Bên cạnh những thảo nguyên xanh mênh mông và cuộc sống du mục thú vị. Mông Cổ còn được biết đến với nền văn hóa độc đáo, đa dạng phong tục tập quán ấn tượng. Trong số đó, cùng tìm hiểu những lễ cưới Mông Cổ đặc sắc, có một không hai trên thế giới.
Một lễ cưới ở Mông Cổ là thời điểm trai gái trong làng hòa mình vào không khí tươi vui, mặc dù vậy những nghi thức ở đây vẫn mang nặng hình ảnh của bộ lạc. Thông thường, lễ cưới ở Mông Cổ thường trải qua bốn giai đoạn gồm nghi lễ Quà đính ước, Thách thức sức mạnh chàng rể, Chạy đua đến đám cưới và cưới chính thức.
Trước lễ cưới Mông Cổ
Một chàng trai Mông Cổ khi cảm mến và muốn cưới một cô gái về làm vợ, anh ta phải nhờ bà mai mang những lễ vật tượng trưng cho sự hài hòa, ngọt ngào, thịnh vượng tới nhà gái hỏi thăm. Các lễ vật thường bao gồm đường trắng, lá chè, keo dán…được bọc trong chiếc khăn tay trắng. Nhà gái nhận đồ lễ là mỗi hôn sự xem như được tán thành.
Lễ vật được nhà trai mang sang nhà gái
Sau đó, chàng trai và cha mẹ phải mang theo Hada (dải lụa, khăn quàng cổ truyền thống của người Mông Cổ) cùng sữa bò và đường khối qua nhà gái để cầu hôn. Thủ tục này sẽ được diễn ra nhiều lần cho đến khi nhà gái nhận lễ vật đính hôn, lúc này cặp đôi mới chính thức đính ước.
Sau lễ đính ước, nhà trai tiếp tục mời nhà gái 3 lần rượu. Khi nhà gái nhận hết 3 lần rượu, hôn nhân sẽ được quyết định. Tuy nhiên, sính lễ cuối sẽ được chú rể mang đến nhà cô dâu khi ngày cưới cận kề, sinh lễ gồm một con cừu đã được nấu chín, rượu, lá trà và hada. Lần này, nhà gái đón tiếp bằng cách mua vui cho chàng trai, hai bên sưởi ấm cho nhau, và cùng hát đối để ăn mừng lễ cưới sắp được tổ chức.
Nghi thức thách thức sức mạnh chàng rể sẽ được diễn ra sau khi lễ cưới đã được định ngày. Khi đến nhà gái để chuẩn bị hộ tống cô dâu, chú rể và gia đình sẽ được đối đãi như những vị khách quý. Lúc này nhà gái bắt đầu ăn uống linh đình, nhảy múa và ca hát. Trong bữa tiệc, nhà gái sẽ nhờ một người chuyển lời để đưa chú rể bí mật rời bữa tiệc, đến phòng cô dâu.
Tại đây, chú rể phải thực hiện thách thức bẻ chiếc đầu cừu đã nấu chín, được xiên ở giữa bằng gỗ liễu hoặc sắt bằng tay không. Nếu may mắn phát hiện ra trò đùa này, chàng trai có thể dễ dàng đáp ứng và vượt qua thách thức bằng cách lấy thanh gỗ ở giữa ra. Còn nếu không may mắn, chảng rể có thể trở thành trò đùa của các phù dâu.
Ngày trọng đại
Vào ngày cưới, nhà trai và nhà gái sẽ cùng tham gia cuộc đua sôi động để đến nhà chú rể – nơi diễn ra lễ cưới, đây là Nghi thức Chạy đua đến lễ cưới của người Mông Cổ. Ai đến nơi tổ chức đám cưới trước là người dành được chiến thắng. Để trì hoãn đường đua của nhà trai, nhà gái sẽ quất vào mông ngựa của chú rể để nó chạy mất, anh ta sẽ phải mất một thời gian đi kiếm nó.
Cô dâu và chú rể trong ngày trong đại
Chàng rể lường trước sự việc sẽ chuẩn bị một biện pháp đối phó. Chú rể sẽ một bữa yến tiệc gần nhà để khoản đãi những người đưa dâu. Trước sự nhiệt tình của nhà trai, nhà gái khó lòng từ chối buộc phải dừng lại và tham gia, đây cũng là thời gian để chú rể kịp chạy về nhà.
Nghi thức cưới chính thức được diễn ra khi cô dâu đến nhà chú rể. Vào ngày cưới, cô dâu, chú rể cùng nhau giết một con gà, bởi theo người Mông Cổ, những dấu hiệu may mắn có thể được tìm thấy trong gan của gà. Đây còn được người Mông Cổ gọi là mổ gà xem bói.
Nếu trong gan gà xuất hiện sự không may, tân lang, tân nương sẽ cùng nhau giết thêm một con gà nữa, đến khi nào thấy gan gà có đường tốt lành mới thôi.
Trang phục rực rỡ của các cô gái Mông Cổ ngày cưới
Một buổi lễ được tổ chức sau khi cặp đôi thực hiện mổ gà, trước mặt cô dâu, chú rể có đặt 2 bát rượu được bôi váng sữa quanh miệng. Cô dâu, chú rể tự uống một ít rượu trong bát của mình và mời rượu cho nhau.
Sau đó, cô dâu, chú rể cùng nhau giới thiệu và mời rượu các vị khách tham gia đám cưới. Khi các thủ tục kết thúc, mọi người sẽ được thỏa sức uống rượu, nhảy múa suốt 2-3 ngày.
Wanderlust Tips
Sưu tầm: Ngô Diệp