Từ xa xưa, âm nhạc đã là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của con người. Bên cạnh giọng hát là nguyên liệu sẵn có, thì thứ làm nên âm nhạc còn là những cây đàn. Đàn tranh, đàn nguyệt, đàn cò,... những thứ nhạc cụ dân tộc có vẻ không thân thuộc với giới trẻ hiện nay bằng những cây guitar hay piano, thế nhưng lại góp mình vào những khúc hát, khúc hò kinh điển trong lịch sử âm nhạc dân tộc. Và có một ngôi làng nhỏ nằm gần trung tâm Hà Nội, nơi có truyền thống, sứ mệnh lâu đời là cho
Làng nghề Đào Xá thuộc thôn Đông Lỗ, xã Ứng Hoà đã gắn bó với
nghề làm đàn khoảng 200 năm. Những nghệ nhân xem những cây đàn mình làm ra như
những đứa con, và dành hết cả những tình yêu thương, tâm huyết cho chúng. Họ tận
tụy với nghề, quyết tâm bám trụ với nghề cả đời.
Từng có khoảng thời gian người người, nhà nhà trong làng đều
làm đàn, có thể nói rằng khi ấy cả làng Đào Xá đều sống bằng nhạc cụ. Thế
nhưng, làng nghề đang gặp phải những "nốt trầm" trong việc đưa nhạc cụ
xưa đến gần hơn với mọi người.
Giờ đây, do ít người hứng thú với nhạc cụ dân tộc, nên chẳng
mấy ai còn mua đàn. Nhiều người trong làng cũng vì thế mà đi tìm công việc
khác, không còn làm đàn nữa. Hiện tại, làng phải đối mặt với việc nghề xưa đang
ngày càng bị mai một.
Nguồn: Youtube