Nghệ thuật chiêng ba của người H’re Nghệ thuật chiêng ba của người H’re Cồng chiêng là bản sắc đặc trưng riêng có của đồng bào các dân tộc thiểu số. Mỗi dân tộc đều có cách sử dụng riêng biệt, tạo nên những nhịp điệu hay và độc đáo. Những nhịp điệu ấy góp phần tạo nên sắc thái văn hóa riêng biệt. Chiêng ba của người H’re cũng như vậy. Người H’re tập trung chủ yếu ở vùng miền Tây Quảng Ngãi, ở các huyện Sơn Hà, Ba Tơ, Minh Long. Một bộ phận sống ở huyện An Lão tỉnh Bình Định và một số ít sống ở huyện Kon Plông tỉnh Kon Tum. Thiết chế xã hội truyền thống của người H’rê vận hành dựa theo luật tục với các thiết chế phi quan phương, gắn với vai trò của già làng (cà rá) hay gốc làng (Kan plây). Người H’rê có nhiều nghi lễ, lễ hội trong cuộc sống như nghi lễ nương rẫy, nghi lễ liên quan đến chu kỳ nông nghiệp lúa nước, nghi lễ thờ cúng tổ tiên (vaha), hội mùa, hội đầu năm (htend), lễ hội đâm trâu và các nghi lễ liên quan đến vòng đời người. Trong các nghi lễ, sẽ không thiếu việc sử dụng các nhạc cụ truyền thống. Chiêng ba chủ yếu chơi ở sàn chính nhà dài. Ảnh TITC Nhạc cụ thường truyền thống nổi bật của người H’rê là bộ chiêng ba chiếc (chiêng ba); nghệ thuật trình diễn chiêng ba của người H’re rất độc đáo, đã được Bộ VHTTDL công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2021. Trên thực tế, nhạc cụ thường dùng của người H’rê không chỉ có bộ chiêng ba mà còn có bộ cồng ba chiếc, trống, các loại đàn ống tre hoặc có vỏ bầu làm hợp âm, sáo, nhị, đàn môi, nữ giới thì chơi bộ ống vỗ hai chiếc. Nói về bộ chiêng 3 của đồng bào H’re, 3 chiếc chiêng có kích thước lớn nhỏ khác nhau. Chiếc lớn nhất tên là Tum (còn gọi là chiêng cha), chiếc ở giữa tên là Vuông (chiêng mẹ) và nhỏ nhất là Túc (chiêng con). Mỗi chiếc chiêng đảm nhận một vai trò khác nhau trong khi trình diễn. Chiêng Tum (cha) âm vực thấp, trầm, ấm, vững chãi, tiếng phát ra chắc nịch, cung cấp cơ sở âm điệu và giữ nhịp cho nhóm như người cha bảo vệ gia đình. Chiêng Vuông (mẹ) có tiếng vang, âm vực cao, ngọt, với vai trò điều chỉnh tốc độ và gắn kết với hai thành viên, ấm áp như người mẹ. Chiêng Túc (chiêng con) lại là nhân vật chính, là trung tâm của lễ hội. Họa sĩ Đinh Nhật Tân - người con H’re có tấm lòng đau đáu tìm hiểu, bảo tồn vốn văn hóa truyền thống của đồng bào mình chia sẻ: Mình cảm nhận Túc đóng vai trò như guitar lead, như piano, như saxophone trong bản nhạc thời nay. Túc sẽ là người dẫn dắt, quyết định sẽ kể chuyện buồn hay chuyện vui. Túc lúc trầm lắng u tịch, lúc lãng mạn chất chứa những tâm tư, lúc rộn rã, hân hoan, bay bổng… “Lí do Túc làm được như vậy vì Túc có bí mật của riêng mình mà chỉ có người tạo ra Túc, người chỉnh Túc và người H’re chơi Túc mới hiểu và biết” - Anh Đinh Nhật Tân cho biết. Đinh Nhật Tân (thứ 2 từ trái sang) đang tìm hiểu về chiêng 3 của đồng bào mình. Ảnh: TITC Theo anh Đinh Nhật Tân, cách chơi chiêng của người H’re cũng riêng biệt, chủ yếu chơi ở sàn chính nhà dài. Chiêng Tum và Vuông được đặt đứng và nằm trên đùi người chơi (ngồi xếp bằng); chiêng sẽ được đánh bằng tay, không dùng dùi. Riêng chiêng Túc sẽ được treo lên trần, cách sàn 20cm; khi chơi, người chơi sẽ quỳ xuống, lấy khăn quấn vào tay phải để điều khiển Túc. Người chơi Túc là nghệ sĩ chính, người giỏi nhất trong nhóm. Người chơi Túc phải điều khiển cả hai bàn tay để tạo nhạc. Tay phải như gãy đàn vì trên mặt Túc mỗi vị trí sẽ cho mỗi âm thanh khác nhau, mỗi cái lắc tay mạnh hay nhẹ cũng tạo nên sự khác biệt của âm thanh. Tay trái thì như bấm nốt nhạc, bấm, thả, bấm một ngón, hai ngón, bấm giữ lâu hay nhanh, rồi bấm nguyên bàn tay, rồi đu đưa, đưa dài, ngắn... Người có những kĩ thuật này hẳn là bậc thầy, có sự điêu luyện và khả năng cảm âm đặc biệt. Chỉ một chiêng Túc họ đã kể với nhau nhiều câu chuyện về cuộc sống từ bao đời. Trung tâm Thông tin du lịch Cồng chiêng là bản sắc đặc trưng riêng có của đồng bào các dân tộc thiểu số. Mỗi dân tộc đều có cách sử dụng riêng biệt, tạo nên những nhịp điệu hay và độc đáo. Những nhịp điệu ấy góp phần tạo nên sắc thái văn hóa riêng biệt. Chiêng ba của người H’re cũng như vậy. Người H’re tập trung chủ yếu ở vùng miền Tây Quảng Ngãi, ở các huyện Sơn Hà, Ba Tơ, Minh Long. Một bộ phận sống ở huyện An Lão tỉnh Bình Định và một số ít sống ở huyện Kon Plông tỉnh Kon Tum. Thiết chế xã hội truyền thống của người H’rê vận hành dựa theo luật tục với các thiết chế phi quan phương, gắn với vai trò của già làng (cà rá) hay gốc làng (Kan plây). Người H’rê có nhiều nghi lễ, lễ hội trong cuộc sống như nghi lễ nương rẫy, nghi lễ liên quan đến chu kỳ nông nghiệp lúa nước, nghi lễ thờ cúng tổ tiên (vaha), hội mùa, hội đầu năm (htend), lễ hội đâm trâu và các nghi lễ liên quan đến vòng đời người. Trong các nghi lễ, sẽ không thiếu việc sử dụng các nhạc cụ truyền thống. Chiêng ba chủ yếu chơi ở sàn chính nhà dài. Ảnh TITCNhạc cụ thường truyền thống nổi bật của người H’rê là bộ chiêng ba chiếc (chiêng ba); nghệ thuật trình diễn chiêng ba của người H’re rất độc đáo, đã được Bộ VHTTDL công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2021. Trên thực tế, nhạc cụ thường dùng của người H’rê không chỉ có bộ chiêng ba mà còn có bộ cồng ba chiếc, trống, các loại đàn ống tre hoặc có vỏ bầu làm hợp âm, sáo, nhị, đàn môi, nữ giới thì chơi bộ ống vỗ hai chiếc.Nói về bộ chiêng 3 của đồng bào H’re, 3 chiếc chiêng có kích thước lớn nhỏ khác nhau. Chiếc lớn nhất tên là Tum (còn gọi là chiêng cha), chiếc ở giữa tên là Vuông (chiêng mẹ) và nhỏ nhất là Túc (chiêng con). Mỗi chiếc chiêng đảm nhận một vai trò khác nhau trong khi trình diễn. Chiêng Tum (cha) âm vực thấp, trầm, ấm, vững chãi, tiếng phát ra chắc nịch, cung cấp cơ sở âm điệu và giữ nhịp cho nhóm như người cha bảo vệ gia đình. Chiêng Vuông (mẹ) có tiếng vang, âm vực cao, ngọt, với vai trò điều chỉnh tốc độ và gắn kết với hai thành viên, ấm áp như người mẹ. Chiêng Túc (chiêng con) lại là nhân vật chính, là trung tâm của lễ hội.Họa sĩ Đinh Nhật Tân - người con H’re có tấm lòng đau đáu tìm hiểu, bảo tồn vốn văn hóa truyền thống của đồng bào mình chia sẻ: Mình cảm nhận Túc đóng vai trò như guitar lead, như piano, như saxophone trong bản nhạc thời nay. Túc sẽ là người dẫn dắt, quyết định sẽ kể chuyện buồn hay chuyện vui. Túc lúc trầm lắng u tịch, lúc lãng mạn chất chứa những tâm tư, lúc rộn rã, hân hoan, bay bổng… “Lí do Túc làm được như vậy vì Túc có bí mật của riêng mình mà chỉ có người tạo ra Túc, người chỉnh Túc và người H’re chơi Túc mới hiểu và biết” - Anh Đinh Nhật Tân cho biết. Đinh Nhật Tân (thứ 2 từ trái sang) đang tìm hiểu về chiêng 3 của đồng bào mình. Ảnh: TITCTheo anh Đinh Nhật Tân, cách chơi chiêng của người H’re cũng riêng biệt, chủ yếu chơi ở sàn chính nhà dài. Chiêng Tum và Vuông được đặt đứng và nằm trên đùi người chơi (ngồi xếp bằng); chiêng sẽ được đánh bằng tay, không dùng dùi. Riêng chiêng Túc sẽ được treo lên trần, cách sàn 20cm; khi chơi, người chơi sẽ quỳ xuống, lấy khăn quấn vào tay phải để điều khiển Túc. Người chơi Túc là nghệ sĩ chính, người giỏi nhất trong nhóm. Người chơi Túc phải điều khiển cả hai bàn tay để tạo nhạc. Tay phải như gãy đàn vì trên mặt Túc mỗi vị trí sẽ cho mỗi âm thanh khác nhau, mỗi cái lắc tay mạnh hay nhẹ cũng tạo nên sự khác biệt của âm thanh. Tay trái thì như bấm nốt nhạc, bấm, thả, bấm một ngón, hai ngón, bấm giữ lâu hay nhanh, rồi bấm nguyên bàn tay, rồi đu đưa, đưa dài, ngắn... Người có những kĩ thuật này hẳn là bậc thầy, có sự điêu luyện và khả năng cảm âm đặc biệt. Chỉ một chiêng Túc họ đã kể với nhau nhiều câu chuyện về cuộc sống từ bao đời.Trung tâm Thông tin du lịch Trở về đầu trang chiêng ba đồng bào H'rê Tum Vuông Túc Đinh Nhật Tân Quảng Ngãi Kon Tum Bình Định 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10