• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Giá trị lịch sử

Đình Cao Thượng, xã Cao Thượng Tân Yên, thờ phụng Cao Sơn Đại vương, Quý Minh Đại vương và các anh hùng Yên Thế

950
Đình Cao Thượng là một công trình kiến trúc tiêu biểu mang đặc trưng phong cách nghệ thuật của thời Lê thế kỷ XVII. Đình thờ đức thánh Cao Sơn, Quý Minh. Khu đất nơi đình tọa lạc hiện nay thuộc đất xóm Đình hay còn gọi là xóm Ngoài, kề đường liên xã.

Cao Thượng là một làng cổ có lịch sử hình thành từ khá sớm. Làng nằm uốn vòng dọc theo sườn của ngọn núi Yên Ngựa, trước làng là con ngòi Ngân Chử. Xa xưa, làng Cao Thượng thuộc xã Cao Thượng, tổng Mục Sơn, huyện Yên Thế, phủ Lạng Giang.

Trong hệ thống di tích của huyện Tân Yên, đình Cao Thượng là một ngôi đình cổ để đẹp lộng lẫy, lóng lánh nhất. Cũng là nơi chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng trong lịch sử dân tộc. Đặc biệt, là cuộc đấu tranh cường cường, bất khuất của người Anh hùng dân tộc Đề Năm, Đề Thám cùng nghĩa quân cách đây hơn 130 năm.

Đình Cao Thượng là một công trình kiến trúc tiêu biểu mang đặc trưng phong cách nghệ thuật của thời Lê thế kỷ XVII. Đình thờ đức thánh Cao Sơn, Quý Minh. Khu đất nơi đình tọa lạc hiện nay thuộc đất xóm Đình hay còn gọi là xóm Ngoài, kề đường liên xã.

Đình làng Cao Thượng phía sau dựa lưng vào núi, phía trước nhìn ra bến Ngân của con ngòi Ngân Chủ, đưa nước chảy vào sông Thương. Cùng hướng và ở sau đình là chùa Cao Thượng - Ngôi chùa này xưa là chùa trăm gian nổi tiếng sau bị Pháp đốt phá vào năm 1890.

Giữa chùa và đình có một bãi rộng phẳng gọi là Bãi Chợ. Chợ này bị chuyển về nơi khác khi lập phủ Yên Thế. Do có chợ ở đây nên đình Cao Thượng cũng còn gọi là đình Chợ.

Truyền tích kể lại rằng: Vào thời Lê, xã Cao Thượng có hai làng: Làng Đầu Cầu và làng Cao Thượng. Hai làng làm ăn phát đạt đã cùng nhau dựng đình. Người Cao Thượng đã mua gỗ từ Thanh Hoá về làm đình. Gỗ đóng bè ngược sông Thương rồi kéo theo dòng ngòi Ngân Chử về làng. Đến làng Hậu (còn gọi là làng Vường) bên núi Dành thì nước cạn. Dân làng Hậu đô ra giúp dân làng Cao Thượng đưa gỗ về làng.

Từ đó hai làng kết ước với nhau và coi nhau như anh em ruột thịt, gắn bó giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, lúc khó khăn... Khi đã có gỗ, Dân Cao Thượng đón bồn hiệp thợ vùng xuôi lên làm đình.

Đình dựng lên gồm 5 gian 2 dĩ, cao to bề thế nhất vùng Yên Thê Hạ. Bên trong chạm khắc cầu kỳ. tinh tế. đẹp đẽ ít nơi nào theo kịp, xứng danh hai chữ "Cao Thượng".

Tổng thể, đình Cao Thượng được bố cục theo lối kiến trúc hình chữ nhị gồm toà đại đình 5 gian 2 dĩ ở phía trước, hậu cung 3 gian nhỏ song song ở phía sau. Trên mái đình có 4 góc đao cong tạo sự thanh thoát, mềm mại cho ngôi đình. Bên trong, hệ thống khung gỗ được liên kết các vì theo kiểu chồng rường giá chiêng, thượng tam hạ tứ.

Các mảng điêu khắc của đình đều tập trung vào các đầu bẩy với những mảng đề tài hết sức phong phú, đa dạng. Ngoài đề tài chính là rồng, ở các mảng điêu khắc khác đều có hình hổ, voi, tứ linh... Đặc biệt hình tượng người đàn ông chiếm ưu thế trong các bức chạm khắc ở đình. Nghệ thuật chạm khắc, trang trí ở đây thật cầu kỳ tinh xảo thể hiện tài năng tuyệt đỉnh của người nghệ nhân dân gian xưa.

Bên cạnh những giá trị về mặt kiến trúc nghệ thuật, đình Cao Thượng là nơi lưu dấu nhiều giá trị dân gian, đặc biệt là phiên chợ âm dương duy nhất trong vùng. Hàng năm. ở đình mở chợ âm dương vào ngày mồng 2 tết âm lịch. Lại có tục tế lợn đen việc phụng thờ thành hoàng được biểu dương vào hai kỳ hội lệ 12, 13, 14 tháng giêng.

Trong mấy ngày đó cả làng Đầu Cầu và Cao Thượng đến mở hội suốt ba ngày. Rước thánh từ đình Chanh và đình Trên về đình Chợ (đình Cao Thượng) tổ chức tế lễ thành hoàng. Lỗ tế rất long trọng; trong cuộc tế lễ thành hoàng có hát ca trù thò thánh. Trong ba ngày hội tổ chức các trò vui: Đánh vật, cò. bắt phỗng (nhảy phỗng), hát tuồng, hát chèo...

Đình Cao Thượng cũng là nơi chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng trong lịch sử dân tộc. Đặc biệt trong thời gian có phong trào khởi nghĩa Yên Thế. Trên núi Yên Ngựa, Đề Thám lập căn cứ chống giặc Pháp.

Trong năm 1890, thực dân Pháp dò biết ở núi Yên Ngựa có quân của cụ Đề nên đã tổ chức lực lượng tấn công đánh nghĩa quân. Chúng tổ chức một đạo quân lớn gần 700 súng trường và 5 cỗ trọng pháo do tướng Gô-đanh chỉ huy. Mục tiêu cuộc tấn công là chiếm Cao Thượng-một vị trí tiền tiêu của nghĩa quân, trước đây một đơn vị lính khố xanh đã tấn công nhưng thất bại.

Ngày 6 tháng 11, địch tập trung hai cánh quân đánh vào Cao Thượng, còn một cánh khác do đại úy Tê-ta (Testart) chỉ huy càn quét dọc đường Luộc Hạ đi Bố Hạ. Nghĩa quân đã kịp thời biết được kế hoạch của địch nên để một bộ phận nhỏ kiềm chế hai phần ba lực lượng địch ở Cao Thượng, còn đại bộ phận phục kích dọc đường cái lớn để bao vây tiêu diệt cánh quân Tê-ta.Tại Cao Thượng, tuy lực lượng ít nhưng nghĩa quân biết dựa vào địa hình địa vật thuận lợi.

Chiến sự diễn ra rất ác liệt từ 7giờ 30 sáng đến 3 giờ 30 chiều. Địch phải bắn tới 197 phát đại bác, có 20 tên vừa chết vừa bị thương mới chiếm được Cao Thượng, lúc này chỉ còn cột nhà cháy dở. Trong khi địch bị giam chân ở Cao Thượng như vậy thì trên đường Luộc Hạ đi Bố Hạ, nghĩa quân đã bao vây chặt cánh quân của đại úy Tê-ta trên các ngọn đồi (núi Yên Ngựa) gần làng Luộc Hạ. Suốt ba ngày địch loanh quanh trên các ngọn đồi (núi Yên Ngựa) lo chống trả các đợt xung phong gan dạ của nghĩa quân.

Mãi đến sáng ngày 9 tháng 11, sau khi địch làm chủ được Cao Thượng và kéo lên giải vây, nghĩa quân mới chịu rút một cách an toàn. Vì vậy, khi quân Pháp vào được Cao Thượng thì thấy nơi đây chỉ còn trận địa không. Điên cuồng, chúng đốt phá đình, chùa và núi Yên Ngựa. Vì thế, ngôi chùa trăm gian của làng đã bị tiêu huỷ.

Ngôi đình Cao Thượng được nhân dân kịp thời đổ ra cứu được nên không bị cháy. Song đình còn nhiều vết đạn găm trên cột cái, xà, kẻ … là chứng tích nêu rõ tội ác của quân Pháp. Sau này, khi cuộc hoà hoãn lần thứ hai giữa Đề Thám và quân Pháp (1897-1909), Đề Thám đã giúp dân Cao Thượng tu sửa lại đình và dựng ngôi chùa.

Những khi có hội lệ lớn tại đình chùa, Đề Thám cùng nghĩa quân đều về tham dự góp vui. Ngày nay tuy nhiều trò chơi dân gian trong lễ hội xưa không còn được tổ chức nữa và quy mô lễ hội cũng thu hẹp song lễ hội đình làng Cao Thượng vẫn là một lễ hội lớn mang đậm những nét văn hoá truyền thống.

Trải mấy trăm năm đình Cao Thượng vẫn còn gần như nguyên mẫu. Với ý nghĩa là một di tích cổ còn bảo lưu nhiều nét kiến trúc nghệ thuật đặc sắc của thời Lê (thế kỷ XVII), đồng thời là một địa điểm quan trọng liên quan đến cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo (cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX), đình Cao Thượng trở thành một trong 23 điểm di tích tiêu biểu của tỉnh Bắc Giang vinh dự được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 10/5/2012công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.

Thanh Tâm

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
   
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

  Nguồn: Landmark

Trở về đầu trang
   Đình Cao Thương
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Khoai lang nướng - thức quà vặt người Nhật mê mẩn 3
  • Khám phá món ngon, cảnh đẹp của mảnh đất cố đô Ninh Bình 24
  • Bún đỏ ở Hà Nội 3
  • Món mì xào nên ăn khi đến Malaysia 3
  • Thảo nguyên Đồng Lâm 'thay áo mới' mùa nước nổi, đẹp như cổ tích 23
  • Check-in mùa lúa chín 'Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An' 20
  • Hai ngày thăm Tam Cốc - Bích Động mùa lúa chín 6
  • Vẻ đẹp nên thơ của rừng hoa bằng lăng ven biển Ninh Thuận 29
  • Ngôi nhà đặc biệt nằm giữa lưng chừng vực thẳm, view hướng thẳng ra biển ở Quy Nhơn 36
  • Độc đáo ngôi nhà làm từ hơn 2 tấn trà Shan Tuyết cổ thụ ở Hà Giang 15
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Chụp ảnh hoa phượng ở Hà Nội

    Thôn Trường Yên, thuộc huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội, một địa điểm check in thú vị...

    454
  • Khám phá top 10 món ăn đặc sản Điện Biên bạn chưa...

    Điện biên là một tỉnh thuộc Tây Bắc, nơi đây thu hút du khách với khu di tích chiến...

    397
  • Di tích lịch sử văn hóa quốc gia ở Phú Thọ có...

    Di tích lịch sử văn hóa quốc gia đình làng Do Nghĩa (xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú...

    326
  • Chụp ảnh hoa phượng ở Hải Phòng

    Được mệnh danh là “thành phố hoa phượng đỏ” nhờ bài hát cùng tên, Hải Phòng những ngày...

    280
  • Chụp ảnh hoa phượng ở Sài Gòn

    Tháng 5 được ví von là tháng của học sinh, tháng của những tà áo dài trắng. Hình ảnh...

    273

- Trang thông tin du lịch
- Email: contact@didulich.net
 

© 2022 Trang thông tin du lịch