Cải thiện việc cấp thị thực để thu hút du khách quốc tế Cải thiện việc cấp thị thực để thu hút du khách quốc tế NDĐT - Thời gian gần đây, du lịch Việt Nam liên tục có những bước tăng trưởng ấn tượng mà một lý do quan trọng được xác định là nhờ chính sách thị thực (visa) thông thoáng, linh hoạt hơn. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực, đây vẫn là “điểm nghẽn” mà Việt Nam cần tiếp tục cải thiện để nâng cao khả năng cạnh tranh, thu hút khách quốc tế. Khách du lịch tàu biển làm thủ tục nhập cảnh tại cảng Tiên Sa, Ðà Nẵng. Ảnh: THU HÀ Theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu năm 2019 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), du lịch Việt Nam đứng thứ 63 trong số 140 quốc gia tham gia xếp hạng, tăng bốn bậc so với năm 2017 (67 trong số 136). Trong đó, tăng mạnh nhất là chỉ số yêu cầu về thị thực: tăng 63 bậc (từ 116 trong số 136 lên 53 trong số 140). Ðây cũng là chỉ số tăng nhanh nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Sự cải thiện về thứ hạng này là nhờ áp dụng nhiều biện pháp để tăng độ mở về chính sách thị thực thời gian qua như: nâng số nước được áp dụng miễn thị thực từ 40 lên hơn 80 quốc gia; miễn thị thực đơn phương cho một số quốc gia; gia hạn miễn thị thực cho công dân năm nước Tây Âu… Tuy nhiên, có một thực tế là dù đã tăng hạng đáng kể thì chỉ số yêu cầu về thị thực của Việt Nam vẫn ở vị trí thấp hơn nhiều so với các nước trong khối ASEAN như: Xin-ga-po (50), Phi-li-pin (47), Thái-lan (29), Lào (26), Ma-lai-xi-a (18)… Ðiều này cho thấy, mức độ mở cửa về thị thực vẫn chưa thể mang tới ưu thế cạnh tranh cho du lịch Việt Nam. Bên cạnh đó, ngành du lịch đang lo lắng khi đến hết ngày 31-12-2019, tức chỉ còn chưa đầy hai tháng nữa, thời hạn miễn thị thực cho công dân các nước: Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ðan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Thụy Ðiển sẽ hết hiệu lực. Theo thống kê, Hàn Quốc, Nhật Bản đang là những thị trường khách lớn lần lượt đứng thứ hai, thứ ba (sau Trung Quốc) của du lịch Việt Nam. Trong năm 2018, chỉ tính riêng số khách đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga đã chiếm khoảng một phần ba tổng số khách quốc tế đến Việt Nam. Trong khi đó, du khách thuộc nhóm các nước Bắc Âu cũng được ghi nhận là tăng trưởng ổn định, có mức chi tiêu cao, lưu trú dài ngày. Do đó, các chuyên gia du lịch cho rằng, đây là các thị trường trọng điểm cần tiếp tục được ưu tiên gia hạn miễn thị thực, nếu không sẽ sụt giảm đáng kể lượng khách quốc tế. Ngoài các thị trường này, Việt Nam cần nghiên cứu để đưa sáu quốc gia, gồm: Ô-xtrây-li-a, Niu Di-lân, Ca-na-đa, Hà Lan, Thụy Sĩ, Bỉ vào danh sách được miễn thị thực, bởi đây là các nước có dòng khách chi trả rất cao và rất có ý thức bảo vệ môi trường khi tham gia du lịch. Liên quan dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (Luật Xuất nhập cảnh), ngành du lịch ghi nhận và đánh giá cao sự mạnh dạn của ban soạn thảo luật khi đề nghị bỏ quy định người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam theo diện đơn phương miễn thị thực phải cách thời điểm xuất cảnh Việt Nam lần trước ít nhất 30 ngày. Thực hiện được điều này không chỉ giúp khuyến khích du khách quốc tế quay lại Việt Nam trong cùng hành trình đến Ðông - Nam Á mà còn giúp các hãng lữ hành có điều kiện xây dựng, phát triển những tua du lịch nội khối dài ngày, đưa Việt Nam trở thành điểm trung chuyển khách quốc tế. Tuy nhiên, theo các chuyên gia du lịch, một số điều của luật vẫn nên được điều chỉnh thêm để tạo cơ chế thông thoáng hơn về thị thực du lịch. Cụ thể, cần nâng thời hạn miễn thị thực từ 15 ngày lên mức tiêu chuẩn là 30 ngày đối với công dân các nước được Việt Nam đơn phương miễn thị thực. Trưởng Ban Thư ký Hội đồng Tư vấn du lịch quốc gia (TAB) Hoàng Nhân Chính cho biết: Trên thực tế, với kỳ nghỉ dài và tập trung, du khách đến từ các thị trường xa như châu Âu thường có nhu cầu du lịch Việt Nam hơn 15 ngày. Do đó, nếu chỉ khuyến khích khách đi từ 15 ngày trở xuống như hiện nay sẽ không phù hợp tình hình thực tế, khó thu hút được dòng khách có nhu cầu lưu trú dài ngày với mức chi tiêu cao. Trước lo ngại về việc khách quốc tế có thể lợi dụng chính sách miễn thị thực dài ngày để trốn ở lại lao động hoặc vì mục đích khác, ông Chính cho rằng, trên thực tế, kể cả khi miễn thị thực, cơ quan chức năng vẫn có thể từ chối công dân ở bất kỳ nước nào nếu thấy có nguy cơ. Hơn nữa, nếu luật đưa quy định miễn thị thực với thời hạn cao nhất 30 ngày, Việt Nam cũng có thể quyết định tùy theo từng nước để áp dụng miễn thị thực với số ngày cụ thể. Bên cạnh đó, vấn đề cần làm ngay là phải cải thiện hệ thống thông tin, truyền thông về chính sách thị thực theo hướng tập trung, thống nhất và đầy đủ. Liên quan thông tin xuất, nhập cảnh có tới hai trang web chính thức là: https://immigration.gov.vn và https://xuatnhapcanh.gov.vn. Tốc độ truy cập vào các trang web này đang khá chậm. Các chuyên gia cho rằng cần xây dựng một trang thông tin điện tử chính thức với tên miền, các loại ngôn ngữ phù hợp, cung cấp nguồn thông tin tập trung về chính sách thị thực điện tử, chính sách miễn thị thực của Chính phủ Việt Nam dành cho khách du lịch quốc tế. Các Ðại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài cũng cần sử dụng một địa chỉ chính thức để cập nhật, phổ biến một cách đầy đủ, chính xác nhất các thông tin liên quan. Hiện nay Việt Nam đang áp dụng chính sách cấp thị thực tại cửa khẩu, nhưng theo đánh giá, quy trình cấp của nước ta chưa tương đồng với thông lệ quốc tế cho nên chưa thật sự nâng cao được khả năng cạnh tranh. Ở một số quốc gia áp dụng chính sách này, sau khi nhập cảnh, du khách chỉ cần hoàn thành việc xin thị thực tại cảng nhập cảnh và nhận thị thực. Tuy vậy, ở nước ta, du khách vẫn cần nộp đơn xin phê duyệt từ trước đó, chỉ khác là thay vì nhận thị thực tại sứ quán thì nhận tại cửa khẩu. Do đó, các chuyên gia của TAB đề xuất Việt Nam nên gỡ bỏ yêu cầu về thư phê duyệt xin thị thực tại cửa khẩu sân bay để tạo sự thống nhất về cách thức thực hiện như các nước trên thế giới, tạo thuận lợi hơn cho du khách quốc tế tới Việt Nam. Bên cạnh những đề xuất liên quan chính sách, thời hạn miễn thị thực đòi hỏi sự nghiên cứu, tính toán trên cơ sở đồng thuận của nhiều bên, thì các giải pháp nhằm cải thiện tốc độ truy cập, thống nhất, minh bạch hóa thông tin, thay đổi quy trình cấp thị thực… rõ ràng là những việc mà các cơ quan chức năng liên quan có thể ghi nhận, thực hiện ngay để đơn giản hóa chính sách thị thực, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam. TRANG ANH NDĐT - Thời gian gần đây, du lịch Việt Nam liên tục có những bước tăng trưởng ấn tượng mà một lý do quan trọng được xác định là nhờ chính sách thị thực (visa) thông thoáng, linh hoạt hơn. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực, đây vẫn là “điểm nghẽn” mà Việt Nam cần tiếp tục cải thiện để nâng cao khả năng cạnh tranh, thu hút khách quốc tế. Khách du lịch tàu biển làm thủ tục nhập cảnh tại cảng Tiên Sa, Ðà Nẵng. Ảnh: THU HÀTheo Báo cáo Năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu năm 2019 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), du lịch Việt Nam đứng thứ 63 trong số 140 quốc gia tham gia xếp hạng, tăng bốn bậc so với năm 2017 (67 trong số 136). Trong đó, tăng mạnh nhất là chỉ số yêu cầu về thị thực: tăng 63 bậc (từ 116 trong số 136 lên 53 trong số 140). Ðây cũng là chỉ số tăng nhanh nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Sự cải thiện về thứ hạng này là nhờ áp dụng nhiều biện pháp để tăng độ mở về chính sách thị thực thời gian qua như: nâng số nước được áp dụng miễn thị thực từ 40 lên hơn 80 quốc gia; miễn thị thực đơn phương cho một số quốc gia; gia hạn miễn thị thực cho công dân năm nước Tây Âu… Tuy nhiên, có một thực tế là dù đã tăng hạng đáng kể thì chỉ số yêu cầu về thị thực của Việt Nam vẫn ở vị trí thấp hơn nhiều so với các nước trong khối ASEAN như: Xin-ga-po (50), Phi-li-pin (47), Thái-lan (29), Lào (26), Ma-lai-xi-a (18)… Ðiều này cho thấy, mức độ mở cửa về thị thực vẫn chưa thể mang tới ưu thế cạnh tranh cho du lịch Việt Nam. Bên cạnh đó, ngành du lịch đang lo lắng khi đến hết ngày 31-12-2019, tức chỉ còn chưa đầy hai tháng nữa, thời hạn miễn thị thực cho công dân các nước: Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ðan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Thụy Ðiển sẽ hết hiệu lực. Theo thống kê, Hàn Quốc, Nhật Bản đang là những thị trường khách lớn lần lượt đứng thứ hai, thứ ba (sau Trung Quốc) của du lịch Việt Nam. Trong năm 2018, chỉ tính riêng số khách đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga đã chiếm khoảng một phần ba tổng số khách quốc tế đến Việt Nam. Trong khi đó, du khách thuộc nhóm các nước Bắc Âu cũng được ghi nhận là tăng trưởng ổn định, có mức chi tiêu cao, lưu trú dài ngày. Do đó, các chuyên gia du lịch cho rằng, đây là các thị trường trọng điểm cần tiếp tục được ưu tiên gia hạn miễn thị thực, nếu không sẽ sụt giảm đáng kể lượng khách quốc tế. Ngoài các thị trường này, Việt Nam cần nghiên cứu để đưa sáu quốc gia, gồm: Ô-xtrây-li-a, Niu Di-lân, Ca-na-đa, Hà Lan, Thụy Sĩ, Bỉ vào danh sách được miễn thị thực, bởi đây là các nước có dòng khách chi trả rất cao và rất có ý thức bảo vệ môi trường khi tham gia du lịch. Liên quan dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (Luật Xuất nhập cảnh), ngành du lịch ghi nhận và đánh giá cao sự mạnh dạn của ban soạn thảo luật khi đề nghị bỏ quy định người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam theo diện đơn phương miễn thị thực phải cách thời điểm xuất cảnh Việt Nam lần trước ít nhất 30 ngày. Thực hiện được điều này không chỉ giúp khuyến khích du khách quốc tế quay lại Việt Nam trong cùng hành trình đến Ðông - Nam Á mà còn giúp các hãng lữ hành có điều kiện xây dựng, phát triển những tua du lịch nội khối dài ngày, đưa Việt Nam trở thành điểm trung chuyển khách quốc tế. Tuy nhiên, theo các chuyên gia du lịch, một số điều của luật vẫn nên được điều chỉnh thêm để tạo cơ chế thông thoáng hơn về thị thực du lịch. Cụ thể, cần nâng thời hạn miễn thị thực từ 15 ngày lên mức tiêu chuẩn là 30 ngày đối với công dân các nước được Việt Nam đơn phương miễn thị thực. Trưởng Ban Thư ký Hội đồng Tư vấn du lịch quốc gia (TAB) Hoàng Nhân Chính cho biết: Trên thực tế, với kỳ nghỉ dài và tập trung, du khách đến từ các thị trường xa như châu Âu thường có nhu cầu du lịch Việt Nam hơn 15 ngày. Do đó, nếu chỉ khuyến khích khách đi từ 15 ngày trở xuống như hiện nay sẽ không phù hợp tình hình thực tế, khó thu hút được dòng khách có nhu cầu lưu trú dài ngày với mức chi tiêu cao. Trước lo ngại về việc khách quốc tế có thể lợi dụng chính sách miễn thị thực dài ngày để trốn ở lại lao động hoặc vì mục đích khác, ông Chính cho rằng, trên thực tế, kể cả khi miễn thị thực, cơ quan chức năng vẫn có thể từ chối công dân ở bất kỳ nước nào nếu thấy có nguy cơ. Hơn nữa, nếu luật đưa quy định miễn thị thực với thời hạn cao nhất 30 ngày, Việt Nam cũng có thể quyết định tùy theo từng nước để áp dụng miễn thị thực với số ngày cụ thể. Bên cạnh đó, vấn đề cần làm ngay là phải cải thiện hệ thống thông tin, truyền thông về chính sách thị thực theo hướng tập trung, thống nhất và đầy đủ. Liên quan thông tin xuất, nhập cảnh có tới hai trang web chính thức là: https://immigration.gov.vn và https://xuatnhapcanh.gov.vn. Tốc độ truy cập vào các trang web này đang khá chậm. Các chuyên gia cho rằng cần xây dựng một trang thông tin điện tử chính thức với tên miền, các loại ngôn ngữ phù hợp, cung cấp nguồn thông tin tập trung về chính sách thị thực điện tử, chính sách miễn thị thực của Chính phủ Việt Nam dành cho khách du lịch quốc tế. Các Ðại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài cũng cần sử dụng một địa chỉ chính thức để cập nhật, phổ biến một cách đầy đủ, chính xác nhất các thông tin liên quan. Hiện nay Việt Nam đang áp dụng chính sách cấp thị thực tại cửa khẩu, nhưng theo đánh giá, quy trình cấp của nước ta chưa tương đồng với thông lệ quốc tế cho nên chưa thật sự nâng cao được khả năng cạnh tranh. Ở một số quốc gia áp dụng chính sách này, sau khi nhập cảnh, du khách chỉ cần hoàn thành việc xin thị thực tại cảng nhập cảnh và nhận thị thực. Tuy vậy, ở nước ta, du khách vẫn cần nộp đơn xin phê duyệt từ trước đó, chỉ khác là thay vì nhận thị thực tại sứ quán thì nhận tại cửa khẩu. Do đó, các chuyên gia của TAB đề xuất Việt Nam nên gỡ bỏ yêu cầu về thư phê duyệt xin thị thực tại cửa khẩu sân bay để tạo sự thống nhất về cách thức thực hiện như các nước trên thế giới, tạo thuận lợi hơn cho du khách quốc tế tới Việt Nam. Bên cạnh những đề xuất liên quan chính sách, thời hạn miễn thị thực đòi hỏi sự nghiên cứu, tính toán trên cơ sở đồng thuận của nhiều bên, thì các giải pháp nhằm cải thiện tốc độ truy cập, thống nhất, minh bạch hóa thông tin, thay đổi quy trình cấp thị thực… rõ ràng là những việc mà các cơ quan chức năng liên quan có thể ghi nhận, thực hiện ngay để đơn giản hóa chính sách thị thực, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam. TRANG ANH Trở về đầu trang Thị thực khách du lịch nhập cảnh 6 Tổng số:1 lượt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10