• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Tết Việt Nam
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ
    • Phong tục tập quán
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Giá trị lịch sử

Nơi an nghỉ của cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập

HÀ TĨNHMộ phần của cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập tọa lạc tại đồi Đồng Lem, xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên.
 Quần thể Khu di tích Hà Huy Tập được chia làm hai phần, gồm khu mộ và khu lưu niệm. Khu mộ Hà Huy Tập được đặt tại miếu Đồng Lem, diện tích khoảng 8.000 m2, được xây và hoàn thành vào tháng 12/2009.
 Phía sau mộ phần có khắc câu nói nổi tiếng của cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập: "Tôi chẳng có gì phải hối tiếc. Nếu còn sống tôi sẽ tiếp tục hoạt động". Các hạng mục cầu thang lên xuống và hệ thống lăng mộ được làm bằng đá xanh, xung quanh trồng nhiều cây cảnh.
 Tổng Bí thư Hà Huy Tập sinh năm 1906, quê quán ở làng Kim Nặc, xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên. Thân phụ là Hà Huy Tương làm nghề dạy học và bốc thuốc, thân mẫu Nguyễn Thị Lộc làm nông.
Năm 1919, Hà Huy Tập thi đậu và được cấp học bổng vào trường Quốc học Huế. Bốn năm sau ông tốt nghiệp với tấm bằng hạng ưu. Nhưng vì gia đình nghèo, ông không đủ điều kiện để học tiếp ở bậc cao hơn, nên nhận làm giáo viên trong một trường tiểu học tại Nha Trang (Khánh Hòa). Sau ông chuyển về dạy học tại trường Cao Xuân Dục tại Vinh (Nghệ An) và tham gia Hội Phục Việt.
Năm 1929-1932, Hà Huy Tập theo học tại trường Đại học Phương Đông (Nga), sau đó chủ trì Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương tại Trung Quốc năm 1935. Một năm sau, ông về nước hoạt động, được bầu giữ chức Tổng Bí thư của Đảng. Năm 1938, ông bị địch bắt, kết án tử hình vào năm 1941 cùng với các nhà cách mạng khác.
 Cách khu mộ khoảng 2 km là khu lưu niệm, bao gồm hệ thống nhà thờ, nhà trưng bày cùng nhiều hạng mục khác, trong khuôn viên rộng 15.000 m2 đặt ở thôn 8, xã Cẩm Hưng.
 Nhà trưng bày diện tích khoảng 150 m2, với 80 bức ảnh cùng hàng trăm tài liệu, hiện vật có liên quan đến dòng họ Hà và cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Hà Huy Tập.
 Trên ảnh là hình Hà Huy Tập thời ở Đại học Phương Đông (Nga). Ngoài ra, phòng trưng bày còn có hình bạn bè, người thân và những địa danh ông từng đến.
 Khách tham quan còn có thể chiêm ngưỡng nhiều cổ vật liên quan đến cuộc đời của cố Tổng Bí thư.
 Điểm nhấn của khu lưu niệm là ngôi nhà tranh 5 gian, lịch sử hơn 100 năm, nơi Hà Huy Tập cất tiếng khóc chào đời và gắn bó tuổi thơ cùng gia đình. Trước kia, ngôi nhà tọa lạc ở một vùng đất khác ở làng Kim Nặc, cách khu lưu niệm 3 km về phía Đông. Năm 1977, nhà chức trách đã chuyển công trình về đây, bảo tồn nguyên trạng. Năm 2004, ngôi nhà được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia.
 Phía trong các gian nhà lưu giữ nhiều hiện vật nguyên gốc như cũi đựng thức ăn, cối xay lúa, chum nước gắn liền với cuộc sống ngày xưa của gia đình Hà Huy Tập.
 Khu lưu niệm có 3 cụm tượng làm bằng đá xanh, được đặt tên là Cội nguồn, Nỗi đau mất nước và Chân lý cách mạng. Trên ảnh là cụm tượng Chân lý cách mạng, mô tả hình ảnh người dân cầm vũ khí đấu tranh để bảo vệ nền độc lập.
 Cuối khuôn viên là nhà thờ song thân của Hà Huy Tập.
 Đầu tháng 1, công nhân đang trồng mới nhiều cây xanh ở lối ra vào khu mộ của cố Tổng Bí thư. Theo đại diện Ban quản lý Khu di tích Hà Huy Tập, mỗi năm có hàng chục nghìn khách trong nước và quốc tế đến đây tham quan, thắp hương tri ân, học tập và nghiên cứu lịch sử.
Đức Hùng
Trở về đầu trang
   Tổng Bí thư Hà Huy Tập Hà Tĩnh an nghỉ
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Mùa hoa ban trắng Đà Lạt
  • CHIÊM NGƯỠNG BẢO VẬT QUỐC GIA MỚI: KIỆT TÁC CỬU PHẨM LIÊN HOA CHÙA BÚT THÁP
  • Ngon khó cưỡng món ngon từ tỏi non "vạn người mê" ở Lý Sơn
  • Lễ cưới người Dao: Cô dâu chém hình nhân, thay y phục trước cổng nhà chồng
  • Đền Thượng Tiết, nơi lưu dấu của Tiền Ngô Vương và bức tượng thờ tuyệt mỹ
  • Những đền miếu di tích lịch sử thờ phụng vua Ngô Quyền tại Hải Phòng
  • Đền thờ Đức Vương Ngô Quyền trong cụm di tích Bạch Đằng Giang
  • Đền thờ và Lăng mộ vua Ngô Quyền ở quê hương Đường Lâm
  • Đến Lai Vung mùa quýt hồng
  • Trận quyết chiến chiến lược trên sông Bạch Đằng năm Mậu Tuất (938)
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Hoài niệm Tết xưa: Những loại pháo Tết gắn với...

    Tết luôn là dịp mà mọi đưa trẻ háo hức mong chờ. Được nghỉ học, được vui chơi, ăn ngon và...

    515
  • Cẩm nang du lịch Pù Luông Thanh Hóa đầy đủ từ A –...

    Bạn muốn rời xa cái nắng nóng oi ả nơi thành thị ồn ào và tạm quên đi những mệt mỏi của...

    513
  • Bí ẩn trăm năm ở Tam Đảo dưới lớp sương mù dày...

    Người ta đã tưởng biết hết về Tam Đảo. Nhưng ẩn dưới những tán su su xanh mướt, dưới lớp...

    353
  • Có nên cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 không?

    Theo phong tục truyền thống, Tết ông Công ông Táo thường rơi vào ngày 23 tháng chạp hằng...

    340
  • Hoài niệm quá khứ qua hình ảnh Tết của một thời...

    Tết xưa luôn là ngày mà tất cả mọi người cùng trông ngóng để háo hức, để trở về. Kỷ niệm...

    321

- Trang thông tin du lịch
- Email: contact@didulich.net
 

© 2021 Trang thông tin du lịch