Chính sách miễn visa có “sức nặng” thế nào đối với ngành du lịch? Chính sách miễn visa có “sức nặng” thế nào đối với ngành du lịch? Chính sách miễn visa có thể tác động đáng kể tới ngành du lịch, bằng cách giúp khách quốc tế đến thăm một quốc gia dễ dàng hơn và tăng độ hấp dẫn cho một điểm đến. Các quốc gia có quy trình xử lý visa hoặc chính sách miễn visa hiệu quả thường đón lượng khách du lịch tăng lên đáng kể. Chính sách thị thực cởi mở giúp giảm rắc rối và chi phí trong quá trình làm thủ tục nhập cảnh, theo phân tích của Skift, một công ty chuyên nghiên cứu dữ liệu và marketing ngành du lịch có trụ sở tại Mỹ. Ví dụ, khi một quốc gia nới lỏng chính sách thị thực và cho phép du khách nhập cảnh mà không cần xin visa hoặc chỉ cần visa tại cửa khẩu, số lượng du khách cũng như số lượng hành khách thường tăng đột biến. Điều này có thể được ghi nhận tại Việt Nam và Uzbekistan. Mặt khác, tính thông thoáng của thủ tục cấp visa du lịch có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hút du khách của một quốc gia, tác động đến tốc độ phục hồi của ngành du lịch, đặc biệt là sau đại dịch. Bởi, khách du lịch coi visa là một thủ tục mất chi phí, ngay cả khi khoản tiền phải bỏ ra không nhiều, những yếu tố như khoảng cách từ nhà đến cơ quan cấp visa, thời gian chờ, chất lượng dịch vụ… đều ảnh hưởng đến trải nghiệm du lịch. Hệ thống xuất nhập cảnh tự động Autogate tại Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Ảnh: Anh Tú Ông Trần Thế Dũng, Tổng Giám đốc Lữ hành Vietluxtour, cho rằng hiện chính sách visa của việt Nam đã thông thoáng, được nới rộng hơn rất nhiều. Cụ thể, từ ngày 15.8.2023, Việt Nam thực hiện cấp thị thực điện tử đối với công dân tất cả các nước, vùng lãnh thổ; miễn thị thực cho công dân 13 nước với thời hạn tạm trú lên đến 45 ngày. Đây là chính sách rất quan trọng để tạo bước đột phá thu hút khách quốc tế đến Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, còn một số thị trường mục tiêu của doanh nghiệp chuyên dòng khách inbound, đặc biệt là Mỹ, vẫn chưa được hưởng chính sách visa cởi mở. “Đó là bất lợi trong lợi thế cạnh tranh của chúng ta”, ông Trần Thế Dũng nói. “Hiện các quốc gia cạnh tranh lẫn nhau, quốc gia nào có chính sách visa thân thiện, thời hạn lưu trú lâu dài, được phép nhập cảnh và xuất cảnh nhiều lần... sẽ hấp dẫn với du khách hơn” - ông Phạm Hà, CEO Lux Group, đánh giá. Hiện Việt Nam miễn thị thực đơn phương cho công dân từ 13 quốc gia, miễn thị thực song phương với 9 nước tại Đông Nam Á. So sánh trong khu vực, nhiều nước có chính sách thị thực thông thoáng để tăng tính cạnh tranh trên bản đồ du lịch. Ví dụ Singapore miễn thị thực cho công dân từ 164 quốc gia và vùng lãnh thổ; với Malaysia là 162, Philippines là 157, Thái Lan là 64. Thái Lan điều chỉnh liên tục chính sách visa, mới nhất là miễn visa cho khách Trung Quốc, khách Ấn Độ - hai thị trường lớn của ngành du lịch toàn cầu. Trước đó, nước này cho phép khách du lịch quốc tế lưu trú tới 45 ngày hoặc 90 ngày, xuất nhập cảnh nhiều lần. Trung Quốc, một thị trường lớn của ngành du lịch toàn cầu, gần đây đã có những điều chỉnh về chính sách visa từ tháng 12.2023 để thúc đẩy ngành du lịch. Vương Văn Bân, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết quốc gia này trung bình mỗi ngày đón lượng khách quốc tế từ các quốc gia được miễn thị thực – Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha và Malaysia – tăng 39% trong ba ngày đầu tháng 12 so với ngày cuối cùng của tháng 11.2023. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia đang xem xét nới lỏng chính sách thị thực với khách Ấn Độ - thị trường du lịch nước ngoài mới nổi lớn nhất thế giới. Đặc biệt, Thái Lan ghi nhận nhu cầu du lịch bùng nổ sau khi nước này miễn visa cho du khách Ấn Độ. Báo cáo của Agoda cho thấy lượt tìm kiếm về chuyến đi Thái Lan của khách Ấn Độ đã tăng 28% trong tháng 11.2023, so với 10 ngày trước khi Thái Lan công bố chính sách mới. Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin (thứ 4 từ trái, phía trước) chào đón du khách Trung Quốc tại sân bay Suvarnabhumi ở Bangkok, Thái Lan, hồi tháng 9.2023. Ảnh: Xinhua Malaysia và Sri Lanka cũng đang miễn thị thực nhập cảnh cho du khách đến từ Ấn Độ và nhiều quốc gia khác. Ngoài ra, Indonesia và Việt Nam đang cân nhắc khả năng miễn thị thực nhập cảnh cho du khách Ấn Độ. Nishant Pitti, Giám đốc điều hành của người đồng sáng lập nền tảng du lịch trực tuyến EaseMyTrip có trụ sở tại Ấn Độ, cho rằng khó khăn trong việc xin thị thực Schengen để du lịch châu Âu là một phần lý do khiến du khách Ấn Độ ngày càng tìm kiếm những chuyến đi gần hơn. Pitti chia sẻ với Skift: “Việc xin thị thực Schengen có thể khó khăn, tốn thời gian và thời gian xử lý thị thực cũng ảnh hưởng đến kế hoạch du lịch”. Trà My Nguồn: Lao Động Chính sách miễn visa có thể tác động đáng kể tới ngành du lịch, bằng cách giúp khách quốc tế đến thăm một quốc gia dễ dàng hơn và tăng độ hấp dẫn cho một điểm đến. Các quốc gia có quy trình xử lý visa hoặc chính sách miễn visa hiệu quả thường đón lượng khách du lịch tăng lên đáng kể. Chính sách thị thực cởi mở giúp giảm rắc rối và chi phí trong quá trình làm thủ tục nhập cảnh, theo phân tích của Skift, một công ty chuyên nghiên cứu dữ liệu và marketing ngành du lịch có trụ sở tại Mỹ. Ví dụ, khi một quốc gia nới lỏng chính sách thị thực và cho phép du khách nhập cảnh mà không cần xin visa hoặc chỉ cần visa tại cửa khẩu, số lượng du khách cũng như số lượng hành khách thường tăng đột biến. Điều này có thể được ghi nhận tại Việt Nam và Uzbekistan. Mặt khác, tính thông thoáng của thủ tục cấp visa du lịch có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hút du khách của một quốc gia, tác động đến tốc độ phục hồi của ngành du lịch, đặc biệt là sau đại dịch. Bởi, khách du lịch coi visa là một thủ tục mất chi phí, ngay cả khi khoản tiền phải bỏ ra không nhiều, những yếu tố như khoảng cách từ nhà đến cơ quan cấp visa, thời gian chờ, chất lượng dịch vụ… đều ảnh hưởng đến trải nghiệm du lịch. Hệ thống xuất nhập cảnh tự động Autogate tại Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Ảnh: Anh TúÔng Trần Thế Dũng, Tổng Giám đốc Lữ hành Vietluxtour, cho rằng hiện chính sách visa của việt Nam đã thông thoáng, được nới rộng hơn rất nhiều.Cụ thể, từ ngày 15.8.2023, Việt Nam thực hiện cấp thị thực điện tử đối với công dân tất cả các nước, vùng lãnh thổ; miễn thị thực cho công dân 13 nước với thời hạn tạm trú lên đến 45 ngày. Đây là chính sách rất quan trọng để tạo bước đột phá thu hút khách quốc tế đến Việt Nam trong thời gian tới.Tuy nhiên, còn một số thị trường mục tiêu của doanh nghiệp chuyên dòng khách inbound, đặc biệt là Mỹ, vẫn chưa được hưởng chính sách visa cởi mở. “Đó là bất lợi trong lợi thế cạnh tranh của chúng ta”, ông Trần Thế Dũng nói.“Hiện các quốc gia cạnh tranh lẫn nhau, quốc gia nào có chính sách visa thân thiện, thời hạn lưu trú lâu dài, được phép nhập cảnh và xuất cảnh nhiều lần... sẽ hấp dẫn với du khách hơn” - ông Phạm Hà, CEO Lux Group, đánh giá.Hiện Việt Nam miễn thị thực đơn phương cho công dân từ 13 quốc gia, miễn thị thực song phương với 9 nước tại Đông Nam Á. So sánh trong khu vực, nhiều nước có chính sách thị thực thông thoáng để tăng tính cạnh tranh trên bản đồ du lịch. Ví dụ Singapore miễn thị thực cho công dân từ 164 quốc gia và vùng lãnh thổ; với Malaysia là 162, Philippines là 157, Thái Lan là 64.Thái Lan điều chỉnh liên tục chính sách visa, mới nhất là miễn visa cho khách Trung Quốc, khách Ấn Độ - hai thị trường lớn của ngành du lịch toàn cầu. Trước đó, nước này cho phép khách du lịch quốc tế lưu trú tới 45 ngày hoặc 90 ngày, xuất nhập cảnh nhiều lần.Trung Quốc, một thị trường lớn của ngành du lịch toàn cầu, gần đây đã có những điều chỉnh về chính sách visa từ tháng 12.2023 để thúc đẩy ngành du lịch.Vương Văn Bân, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết quốc gia này trung bình mỗi ngày đón lượng khách quốc tế từ các quốc gia được miễn thị thực – Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha và Malaysia – tăng 39% trong ba ngày đầu tháng 12 so với ngày cuối cùng của tháng 11.2023.Bên cạnh đó, nhiều quốc gia đang xem xét nới lỏng chính sách thị thực với khách Ấn Độ - thị trường du lịch nước ngoài mới nổi lớn nhất thế giới.Đặc biệt, Thái Lan ghi nhận nhu cầu du lịch bùng nổ sau khi nước này miễn visa cho du khách Ấn Độ. Báo cáo của Agoda cho thấy lượt tìm kiếm về chuyến đi Thái Lan của khách Ấn Độ đã tăng 28% trong tháng 11.2023, so với 10 ngày trước khi Thái Lan công bố chính sách mới. Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin (thứ 4 từ trái, phía trước) chào đón du khách Trung Quốc tại sân bay Suvarnabhumi ở Bangkok, Thái Lan, hồi tháng 9.2023. Ảnh: XinhuaMalaysia và Sri Lanka cũng đang miễn thị thực nhập cảnh cho du khách đến từ Ấn Độ và nhiều quốc gia khác. Ngoài ra, Indonesia và Việt Nam đang cân nhắc khả năng miễn thị thực nhập cảnh cho du khách Ấn Độ.Nishant Pitti, Giám đốc điều hành của người đồng sáng lập nền tảng du lịch trực tuyến EaseMyTrip có trụ sở tại Ấn Độ, cho rằng khó khăn trong việc xin thị thực Schengen để du lịch châu Âu là một phần lý do khiến du khách Ấn Độ ngày càng tìm kiếm những chuyến đi gần hơn.Pitti chia sẻ với Skift: “Việc xin thị thực Schengen có thể khó khăn, tốn thời gian và thời gian xử lý thị thực cũng ảnh hưởng đến kế hoạch du lịch”.Trà MyNguồn: Lao Động Trở về đầu trang Du lịch Việt Nam Visa Chính sách visa 1 Tổng số:50 lượt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10