• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Tết Việt Nam

Phong tục gói bánh chưng - nét văn hóa truyền thống của người Việt

Mỗi khi Tết đến xuân về, người người, nhà nhà sum họp quây quần bên bếp lửa, trông nồi bánh chưng chờ thời khắc giao thừa. Truyền thống gói bánh chưng ngày tết không bị mai một trong xã hội hiện đại, mà vẫn được nhiều người dân lưu giữ như một nét văn hóa ý nghĩa...

 Phụ nữ thành phố Bắc Kạn gói bánh chưng chuẩn bị cho ngày Tết

Theo quan niệm xưa trong dịp đón Tết cổ truyền, bánh chưng mang ý nghĩa trời đất giao hòa, chứa đựng ước mơ của mọi người về một năm mới sung túc, an lành, hạnh phúc. Bánh chưng cũng gắn với đặc điểm từng vùng miền của người Việt, đối với tỉnh Bắc Kạn bà con thường gói bánh chưng vuông và bánh chưng dài (còn gọi là bánh chưng Tày).

Bánh chưng vuông, bánh chưng dài dưới bàn tay khéo léo của người Bắc Kạn

Bánh chưng được làm từ những nguyên liệu gần gũi với đời sống người nông dân như gạo nếp, thịt lợn, đậu xanh, hành, hạt tiêu, lá dong, lạt giang... Những chiếc lá dong được tước bỏ sống lá, sau đó rửa thật sạch, để ráo và lau khô. Bên trong lớp gạo nếp là đỗ xanh và những miếng thịt lợn ngon. Bánh chưng gói xong sẽ được cho vào nồi luộc từ 12 đến 18 giờ, sau đó vớt ra rửa qua nước sạch, để ráo nước.

 Bà Đoàn Thị Minh Thu, Tổ 10b Đức Xuân, thành phố Bắc Kạn gói bánh chưng Tết

Những chiếc bánh đẹp, dày dặn, vuông thành sắc cạnh được dành riêng để bày bàn thờ cúng ông bà tổ tiên. Đối với người Tày Bắc Kạn, người dân thường gói loại bánh hình trụ dài, bao quanh là lá dong và các đường lạt dài chạy dọc thân bánh. Nhiều phụ nữ Tày thường biết gói bánh chưng, điều này tượng trưng cho sự khéo léo của họ đối với gia đình.

 Bà Ngôn Thị Ngọc, trú tại tổ 3, phường Phùng Chí Kiên, thành phố Bắc Kạn gói bánh chưng Tày cho dịp Tết

Bà Ngôn Thị Ngọc, trú tại tổ 3, phường Phùng Chí Kiên, thành phố Bắc Kạn chia sẻ: “Mỗi dịp Tết đến Xuân về, những đứa trẻ trong gia đình tôi rất háo hức được xem gói và luộc bánh chưng. Đây cũng là dịp gia đình tôi sum vầy, đầm ấm. Trong xã hội hiện đại ngày nay, nhiều trẻ em khi lớn lên không nhớ hình ảnh gói bánh chưng ngày Tết. Vì vậy, hằng năm gia đình tôi đều tổ chức gói bánh, cả loại bánh chưng dài và bánh vuông. Bánh chưng Tết nhà gói còn được tôi dùng làm quà tặng, quà biếu, là món ngày Tết mời khách cùng ăn để lấy may mắn cho năm mới”.

 Trường Mầm non Dương Quang (TP. Bắc Kạn) tổ chức Chương trình "Bé vui hội xuân". Tại đây các bé được trải nghiệm cùng cô giáo gói bánh chưng ngày Tết

Nhịp sống hiện đại tuy có sung túc và bận rộn hơn, nhưng truyền thống văn hóa ẩn sâu trong chiếc bánh chưng và phong tục gói bánh chưng ngày Tết vẫn rất cần trao truyền lại cho các thế hệ mai sau lưu giữ, phát huy nét truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc./.

Bích Ngọc

Báo Bắc Kạn - baobackan.com.vn - Đăng ngày 06/02/2024

Trở về đầu trang
   bánh chưng văn hóa truyền thống Tết Nguyên đán
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Đồng Nai: Trao quyết định công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ giỗ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh
  • Hội Lim (Bắc Ninh) là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
  • Đình Thanh Sơn, thờ phụng Thánh Tam Giang Trương Hống, Trương Hát và Châu Lan Đại vương
  • Nghệ thuật kiến trúc đặc sắc của Đình đá Tiên Phong
  • Xá lợi Đức Phật trở về Ấn Độ sau hành trình tôn trí tại Việt Nam
  • Quảng Ninh: Hạ Long quan tâm tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa
  • Hà Nam: Đình Quan Phố đón nhận Bằng xếp hạng Di tích cấp quốc gia
  • Đình Quan Phố và những nét kiến trúc nghệ thuật độc đáo
  • Đờn ca tài tử và cải lương làm nên sức hút cho du lịch Tiền Giang
  • Xá lợi Đức Phật được tôn trí, an vị tại chùa Quán Thế Âm (Đà Nẵng)
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Long An phát triển du lịch qua di tích lịch sử -...

    Hiện toàn tỉnh Long An có 127 di tích lịch sử - văn hóa (DTLSVH), trong đó, 22 DTLSVH cấp...

    176
  • Chùa Dàn - Trí Quả tự, thờ phụng Đại Thánh Pháp...

    Chùa Dàn, có tên chữ là Trí Quả tự, còn gọi là Chùa Dàn Phương Quan hay Chùa Dàn Câu là...

    134
  • Hải Dương: Phường rối nước Thanh Hải được công...

    Nghệ thuật múa rối nước Thanh Hải (Thanh Hà, Hải Dương) có lịch sử hơn 300 năm.

    129
  • Quảng Nam: Tây Giang hướng đến phát triển du lịch...

    Với thế mạnh điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu mát mẻ, độ che phủ rừng tự nhiên, giá trị bản...

    124
  • Hội Lim (Bắc Ninh) là di sản văn hóa phi vật thể...

    Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng ký Quyết định số 1744 ngày 10/6/2025 về việc công bố...

    107

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch