sơn vàng. Các bậc tam cấp dẫn lên chùa được lát gạch vừa đẹp, vừa dễ đi. Hai bên cổng chùa cũng được trồng nhiều loại cây như sứ, bồ quân…

Chùa Ngọa Cương

Chùa Ngọa Cương còn được gọi là Ngọa Linh tự. Được xây dựng vào khoảng thế kỷ 16, lúc đầu chỉ bằng tranh tre nứa lá đơn sơ. Đến năm 1860, chùa được nhân dân trong vùng góp công, góp của xây lại bằng gạch chắc chắn, vững chãi. Chùa là nơi để người dân trong vùng gửi gắm tâm linh, khát vọng về một cuộc sống no ấm, bình yên, tươi đẹp.

 

 Cổng vào chùa cổ kính

So với các ngôi chùa khác trong vùng thì chùa Ngọa Cương tuy không lớn nhưng kiên cố với những bức tường được ghép rất dày, có chỗ hơn 1m. Mái chùa hình vòm, bên trong được khắc vẽ nhiều họa tiết độc đáo. Cổng chùa có 2 phần: cổng và lầu. Mái cổng uốn cong, xung quanh cổng và lầu được đắp nổi hình rồng, phụng vờn mây…

 Chùa Ngọa Cương còn được gọi là Ngọa Linh tự

Không chỉ ấn tượng với kiến trúc đẹp, chùa Ngọa Cương còn là di tích gắn với những thăng trầm của lịch sử dân tộc. Chùa là nơi ghi dấu sự ra đời chi bộ Đảng đầu tiên của xã Cảnh Hóa. Đây là địa điểm liên lạc khi các chiến sĩ cộng sản về gây dựng cơ sở Đảng. Năm 1942 Chi bộ ghép Ngoạ Cương – Thanh Thuỷ được thành lập, đồng chí Cả Huệ (phủ uỷ viên Quảng Trạch) đề xuất với đồng chí Lê An, Cao Văn Toàn, Trần Diên (trong Chi bộ ghép Ngoạ Cương- Thanh Thuỷ), lấy địa điểm ngôi chùa làm nơi sinh hoạt của Chi bộ và các Hội quần chúng của Đảng.

 Chùa còn là di tích gắn với những thăng trầm của lịch sử dân tộc

Từ đây các sách báo của Đảng, Nghị quyết của Trung ương được tuyên truyền đến tận quần chúng nhân dân. Hoạt động của Chi bộ Ngoạ Cương – Thanh Thuỷ trong kỳ này cũng đã phát huy ảnh hưởng và mở rộng hoạt động ra các vùng lân cận như Châu Hoá, Mai Hoá… Chi bộ đã tập hợp được lực lượng, kịp thời phát động quần chúng đấu tranh giành chính quyền tháng 8-1945 thắng lợi và đặt nền móng vững chắc làm cơ sở tốt cho giai đoạn phát triển sau này.

 Chùa Ngọa Cương nay đã trở thành điểm hành hương ý nghĩa

Với những sự kiện lịch sử tiêu biểu trên, năm 2003, chùa Ngọa Cương đã được xếp hạng di tích cấp tỉnh. Từ đó đến nay, chính quyền địa phương cũng đã tuyên truyền để nhân dân hiểu thêm về di tích đồng thời kêu gọi mọi người cùng nhau bảo vệ vốn di sản quý báu của quê hương. Chùa Ngọa Cương nay đã trở thành điểm hành hương ý nghĩa mỗi khi du lịch Quảng Bình cho nhiều du khách đến tham quan và chiêm bái.

Trở về đầu trang
   Chùa Ngọa Cương Chùa Ngọa Cương Quảng Bình Điểm du lịch tâm linh Quảng Bình
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Quảng Nam: Sáng tạo của Hội An với nghệ thuật bài chòi
  • Di tích lịch sử - nghệ thuật Đình Lạc Trung
  • Đình Lạc Viên thờ phụng vua Ngô Quyền và 5 vị thành hoàng
  • Đình Kiều Sơn, Hải An, thờ phụng vua Ngô Quyền
  • Đình Gia Viên, “Thọ Xương Đình” thờ phụng vua Ngô Quyền, Đông Hải Đại vương, Nam Hải Đại vương, Quyển Hoa Công chúa
  • Gốm Bắc Ninh "du lịch" Nhật Bản
  • Phát huy tiềm năng du lịch sinh thái làng nghề Bát Tràng
  • Đồng Nai: Trao quyết định công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ giỗ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh
  • Hội Lim (Bắc Ninh) là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
  • Đình Thanh Sơn, thờ phụng Thánh Tam Giang Trương Hống, Trương Hát và Châu Lan Đại vương
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Long An phát triển du lịch qua di tích lịch sử -...

    Hiện toàn tỉnh Long An có 127 di tích lịch sử - văn hóa (DTLSVH), trong đó, 22 DTLSVH cấp...

    201
  • Hội Lim (Bắc Ninh) là di sản văn hóa phi vật thể...

    Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng ký Quyết định số 1744 ngày 10/6/2025 về việc công bố...

    134
  • Những điều thú vị của du lịch Đà Lạt (Lâm Đồng)...

    Đà Lạt (Lâm Đồng) được biết đến như một thành phố ngàn hoa, thành phố ba thiên đường. Đà...

    127
  • Quảng Ninh: Hạ Long quan tâm tôn tạo các di tích...

    Nhằm phát huy giá trị các di tích, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương, thời...

    105
  • Đưa du lịch Ninh Thuận trở thành ngành kinh tế...

    Với mục tiêu đón 3,6 triệu lượt khách và doanh thu 4.500 tỷ đồng, Ninh Thuận đang tập...

    98

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch