• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Tết Việt Nam
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ
    • Phong tục tập quán
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
Văn hóaGiá trị lịch sử
  • UKEnglish

Giá trị lịch sử

Đình Quỳnh Cư, nơi thờ phụng nhị tướng nhị vua Hai Bà Trưng và thân mẫu

Đình Quỳnh Cư Phường Hùng Vương, quận Hồng Bàng, Hải Phòng là nơi thờ phụng hai anh em Bá Công và Trọng Công, đêu là tướng của nhị vua Hai Bà Trưng và Mẫu Thanh Hoa, đấng sinh thành của hai tướng.

Đình Quỳnh Cư là công trình văn hoá, tín ngưỡng của địa phương, xây dựng từ thời Lê - Mạc cuối thế kỷ 16. Trước đây Đình Quỳnh Cư được kiến trúc theo thức chéo đao tàu góc nền nhà có ván sàn.

Khuôn viên Đình rộng rãi, có nhiều cây đại thụ to lớn. Trong kháng chiến chống Pháp, nhiều cây lớn đã bị giặc Pháp chặt để dễ tầm kiểm soát. Thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ (1966 1975), Đình được làm kho chứa hàng của công ty Tàu cuốc Hải Phòng.

Hiện nay Đình Quỳnh Cư là công trình kết cấu theo kiểu chữ nhị: nhà bái đường gồm 3 gian nhà chính, 2 gian nhà phụ, nhà hậu cung có 3 gian tiền đường và 2 gian hậu cung.

 

 Đình Quỳnh Cư trong thời gian tu sửa, cải tạo

Qua những biến thiên của lịch sử và tác động của thời tiết, hiện tại Đình Quỳnh Cư còn lưu giữ, bảo tồn được khá nhiều các đồ thờ tự, các di vật cổ quý giá, có giá trị về niên đại, mỹ thuật.

Bộ kiệu bát cống bằng gỗ sơn son, thiếp vàng, 2 mũ thờ dát đồng tạo tác từ thế kỷ 19. Bức đại tự đặt tại gian trung tâm nhà bái đường. 3 bia đá màu xanh, 1 bia được tạo dựng thời Lê Trung Hưng thế kỷ 17, 1 bia được tạo dựng thế kỷ 18, 1 bia được tạo dựng thế kỷ 20.

2 pho tượng Thành Hoàng ngồi trên ngai, mặt vuông chữ điền, tai to và dày, mắt hơi nhìn xuống, hai tay đặt lên 2 gối, chân đia hia. Trên phẩm phục của 2 vị thần được tạo nổi các hình rồng.

Tương truyền tôn thờ 2 vị Thành Hoàng là Bá Công và Trọng Công, theo thần tích ghi lại, 2 anh em thường gọi là Lệnh Bá và Chính Trọng con bà Ả Nương. Lên 3 tuổi học hành thông thái, 13 tuổi biết võ nghệ, theo Hai Bà Trưng chiếm được thành Lĩnh Nam được phong ấp đến làng Quỳnh Bảo.

Về sau 2 vị qua đời cùng ngày 1/12 được dân làng lập nơi thờ tự (còn tập thần phả ghi bằng chữ Hán). Đình Quỳnh Cư còn phối thờ bà Ả Nương được nhân dân tôn gọi là Mẫu Quỳnh Hoa, người có công sinh thành 2 vị Thành Hoàng.

 
 
 

 Và ban thờ cụ Nguyễn Văn Cống, người có công cứu dân làng khỏi bộ luật khắt khe của triều đình nhà Nguyễn, trừng phạt vì có một thành viên trong làng vi phạm làm cả làng liên luỵ. Từ đó được cả làng tri ân phụng thờ.

Lễ hội truyền thống: Cũng giống như bao miền quê Việt Nam, Đình Quỳnh Cư còn lưu giữ được không gian lễ hội linh thiêng. Ngày 12/2 âm lịch là ngày lễ hội làng mừng lễ thắng trận của 2 vị Thành Hoàng. Phần lễ có dâng lễ, tế lễ. Phần hội có các trò vui chơi dân gian như: đánh đu, đánh vật, cờ người, chọi gà, v.v ngày nay từng bước được khôi phục.

Với việc bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc, ngày 16/7/2002, Uỷ ban nhân dân thành phố có Quyết định số 91 về việc đăng ký di tích Đình Quỳnh Cư là Di tích lịch sử văn hoá cấp thành phố.

Hiện nay Đình đang xuống cấp nghiêm trọng, rất cần sự quan tâm giúp đỡ của các cấp chính quyền và thành phố để Đình Quỳnh Cư sớm được trùng tu, tôn tạo.
Thật vinh dự tự hào, khi nơi tôi sinh ra và lớn lên có di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố
Sưu tầm: Vũ Văn Mạnh

Nguồn: Sandinh.com

Ths Nguyễn Thy Ngà

Trở về đầu trang
   Đình Quỳnh Cư Hồng Bàng Hải Phòng danh tướng nhị vua Hai Bà Trưng
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Đền Chính Đa Hòa, thờ phụng Thánh Chử Đồng Tử và nhị vị Thánh Nương
  • Đình Trà Cổ- Di tích Lịch sử kiến trúc nghệ thuật nơi địa đầu Tổ Quốc
  • Đền Thiên Hậu Thánh Mẫu Trà Cổ, ngôi đền linh thiêng cho người đi biển
  • Chùa cổ Bối Khê, nơi lưu giữ huyền thoại đánh giặc giữ nước và dấu tích tôn giáo Việt Nam
  • Đình Trới – Hoành Bồ, nơi thờ phụng Cao Sơn Đại Vương, Quý Minh Đại Vương và Cao Thái tổ Hoàng đế Lê Lợi
  • Đình Vạn Yên – Hạ Long, điểm thờ phụng Cao Sơn Đại Vương và Khổng Lộ Tôn thần
  • Đình làng Lộ Phong - điểm thờ phụng và nền văn hoá đặc trưng của người Sán Dìu ở Hạ Long
  • Chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc – chốn linh tự thiêng liêng nơi núi rừng biên cương Tổ quốc
  • Nguy cơ sách cổ của người Dao ở Nguyên Bình bị mai một
  • những ngôi chùa ở Bắc Giang đẹp nhất
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Cẩm nang và kinh nghiệm du lịch Hà Giang giữa mùa hoa

    432
  • Du lịch tâm linh tại Việt Nam: những vấn đề lý luận và thực tiễn

    432
  • Le Champ Tú Lệ Resort Hot Spring & Spa – nét diễm lệ của rừng núi Tây Bắc

    412
  • Pho tượng Phật bí ẩn trong hốc cây hơn 1000 năm tuổi: Xuất hiện từ 1 vết nứt?

    407
  • Nhu cầu du lịch Văn hóa Tâm linh của du khách đến Thừa Thiên Huế

    332

- Trang thông tin du lịch
- Email: contact@didulich.net
 

© 2021 Trang thông tin du lịch