• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Văn Hóa

Trà sen xứ Huế

Nghệ thuật ướp trà sen công phu và đòi hỏi sự tỉ mỉ, để lưu giữ mùi hương thơm ngào ngạt của hương đồng, gió nội.
 Sen gắn bó với người dân xứ Huế, thể hiện qua phong cảnh, kiến trúc, văn hóa cũng như ẩm thực nơi đây.
Bức ảnh nằm trong bộ ảnh “Trà sen xứ Huế” của nhiếp ảnh gia Nguyễn Phong, sống và làm việc tại Huế, thực hiện.
 Cách làm, ướp và uống trà sen Huế còn được xem là một nghệ thuật, điển hình là ướp trà sen “xổi” và ướp trà sen “gạo”.
Búp sen hàm tiếu hé nở trong sương sớm thường được chọn để làm trà vì giữ được hương thơm dịu nhẹ và tinh khiết của hoa sen.
 Trước đây, người dân Huế thường ướp trà sen “xổi” bằng cách chèo xuồng ra đầm và cho trà trực tiếp vào hoa sen (sen hồng hoặc sen trắng). Sau đó buộc chặt lại bằng lạt mềm, sáng sớm hôm sau có thể ra lấy trà về pha ngay. Nay phương thức ướp trà được cải tiến, người dân hái sen để cho ra nhiều sản phẩm và bảo quản trà được lâu hơn.
Trong ảnh là những búp sen thường được chọn đồng đều nhau, hái xong đem về ngâm liền trong chậu nước để giữ hoa tươi.
 Tiếp đó, cho trà vào sen, tùy nhu cầu của khách mà cho loại trà phù hợp. Song người làm trà hoa sen thường chọn loại các loại trà ngon để hài hòa với vẻ đẹp tinh khiết, thanh tao của sen.
 Quá trình cho trà vào sen. Khi lột và đóng cánh hoa đòi hỏi người làm tỉ mỉ, khéo léo để cánh sen không bị nhàu nát.
 Búp trà sen được buộc lại bằng dây lạt, gói thêm một lớp lá và cắt vát cuống sen trong nước.
 Những bông trà sen cắm trong bình nước sạch để trang trí, làm đẹp cho căn phòng. Qua đêm, sen nở cánh là đã ướp trà xong, có thể bỏ trà ra pha thưởng thức. Thông thường, để búp trà sen trong ngăn lạnh càng lâu thì trà càng ngon và thơm.
 Một cách ướp nghệ thuật khác là trà sen “gạo”. Những búp sen được tách lấy “gạo” - túi hương của hoa sen rồi sau đó mới đem ướp.
 Công đoạn tách đòi hỏi người làm phải nhanh tay để hạt gạo sen giữ được màu trắng, không nát và bay mất mùi hương. Lấy gạo của khoảng 2.000 búp sen thì được được 1 kg trà.
 Gạo sen trộn chung với trà, ủ trong vò kín từ một đến hai ngày. Khi gạo sen quắn lại, trà được sấy khô bằng than hay bằng nước nóng cách thủy. Quá trình này giữ cho nhiệt độ vừa phải để không mất mùi hoa và làm nhiều lần trước khi trà được thưởng thức.
 “Nghệ thuật ướp trà sen Huế công phu và đòi hỏi khéo tay, để thành quả là một ấm trà sen có thể uống hàng chục tuần trà, mở nắp trà nóng ra thoảng hương sen ngan ngát và đậm đà phong vị Việt. Một chén trà sen Huế như ươm đượm mây nhàn gió tản”, anh Nguyễn Phong chia sẻ.
 Thiếu nữ Huế bên tà áo dài trắng, thưởng thức hương vị trà sen trong trẻo.
Nguyễn Phong – Huỳnh Phương
Trở về đầu trang
   trà sen xứ Huế thiếu nữ Huế nghệ thuật ướp trà
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Giá trị tín ngưỡng thờ thần Tây Thiên
  • Quảng Nam: Sáng tạo của Hội An với nghệ thuật bài chòi
  • Di tích lịch sử - nghệ thuật Đình Lạc Trung
  • Đình Lạc Viên thờ phụng vua Ngô Quyền và 5 vị thành hoàng
  • Đình Kiều Sơn, Hải An, thờ phụng vua Ngô Quyền
  • Đình Gia Viên, “Thọ Xương Đình” thờ phụng vua Ngô Quyền, Đông Hải Đại vương, Nam Hải Đại vương, Quyển Hoa Công chúa
  • Gốm Bắc Ninh "du lịch" Nhật Bản
  • Phát huy tiềm năng du lịch sinh thái làng nghề Bát Tràng
  • Đồng Nai: Trao quyết định công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ giỗ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh
  • Hội Lim (Bắc Ninh) là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Long An phát triển du lịch qua di tích lịch sử -...

    Hiện toàn tỉnh Long An có 127 di tích lịch sử - văn hóa (DTLSVH), trong đó, 22 DTLSVH cấp...

    207
  • Hội Lim (Bắc Ninh) là di sản văn hóa phi vật thể...

    Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng ký Quyết định số 1744 ngày 10/6/2025 về việc công bố...

    138
  • Những điều thú vị của du lịch Đà Lạt (Lâm Đồng)...

    Đà Lạt (Lâm Đồng) được biết đến như một thành phố ngàn hoa, thành phố ba thiên đường. Đà...

    132
  • Rực rỡ mùa vàng vùng cao

    Tháng 6, những ngày đầu hạ, vùng cao Tuyên Quang đã bước vào mùa lúa chín. Vùng đất quanh...

    104
  • Đưa du lịch Ninh Thuận trở thành ngành kinh tế...

    Với mục tiêu đón 3,6 triệu lượt khách và doanh thu 4.500 tỷ đồng, Ninh Thuận đang tập...

    102

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch